Powered by Techcity

Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số


Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là một trong những yếu tố then chốt giúp người nông dân tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản và gia tăng lợi nhuận. Với vai trò là cầu nối để người nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số trong nông nghiệp, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ nông dân kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm, từ đó nhằm trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về chuyển đổi số để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy. Ông Bùi Xuân Sử, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên cho biết: Tham gia lớp tập huấn về chuyển đổi số, hội viên nông dân được nghe về lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số; cách tạo tài khoản mua, bán hàng; quy trình xử lý đơn hàng, thanh toán, xử lý khiếu nại… Qua đó, chúng tôi nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản để đưa thông tin sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, lên các trang mạng xã hội zalo, facebook để bán hàng. Vận dụng chuyển đổi số giúp nông dân tiếp cận với phương thức kinh doanh mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập.

Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên ở xã Ngọc Thanh (Kim Động) xây dựng nhà màng, sử dụng tưới nước, bón phân tự động, bán tự động trong bồn hoa công nghệ cao
Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên ở xã Ngọc Thanh (Kim Động) xây dựng nhà màng, sử dụng tưới nước, bón phân tự động, bán tự động trong bồn hoa công nghệ cao

Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tỉnh phối hợp triển khai rà soát, thu thập thông tin của hàng chục nghìn hộ sản xuất nông nghiệp để cập nhật, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử và hệ thống điểm bán hàng của 2 đơn vị. Các cấp hội tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ nông dân xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới như: Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp với dịch vụ…; hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng các mô hình nông dân khởi nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã… tạo nên chuỗi giá trị, dần dần hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản.

Với sự hỗ trợ của các cấp hội cùng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, nhiều hội viên nông dân trong tỉnh đã đầu tư phương tiện, máy móc và ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp như: Sử dụng camera theo dõi vườn cây, chuồng trại; ứng dụng công nghệ trong vận hành hệ thống tưới nước, bón phân; tham gia một số trang mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, bán nông sản…  Tiêu biểu như: mô hình tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh đã góp phần nâng cao hiệu quả trồng dưa lưới tại Hợp tác xã sản xuất, cung ứng rau quả và cây dược liệu An Thịnh Phát (Phù Cừ); mô hình trang trại chăn nuôi lợn lắp đặt hệ thống camera giám sát từ xa toàn bộ chuồng trại của anh Nguyễn Văn Chiến, xã Minh Tân (Phù Cừ). Anh Chiến chia sẻ: Khi sử dụng hệ thống camera giám sát chuồng trại, bất kể thời gian nào, người chăn nuôi cũng có thể quan sát mọi hoạt động của đàn vật nuôi, từ đó kịp thời phát hiện, xử lý khi xảy ra sự cố, nhất là đối với những con lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh để đưa ra cách ly… 

Đối với vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Liên ở xã Ngọc Thanh (Kim Động) đã xây dựng được mô hình trồng hoa công nghệ cao. Chị Liên cho biết: Với khu nhà màng hiện đại được đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng công nghệ tưới nhỏ giọt, phân bón được hòa lẫn vào nước nên người trồng chủ động được chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây. Từ đó giúp cây ra hoa theo ý muốn và cho hoa nở một cách đồng đều, ngăn được côn trùng xâm nhập nên giảm được chi phí sản xuất. Sản phẩm sau khi thu hoạch bảo đảm an toàn đối với người sử dụng.

Từ việc tích cực thực hiện chuyển đổi số, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi của hội viên nông dân đã được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao với năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn với người tiêu dùng. Các nông sản của tỉnh được giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ rộng rãi, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển.


Hồng Ngọc





Nguồn: https://baohungyen.vn/ho-tro-nong-dan-chuyen-doi-so-3175167.html

Cùng chủ đề

Bài 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Con người Việt Nam là...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp và làm việc với Tập đoàn The Trump Organization về hợp tác đầu tư

Ngày 16/9, tại trụ sở Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ). Cùng dự buổi tiếp và làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hưng Yên;...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn làm việc với Tập đoàn The Trump Organization về hợp tác đầu tư

Ngày 16/9, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ), theo đề xuất từ Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Bài 2: Kịp thời động viên, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ

Hậu quả của bão số 3 và ngập lụt do nước từ thượng nguồn đổ về đã gây nhiều thiệt hại cho Nhân dân trong tỉnh. Cùng với công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, công tác cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng đã và đang được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đội thiện nguyện trong và ngoài tỉnh thực hiện trên tinh thần: “Đảng...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Cùng tác giả

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không liên quan đến thông tin phát hành 34.900 trái phiếu mã PDACB2425001 ngày 12-9-2024 vừa qua.Theo vị...

Bài 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Con người Việt Nam là...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp và làm việc với Tập đoàn The Trump Organization về hợp tác đầu tư

Ngày 16/9, tại trụ sở Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ). Cùng dự buổi tiếp và làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hưng Yên;...

Cùng chuyên mục

Bài 2: Kịp thời động viên, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ

Hậu quả của bão số 3 và ngập lụt do nước từ thượng nguồn đổ về đã gây nhiều thiệt hại cho Nhân dân trong tỉnh. Cùng với công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, công tác cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng đã và đang được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đội thiện nguyện trong và ngoài tỉnh thực hiện trên tinh thần: “Đảng...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Đoàn kết, vững vàng vượt qua bão lũ

Những ngày vừa qua, thiên tai bão lũ dồn dập, sau siêu bão YAGI tiếp tục là mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong tỉnh. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy; sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh cùng sự chung sức, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm

Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương của tỉnh tập trung phối hợp với đơn vị đẩy nhanh tiến độ các bước trong quá trình đầu tư, thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn để các dự án của tỉnh triển khai theo đúng tiến độ. Đến nay, nhiều công trình, dự án quan trọng có vai trò động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh...

Toàn tỉnh vận hành 118 trạm bơm tiêu úng

Do ảnh hưởng của lũ trên sông Hồng, sông Luộc lên cao sau cơn bão số 3, đến ngày 12/9, toàn tỉnh chỉ hoạt động bơm tiêu tại 5 trạm bơm gồm: Liên Nghĩa, Nghi Xuyên, Bảo Khê, Mai Xá và La Tiến.  Từ ngày 13/9, nước trên các sông Hồng, sông Luộc rút xuống thấp, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai vận hành các trạm bơm tiêu trong toàn...

Rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Hồng tại Hưng Yên

Lúc 11 giờ ngày 14/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 5,49m (dưới báo động 1 là 1cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 12 giờ ngày 14/9/2024.  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên; các sở,...

Rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Luộc tại...

Lúc 20 giờ ngày 13/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 6,28m (dưới báo động 2 là 2cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 21 giờ ngày 13/9/2024. Mực nước trên sông Luộc hồi 20 giờ ngày 13/9/2024 tại Trạm thủy văn La Tiến là 4m (dưới báo động 1 là 20cm), Ban Chỉ huy PCTT và...

Rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc

Ngày 13/9/2024, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh ban hành Công điện số 06/CĐ-BCHPCTT và Công điện số 07/CĐ-BCHPCTT về việc rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 8 giờ ngày 13/9/2024 và rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 8 giờ ngày 13/9/2024. Nội dung các công điện như sau: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh...

Mực nước trên sông Hồng đã giảm xuống dưới báo động 3, trên sông Luộc giảm xuống dưới báo động 2

Đến 7 giờ sáng nay 13/9, mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn Hưng Yên là 6,92m, dưới báo động 3 là 8cm, giảm hơn so với thời điểm mực nước sông Hồng cao nhất là 58cm. Mực nước trên sông Luộc đo được tại Trạm thủy văn La Tiến là 4,35m, dưới báo động 2 là 65cm, thấp hơn mực nước tại thời điểm nước lên cao nhất là 75cm. Công tác ứng trực, canh gác đê...

Căng mình khắc phục thiệt hại do bão, lũ, ngập úng

Theo báo cáo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, lúc 12 giờ ngày 12/9, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hưng Yên ở mức 7,45m, tuy đã giảm 5cm so với lúc 4 giờ cùng ngày nhưng vẫn trên báo động III là 45cm; mực nước sông Luộc tại trạm thủy văn La Tiến ở mức 4,7m, giảm 40cm so với 15 giờ ngày 11/9, bằng mức báo động II. Tuy nhiên, đến 16 giờ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất