Powered by Techcity

Gìn giữ nghệ thuật văn hóa truyền thống


Trong tâm thức văn hóa dân gian, sự phồn thịnh của Hưng Yên được so sánh với kinh đô Thăng Long “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Đây là mảnh đất nhân khang, vật thịnh, tập trung nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc. Đặc biệt là những làn điệu nghệ thuật truyền thống cứ ngày đêm ngân vang, lúc đầy, lúc vơi như tâm tình kể chuyện, là niềm tự hào cũng như đặt ra trách nhiệm cho các cấp, ngành, các địa phương trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa quý báu đó. 

Một lớp truyền dạy nghệ thuật hát ca trù tại xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên)
Một lớp truyền dạy nghệ thuật hát ca trù tại xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên)

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 128 đơn vị ca dao, tục ngữ, hò, vè, sự tích, thơ ca; 111 loại hình tri thức dân gian; 6 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu biểu có thể kể đến là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hát trống quân được bảo tồn, lưu giữ và đang phát triển ở nhiều xã trong tỉnh như: Dạ Trạch, An Vĩ, Hàm Tử (Khoái Châu); Tân Tiến, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc (Văn Giang); Đồng Than (Yên Mỹ); Bãi Sậy, Hoàng Hoa Thám (Ân Thi)… Để lời hát xưa không bị mất đi, năm 1993, câu lạc bộ (CLB) Trống quân Dạ Trạch (Khoái Châu) được thành lập với 8 thành viên ban đầu. Đến nay, sau hơn 30 năm duy trì hoạt động, CLB có 30 thành viên, tổ chức sinh hoạt đều đặn và tham gia nhiều buổi biểu diễn, các chương trình văn hóa, văn nghệ trong và ngoài tỉnh, đem về những tấm huy chương danh giá cho làn điệu trống quân. Các nghệ nhân trong CLB còn nhiệt tình truyền lại cho lớp trẻ cách hát trống quân thông qua các buổi học ngoại khóa tại trường học và các lớp bồi dưỡng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thanh Xuyên, thành viên CLB Trống quân Dạ Trạch cho biết: Từ năm 2023 đến nay, tôi đã tham gia truyền dạy cho hơn 300 học viên hát trống quân. Mong muốn của tôi là ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ yêu thích, biết đến hát trống quân, để loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này không chỉ là niềm tự hào của người dân Hưng Yên mà sẽ mãi được ngân lên và vang xa theo mạch nguồn văn hóa dân tộc.

Trong những năm qua, huyện Kim Động là địa phương gìn giữ, khôi phục được nhiều loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống như: Chèo, hát chầu văn, xẩm và các trò chơi, trò diễn dân gian khác. Để bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống đó, huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa gắn với phát triển du lịch huyện Kim Động giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, huyện đẩy mạnh công tác sưu tầm, phục hồi các làn điệu dân ca, dân vũ trong Nhân dân để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các CLB văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm; tích cực truyền dạy cho con em tại địa phương nhằm kế thừa di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó, huyện tăng cường tổ chức các hoạt động như: Liên hoan ca múa nhạc dân gian, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, liên hoan các CLB nghệ thuật… Hiện nay, toàn huyện đang duy trì hoạt động 99 tổ, đội, CLB nghệ thuật, trong đó có 30 CLB hát chèo.

Một cảnh trong vở chèo “Tướng quân Phạm Ngũ Lão” do các nghệ sĩ Nhà hát chèo Hưng Yên biểu diễn
Một cảnh trong vở chèo “Tướng quân Phạm Ngũ Lão” do các nghệ sĩ Nhà hát chèo Hưng Yên biểu diễn

Nhiều địa phương khác trong tỉnh như: Văn Giang, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ… đã và đang gìn giữ được đa dạng các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng đến các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn dân gian. Đồng chí Đào Mạnh Huân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống được kết tinh trong quá trình sinh hoạt, lao động, sản xuất của Nhân dân. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ và ngày càng khẳng định vai trò là sợi dây gắn kết cộng đồng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân. Chính vì vậy, thời gian qua, các cấp, ngành, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực, chủ động tham mưu với UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, chương trình hành động để các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống được lan tỏa trong cộng đồng như: Kế hoạch bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hát Ca trù và hát Trống quân giai đoạn 2014 – 2020; làm hồ sơ xét tặng nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú và hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận các loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật của tỉnh, các CLB văn hóa, nghệ thuật ở các địa phương tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, dàn dựng nhiều tiết mục, chương trình nghệ thuật để tham dự các hội thi, hội diễn, liên hoan sân khấu. Đồng thời gắn việc gìn giữ nghệ thuật văn hóa truyền thống với phát triển du lịch. Từ đó, tạo ra “sân chơi”, “đất diễn” để những người nắm giữ di sản, các nghệ nhân, câu lạc bộ có điều kiện được thực hành, biểu diễn các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống. Đến nay, toàn tỉnh có 1 Nghệ sĩ nhân dân, 3 Nghệ sĩ ưu tú, 1 Nghệ nhân nhân dân, 34 Nghệ nhân ưu tú là những người trực tiếp tham gia sáng tạo, lưu giữ, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc tới các địa phương.

Có thể thấy rằng, Hưng Yên với đa dạng các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống, nếu được gìn giữ và phát huy tốt, không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà còn làm giàu thêm vào kho tàng di sản văn hóa quý báu của dân tộc.

Lê Hiếu





Nguồn: https://baohungyen.vn/gin-giu-nghe-thuat-van-hoa-truyen-thong-3175397.html

Cùng chủ đề

Giữ gìn thương hiệu gà Ðông Tảo

Hưng Yên là mảnh đất mang trong mình nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bên cạnh đó là cả thế giới ẩm thực với nhiều sản vật nổi tiếng như nhãn lồng, bánh răng bừa, tương Bần… Gà Ðông Tảo cũng là thứ đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc đến nơi này. Gà Ðông Tảo hay được gọi với cái tên “gà tiến vua”, xuất xứ từ làng Ðông Tảo, huyện Khoái Châu. Từ xa...

Triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025

Ngày 14/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát...

Nâng hạng chỉ số thương mại điện tử

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2024, chỉ số thương mại điện tử (TMÐT) của tỉnh Hưng Yên xếp thứ 10/58 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia xếp hạng với 27 điểm, tăng 2 bậc và 6,5 điểm so với năm 2023. Ðặc biệt, 3 chỉ số trụ cột gồm: Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; chỉ số giao dịch TMÐT giữa doanh nghiệp với người...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13/1, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội), Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu ở các Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Ban cán...

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xác định gà Đông Tảo là sản phẩm đặc trưng nên trong nhiều năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên đã dành nhiều nguồn lực để quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển giống gà trên. Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm cạnh tuyến đê sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nổi tiếng với nghề chăn nuôi gà chân to, gà tiến vua. Nơi đây đã có nhiều...

Cùng tác giả

Giữ gìn thương hiệu gà Ðông Tảo

Hưng Yên là mảnh đất mang trong mình nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bên cạnh đó là cả thế giới ẩm thực với nhiều sản vật nổi tiếng như nhãn lồng, bánh răng bừa, tương Bần… Gà Ðông Tảo cũng là thứ đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc đến nơi này. Gà Ðông Tảo hay được gọi với cái tên “gà tiến vua”, xuất xứ từ làng Ðông Tảo, huyện Khoái Châu. Từ xa...

ĐH Bách khoa Hà Nội tăng gần 1.000 chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá tư duy

Sáng 15/1, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu, gồm xét tuyển tài năng (20%), xét theo điểm thi đánh giá tư duy (40%), xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%). So với năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm khoảng 10% chỉ tiêu xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT để dành...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệpTại Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Nam Sách, Gia Lộc tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng một số khu, cụm công nghiệp. Giảm 3 cụm công nghiệp tại huyện Cẩm Giàng Là một phần thuộc vùng phía Tây của...

Cùng chuyên mục

Triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025

Ngày 14/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát...

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hướng đi giúp du lịch Hưng Yên bứt phá

Là vùng đất văn hiến, cách mạng, Hưng Yên có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống… Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng cho ngành “công nghiệp không khói”. Tuy...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024 

Tối 12/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có đồng chí Quách Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham gia đêm chung khảo có 18 tiết mục nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy hiện đại đến từ các công đoàn cấp trên trực...

Sức hút chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại Hưng Yên

Chỉ còn ít ngày nữa, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đêm diễn thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Vinhomes Ocean Park 3 (Văn Giang). Đây là một trong những sự kiện âm nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng… khiến người hâm mộ Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung hết sức mong chờ...

Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), ngày 9/12, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh  tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ". Tới dự có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Tại Chương trình...

Chương trình nghệ thuật biểu diễn vở cải lương chính luận “Nợ nước non”

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 7/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao...

VAPA công bố 26 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất năm 2024

Ngày 26/11, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã công bố 26 tác phẩm ảnh đoạt giải Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc năm 2024. Năm nay có 26 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất đạt giải thưởng: 02 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 19 Huy chương Đồng. Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc là giải thưởng cao nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất