Powered by Techcity

Góp sức cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi

Báo Việt Nam độc lập do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, là cơ quan truyên truyền của Việt Minh trong các tỉnh Khu giải phóng Việt Bắc. Trong quá trình chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, cùng với các tờ báo lớn của Ðảng (Cờ giải phóng, Cứu quốc…), báo Việt Nam độc lập đã góp thêm “gió” để thổi bùng ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc đến Tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

 

Báo Việt Nam Độc Lập, số 101, ra ngày 1/8/1941. (Nguồn ảnh: baotanglichsu.vn)
Báo Việt Nam Độc Lập, số 101, ra ngày 1/8/1941. (Nguồn ảnh: baotanglichsu.vn)
  1. Phát hành bí mật, bền bỉ đón thời cơ

Năm 1940, tình hình chính trị thế giới và Ðông Dương chuyển biến nhanh chóng. Chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng. Ở châu Âu, tháng 6/1940, Ðức đã chiếm được Paris. Ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản mở rộng chiến tranh, đánh chiếm các thuộc địa của những nước thực dân cũ. Tháng 9/1940 quân Nhật tràn vào Ðông Dương. Ở Việt Nam, những cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ðô Lương bùng nổ “như những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”.

Với sự nhạy cảm chính trị hiếm có và dựa trên kinh nghiệm hoạt động cách mạng của mình, trước nguy cơ chiến tranh thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy cơ hội giải phóng của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1938, Người từng bước tìm đường trở lại Tổ quốc. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về tới Cao Bằng, trực tiếp cùng Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã đưa ra nhiều quyết sách chiến lược quan trọng với cách mạng Việt Nam: Ðặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Ðảng và của nhân dân trong giai đoạn mới. Hội nghị cũng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng.

Sau hội nghị, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Việt Nam độc lập làm vũ khí tuyên truyền cho đông đảo quần chúng vùng căn cứ địa cách mạng. Từ ngày 1/8/1941, khi ra mắt số đầu tiên (số 101), báo Việt Nam độc lập là “cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng”.

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Việt Nam độc lập làm vũ khí tuyên truyền cho đông đảo quần chúng vùng căn cứ địa cách mạng. Từ ngày 1/8/1941, khi ra mắt số đầu tiên (số 101), báo Việt Nam độc lập là “cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng”.

Những năm sau đó, khu căn cứ địa mở rộng, Việt Nam độc lập trở thành cơ quan của Liên tỉnh hội Việt Minh Cao Bằng-Bắc Cạn (từ số 130 đến số 186), rồi trở thành tờ báo của Việt Minh ba tỉnh Cao-Bắc-Lạng (từ số 187 đến số 235). Ðây là tờ báo cách mạng có thời gian phát hành bí mật lâu nhất, số báo phát hành bí mật lớn nhất(1). Báo Việt Nam độc lập đã thể hiện đậm nét tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền cổ động, huấn luyện, tổ chức nhân dân đoàn kết để tiến lên đón thời cơ giải phóng dân tộc. Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, báo còn tiếp tục xuất bản thêm 8 số nữa (từ số 228, ngày 20/9/1945 đến số 235, ngày 15/12/1945). Số báo cuối cùng là số đặc biệt về Tổng tuyển cử.

Làm cho “Việt Nam độc lập”

Trang 1, số đầu tiên (101), báo Việt Nam độc lập nêu rõ mục đích: “Báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”(2).

Báo kêu gọi toàn dân đoàn kết, kêu gọi, cổ động mọi tầng lớp nhân dân từ phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi đến binh sĩ, hào lý, trí thức… tham gia Việt Minh. Báo tố cáo tội ác của phát-xít Nhật, thực dân Pháp đàn áp, bóc lột dân ta. Báo hướng dẫn đồng bào giữ bí mật, tham gia luyện tập quân sự, bảo vệ cơ quan, chống khủng bố, phòng địch càn phá.

Mặc dù chỉ in trên khổ giấy 20×30 cm, mỗi tháng ra ba kỳ, mỗi kỳ hai trang, nhưng nội dung của báo khá phong phú, toàn diện. Báo có xã luận phổ biến chủ trương, đường lối của Việt Minh, có Vườn văn đăng các bài thơ ca cổ động đoàn kết, cổ động tinh thần đấu tranh.

Qua các mục Tin trong nước, Tin thế giới, nhân dân có được tầm nhìn rộng rãi, ý thức chính trị được nâng cao. Báo tích cực cổ động, xây dựng đời sống mới trong những vùng tự do, biểu dương những gương người tốt việc tốt, cảm ơn những cá nhân và đoàn thể đã ủng hộ báo…Các trang báo phản ánh nhiều mặt phong trào cách mạng ở vùng căn cứ địa Việt Bắc trong giai đoạn từ cuối năm 1941 đến năm 1945.

Trong hơn bốn năm, báo Việt Nam độc lập là công cụ hiệu quả để nâng cao dần trình độ giác ngộ cách mạng của quần chúng; hướng dẫn, huấn luyện quần chúng tham gia công tác cách mạng ngày càng tích cực hơn. Ðặc biệt trên hai số báo 219, 220 ra ngày 10/6/1945 và ngày 20/6/1945, báo đã đăng bài Một cái tệ phải bỏ! và bài Chống cái tệ quan cách mạng. Những căn bệnh quan liêu, tham ô, tham nhũng, coi thường dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng phát hiện, đấu tranh từ khi mới manh nha xuất hiện.

Các bài trên Việt Nam độc lập thường ngắn gọn, có phong cách giản dị, câu từ gần gũi, dễ hiểu, đặc biệt là với đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số. Báo Việt Nam độc lập mở ra loại hình báo chí của các tổ chức quần chúng, hướng đến đối tượng độc giả là quần chúng đông đảo trong các Hội Cứu quốc là thành viên của Mặt trận Việt Minh (nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ…) bên cạnh hệ thống báo chí của các tổ chức đảng.

Người đọc có thể thấy rõ những chủ trương, đường lối của Việt Minh được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào các dân tộc. Trước những biến động lớn của tình hình như Nhật đảo chính Pháp, Ðức bại trận, Nhật bại trận…, báo đều kịp thời đưa tin, nhanh chóng bình luận và nêu rõ những việc cần làm của ta.

Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập, là “linh hồn” của báo Việt Nam độc lập. Người vừa là “Tổng biên tập”, vừa là tác giả viết nhiều bài nhất trên báo, nhiều khi kiêm cả họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền cổ động và minh họa, có lúc tham gia vào việc in báo. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo báo Việt Nam độc lập từ khi báo ra đời (tháng 8/1941) đến tháng 8/1942 – khi Người đi Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong 14 tháng sau đó.

Khi thời cơ Tổng khởi nghĩa đến, báo Việt Nam độc lập khẩn thiết kêu gọi: “Giờ khởi nghĩa đã đến… Bao nhiêu chờ đợi! Ngày giải phóng của 25 triệu đồng bào đã tới! Tiếng súng giết giặc cứu nước đã vang lừng khắp nơi… Hỡi hết thảy Ðồng bào! Hỡi những ai biết yêu nước thương nòi! Hãy mau hưởng ứng Việt Minh dưới ngọn cờ đỏ chỉ đạo sao vàng năm cánh mau đứng lên Cướp chính quyền thành lập một Chính Phủ Lâm Thời Nhân Dân hết sức rộng rãi trên nền tự do Tân dân chủ. Lúc này ai còn do dự là đắc tội với quốc dân. Chúng ta phải tự quyết định sự giải phóng của chúng ta”(3).

Dấu ấn của “Tổng biên tập” đặc biệt

Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập, là “linh hồn” của báo Việt Nam độc lập. Người vừa là “Tổng biên tập”, vừa là tác giả viết nhiều bài nhất trên báo, nhiều khi kiêm cả họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền cổ động và minh họa, có lúc tham gia vào việc in báo. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo báo Việt Nam độc lập từ khi báo ra đời (tháng 8/1941) đến tháng 8/1942 – khi Người đi Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong 14 tháng sau đó.

Với Việt Nam độc lập, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển từ văn phong làm báo lý luận có tính chuyên nghiệp sang văn phong giản dị, thích hợp với đối tượng tuyên truyền mới là đông đảo quần chúng. Từ khi chưa về nước, Người đã nhạy bén suy nghĩ về điều này.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: Trong lớp huấn luyện cán bộ ở Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), gần biên giới Việt Nam, trước khi Bác Hồ về nước (tháng 1/1941): Bác bảo “Báo của các chú có gửi về nhưng mình không xem hết, mà ở đây cũng không mấy ai xem. Báo của các chú văn hay, chữ nhiều, nhưng khó đọc, và có đọc được cũng không mấy ai hiểu”(4).

Văn phong giản dị phù hợp với đối tượng tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc khi làm báo Việt Nam độc lập năm xưa vẫn được những người làm báo hôm nay trân trọng học tập và làm theo.
——————-
(1) Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã sưu tập và lưu trữ được phần lớn các số báo Việt Nam độc lập (chỉ thiếu 15 số) và 3 số Việt Nam độc lập họa bản. Toàn bộ các số báo sưu tầm đã được xuất bản lại năm 2000.(2) Bảo tàng Cách mạng: Báo Việt Nam độc lập 1941-1945 – Nxb Lao động, Hà Nội, 2000, tr. 9

(3) Báo Việt Nam độc lập số 226, ngày 20/8/1945 – Báo Việt Nam độc lập 1941-1945 – Sđd, tr.554-555.
(4) Nguyễn Thành: Hoạt động báo chí của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp – Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.123.

 


Báo nhân dân



Nguồn

Cùng chủ đề

Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025

Ngày 24/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành Thông báo số 445/TB-UBND lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025 như sau: 1. Thời gian, địa điểm, thành phần: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm tuần thứ tư hằng tháng, nếu trùng vào ngày...

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Ngày 23/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 3030-CV/TU về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nội dung như sau: Sau 03 năm, việc thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân...

Lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân năm 2025 và phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu...

Ngày 20/12, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3766/UBND-KT1 về việc lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân năm 2025 và phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Nội dung như sau: Thực hiện Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Thông báo số 9193/TB-BNN-TL ngày 04/12/2024 của Bộ Nông...

Thu hút đầu tư lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản

Đến cuối tháng 12/2024, toàn tỉnh có gần 15,4 nghìn héc-ta trồng cây ăn quả, trong đó, diện tích trồng nhãn gần 5 nghìn héc-ta, sản lượng đạt 40-45 nghìn tấn/năm; diện tích trồng vải hơn 1,3 nghìn héc-ta, sản lượng đạt trung bình 17 nghìn tấn/năm; diện tích trồng chuối có hơn 2,5 nghìn héc-ta, sản lượng gần 50-70 nghìn tấn/năm; trồng cam có hơn 1,7 nghìn héc-ta, sản lượng 27 nghìn tấn/năm; trồng bưởi có hơn 2,1...

Lễ trao giải thưởng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hưng Yên năm 2024

Ngày 26/12, tại Trường quay S10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên tổ chức lễ trao giải thưởng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Hồng Vận, Ủy viên...

Cùng tác giả

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) đã tổ chức Tọa đàm “Doanh nhân nữ và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong kinh doanh bền vững của doanh nghiệp”...

Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025

Ngày 24/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành Thông báo số 445/TB-UBND lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025 như sau: 1. Thời gian, địa điểm, thành phần: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm tuần thứ tư hằng tháng, nếu trùng vào ngày...

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Ngày 23/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 3030-CV/TU về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nội dung như sau: Sau 03 năm, việc thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân...

Lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân năm 2025 và phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu...

Ngày 20/12, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3766/UBND-KT1 về việc lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân năm 2025 và phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Nội dung như sau: Thực hiện Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Thông báo số 9193/TB-BNN-TL ngày 04/12/2024 của Bộ Nông...

Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏeTình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngày 26/12, ô nhiễm không khí tiếp tục tại các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, ô nhiễm chủ yếu ở...

Cùng chuyên mục

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) đã tổ chức Tọa đàm “Doanh nhân nữ và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong kinh doanh bền vững của doanh nghiệp”...

Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025

Ngày 24/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành Thông báo số 445/TB-UBND lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025 như sau: 1. Thời gian, địa điểm, thành phần: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm tuần thứ tư hằng tháng, nếu trùng vào ngày...

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Ngày 23/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 3030-CV/TU về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nội dung như sau: Sau 03 năm, việc thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân...

Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏeTình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngày 26/12, ô nhiễm không khí tiếp tục tại các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, ô nhiễm chủ yếu ở...

Lễ trao giải thưởng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hưng Yên năm 2024

Ngày 26/12, tại Trường quay S10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên tổ chức lễ trao giải thưởng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Hồng Vận, Ủy viên...

Biến động trái chiều ở ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận quay đầu giảm tại một số tỉnh thành như Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang cùng giảm 1.000 đồng/kg, có mức giá 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 26/12/2024: Tăng/giảm trái chiều ở ba miền. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh thành...

Chưa đến Tết, quýt ‘bình hút lộc’ khổng lồ giá chục triệu đồng đã cháy hàng

TPO – Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất tỵ nhưng cây quýt tạo hình “bình hút lộc” với giá hàng chục triệu đồng đã được các nhà vườn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) bán hết. 26/12/2024 | 06:30 TPO – Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, nhiều người học giỏi, đỗ cao, làm quan to dưới thời Hậu Lê; ông là con út trong gia đình có bảy người con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi thức cấp Nhà nước

Ghi nhận những thành tích, cống hiến của Đại tướng Nguyễn Quyết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất