Powered by Techcity

Dương Bích Liên của ‘Nghiêm Liên Sáng Phái’: Tài năng nhưng cô độc giữa đời


Bức “Hào” của Dương Bích Liên. (Ảnh tư liệu)

Dương Bích Liên sống cách biệt cùng những khoảng trống mênh mang trong tranh của mình. Ông chọn một đời cô độc, chết cô độc và bảo toàn phẩm giá nghệ thuật của mình trong thầm lặng.

Bức “Hào” của Dương Bích Liên. (Ảnh tư liệu)

Ngày 17/7/2024 tới đây sẽ là mốc tròn 100 ngày sinh danh họa Dương Bích Liên (1924-1988). Dẫu được đặt cùng bộ tứ với Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên có nhiều nét lạ đi ra từ một số phận và tính cách kỳ lạ.

Bức tranh lận đận, “tốn” của Trần Dần 8 trang giấy

Vào thập niên 1970, Dương Bích Liên đã là cái tên tài năng và quen thuộc của giới trí thức Hà Nội. Ông có một bức tranh về đường hào của quân ta trong cuộc kháng chiến. Ông đặt tên là “Hào,” vẽ cuối năm 1972, giữa những ngày Mỹ ném bom dữ dội xuống Thủ đô và vùng ngoại ô.

Trong ký ức của Nguyễn Hào Hải, một trí thức cùng thời và bạn vong niên trẻ tuổi với Dương Bích Liên, khi biết ông đang vẽ “Hào” thì nhà văn Nguyễn Tuân và nhạc sỹ Văn Cao đều hứng thú. Đến lúc xem tranh, hai ông đi cùng đạo diễn Phạm Văn Khoa (Lửa trung tuyến), ai nấy đều trầm trồ trước vóc dáng của “Hào.” Một bức sơn dầu trên toan khổ lớn hiếm thấy: 1,47m x 2m.

Nhà văn Trần Dần cũng được khơi gợi. Xem tranh, ông rút giấy vở ra viết liền 8-9 trang giấy học trò, ghi tiêu đề là “Hào một tột” với ý nói tác phẩm là một đỉnh cao tột độ.

Để hiểu cho đúng thì “Hào” không chỉ lớn về kích thước vật lý, mà nó thực sự mang tầm vóc ở mặt thẩm mỹ nghệ thuật. Họa sỹ Lê Thiết Cương phân tích thông qua khoảng trống trong tranh Dương Bích Liên:

Danh họa Dương Bích Liên. (Ảnh: Đỗ Huy)

Nếu ở những bức nổi bật nhất nhì như “Mùa lúa chín” hay bảo vật Quốc gia “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc,” khoảng trống có tính hiện thực, thì ở “Hào” khoảng trống mới được nghiêng về tính ước lệ. Toàn bộ tranh toát lên sự tĩnh lặng giống như chính cuộc đời Dương Bích Liên. Nhưng theo họa sỹ Lê Thiết Cương, sự tĩnh lặng ấy phải hiểu theo cách nói Văn Cao với đại ý: Bây giờ không còn tiếng nổ lớn, nhưng vẫn còn tiếng rạn vỡ; hay như nhà Phật gọi là: Sự im lặng sấm sét.

“Mùa lúa chín” (trái) và “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” – hai trong cụm tác phẩm được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. (Ảnh Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Tuy nhiên khi đưa tranh vào một cuộc triển lãm bấy giờ, giá trị của “Hào” bỗng trở nên chông chênh. Theo ông Hải Hào, trong ban giám khảo khi đó xuất hiện các ý kiến trái chiều về cách thể hiện người lính: Không thấy người lính hiên ngang giương cao súng, cờ, không thấy những du kích nhảy phắt khỏi chiến hào… mà ngược lại, trông họ lờ mờ, khom khom. Tác phẩm bị cho là “có vấn đề,” bị treo vào một phòng riêng ở Đại học Mỹ thuật để nhiều người tới phê bình, góp ý kiến tiếp.

Đến khi bức tranh được phép trả về thì Dương Bích Liên không tài nào nhờ được ai vì tranh quá lớn. Một hành trình “sang tay” dài của “Hào” bắt đầu. Ban đầu tranh được một nhà sưu tầm ở Hàng Buồm mượn, sau đó Tô Hoài biết và thích tranh nên muốn mua về. Nhưng vì không treo vừa ở đâu, ông lại trao tiếp cho Nguyên Hồng vì thấy bạn thích.

Nhưng Nguyên Hồng đem về quê thì thời tiết ẩm thấp, tranh bị ải ra từng mảng. Ông lại đem tranh trở lại Hà Nội nhờ Dương Bích Liên sửa. Không sửa được, Dương Bích Liên giấu tranh trong nhà kho. Sau đó tranh tiếp tục được trao tay hai người chơi tranh khác ở Hà Nội, rồi suýt thuộc về một tùy viên văn hóa Cuba nhưng không thành. “Hào” tiếp tục được bán ra nước ngoài với giá 15.000 USD. Mãi đến 2015, tranh mới được trở lại với khán giả Hà Nội

Hiện nay, “Hào” thuộc sở hữu của một nhà sưu tầm ở Việt Nam, người này cũng đang sở hữu bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân.

Thầm lặng vẽ, thầm lặng sống

Trong tọa đàm có tên “Dương Bích Liên: Ánh chớp thầm lặng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thực hiện ngày 13/7, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn nhận xét Nghiêm-Liên-Sáng-Phái không chỉ là bộ tứ nối tiếp sau Trí-Vân-Lân-Cẩn, mà đã góp phần tạo nền tảng cho hội họa Việt Nam, góp nhiều dấu ấn đặc trưng vào hội họa Đông Dương bấy giờ.

Dương Bích Liên năm 1983 tại nhà riêng ở 55 Bà Triệu. (Ảnh tư liệu gia đình)

Sau Đổi mới, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã nỗ lực làm triển lãm tranh cho các ông nhưng chỉ riêng Dương Bích Liên không tỏ rõ thái độ. Hai lần phía hội tha thiết mời, Dương Bích Liên chỉ im lặng hoặc cười trừ. Từ đó tới nay, tranh ông còn rất ít và bị phân tán nhiều nơi, hiện cố họa sỹ vẫn chưa có một triển lãm riêng.

Những nỗ lực tổ chức triển lãm khi đó, theo ông Đoàn, chính là để bảo vệ các ông khỏi những đánh giá một chiều, những thiên kiến sai lệch làm tổn thương tới tâm hồn các ông. Ngược lại khi nhìn từ cuộc đời thầm lặng và đơn độc của Dương Bích Liên, ông Đoàn nói: “Bài học Dương Bích Liên để cho hậu thế là sự bảo trọng phẩm cách nghệ thuật của mình trong im lặng, trước những cái nhìn không đúng của thời cuộc.”

Giới yêu mỹ thuật thường nói “Phố Phái, gái Liên” ý chỉ hai trường phái vẽ nổi bật bấy giờ – Bùi Xuân Phái vẽ phố Hà Nội, còn Dương Bích Liên vẽ phụ nữ Hà Thành. Bức nào Dương Bích Liên vẽ cũng chan chứa tình cảm cho đối tượng trong tranh. Trong những bức vẽ nữ giới ấy hẳn chứa đựng cái nhìn trìu mến lắm, như họa sỹ Lương Xuân Đoàn kể về ánh mắt biết ơn, tha thiết mà Dương Bích Liên dành cho một cô người mẫu khi cô giúp đơm cúc áo cho ông.

Dương Bích Liên có tính cách kỳ lạ, khi trưởng thành ông chọn sống đơn độc và thầm lặng trong ngôi nhà ở số 55 Bà Triệu. Trong ký ức của bà Đặng Thị Khuê, nguyên lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông và Bùi Xuân Phái từng đùa nhau về chuyện người có vợ con thì không cô đơn, nhưng người cô đơn thì lại có sự tự do.

Thiếu nữ và hoa cúc trắng (Sơn dầu)

Chân dung cô Yến (sơn dầu)

Cô Mai (sơn dầu)

Dương Bích Liên với nguyên mẫu cô Mai. (Ảnh tư liệu)

Đến cái chết Dương Bích Liên chọn cũng khiến người ta phải trăn trở. Trong 20 ngày cuối đời, ông chọn chết bằng cách nhịn ăn và chỉ uống rượu. Trước khi ra đi, ông chỉ thông báo cho đúng một người bạn thân để nhờ lo hậu sự theo ý nguyện riêng. Ông luôn yêu mến trẻ con và từng muốn trong đám tang không có người lớn, chỉ cần người đưa tiễn là một đứa trẻ ăn mặc đúng điệu. Di nguyện của ông về sau được hiện thực hóa khi những người bạn nghệ sỹ thân thiết làm một bộ phim tái hiện mong muốn ấy. Hiện nay Hội Mỹ thuật vẫn còn giữ một số kỷ vật đặc biệt của ông.

Nhà nghiên cứu Thái Bá Vân từng nhận xét nghệ thuật của Dương Bích Liên là một thế giới sang trọng, miên man trí thức, “và như vậy, nó là một tồn tại trang nghiêm.”

“Ở đây chúng ta nhận ra một nhân cách thẩm mỹ có uy quyền, tự trọng, mà sự yêu thương con người là cuồng nhiệt. Ở đây, tranh chấp và thù hận được từ bỏ. Ở đấy, có sự chinh phục của cuộc sám hối bình an, có cái im lặng cao thượng,” nhà nghiên cứu Thái Bá Vân từng viết.

Dương Bích Liên (17/7/1924 – 12/12/1988) sinh tại Hà Nội nhưng quê quán ở Hưng Yên. Ông lớn lên trong gia đình có cha là quan tri phủ, nhiều người trong họ hàng là trí thức đỗ đạt cao, chí sỹ yêu nước. Ông sống hòa đồng với anh chị em trong nhà, dưới sự dạy dỗ của gia đình và đặc biệt là người bác ruột – Giáo sư Dương Quảng Hàm.

Năm 17 tuổi ông bỏ đi “bụi” với họa sỹ Hoàng Lập Ngôn – một học trò của bác. Ông lên chiếc xe ngựa để “du họa,” định vừa đi vừa vẽ từ Bắc tới Nam thì bị lính của quan phủ truy tìm và áp giải về. Sau đó ông thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Dương Bích Liên sinh đúng 1 năm trước khi trường này chính thức đi vào hoạt động, và là khóa học trò cuối cùng của trường.

Họa sĩ Dương Bích Liên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật năm 2000.

https://www.vietnamplus.vn/duong-bich-lien-cua-nghiem-lien-sang-phai-tai-nang-nhung-co-doc-giua-doi-post964584.vnp#google_vignette





Nguồn: https://baohungyen.vn/duong-bich-lien-cua-nghiem-lien-sang-phai-tai-nang-nhung-co-doc-giua-doi-3173766.html

Cùng chủ đề

Bão số 3 ảnh hưởng nặng nề tới đời sống, sinh hoạt của người dân trong tỉnh

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ 13h ngày 7/9, gió giật mạnh đã làm nhiều cây xanh, công trình kiến trúc đổ vào lưới điện, cột điện gây ra sự cố mất điện diện rộng. Đến 16h cùng ngày, tại nhiều địa phương như thành phố Hưng Yên, các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động đã xảy ra tình trạng gãy, đổ cột điện, đứt dây điện, chập cháy các hòm công tơ… làm mất điện sinh...

Bảo vệ cây ăn quả, hoa, cây cảnh trước cơn bão số 3

Ứng phó với nguy cơ bão số 3 Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến cây ăn quả, hoa, cây cảnh của người dân, các biện pháp bảo vệ nhóm cây trồng này đã được ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và Nhân dân thực hiện đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có gần 17 nghìn héc – ta trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Thời điểm này, nhóm cây cảnh có múi đang trong thời kỳ phát triển quả,...

Thủ tướng chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão. Đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng,...

Tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI)

*Ngày 5/9, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Công văn số 2858/CV-TU về việc tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI). Nội dung công văn như sau: Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng ngày 5/9, bão số 3 (YAGI) đã mạnh lên thành siêu bão, với sức gió mạnh nhất từ vùng tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; từ đêm ngày 6/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có các đồng chí đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương… Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa và đoàn công tác đến kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân...

Cùng tác giả

Bão số 3 ảnh hưởng nặng nề tới đời sống, sinh hoạt của người dân trong tỉnh

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ 13h ngày 7/9, gió giật mạnh đã làm nhiều cây xanh, công trình kiến trúc đổ vào lưới điện, cột điện gây ra sự cố mất điện diện rộng. Đến 16h cùng ngày, tại nhiều địa phương như thành phố Hưng Yên, các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động đã xảy ra tình trạng gãy, đổ cột điện, đứt dây điện, chập cháy các hòm công tơ… làm mất điện sinh...

Bão số 3 giật cấp 14 trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Đường phố ở huyện Đan Phượng, Hà Nội lúc bão đổ bộ (Ảnh chụp lúc 20h10). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh)...

Bão số 3 vẫn còn rất mạnh, gió cấp 12, giật cấp 13

Đến 15h40 chiều 7-9, bão số 3 gây gió mạnh dần ở Hà Nội khiến người đi xe máy không thể di chuyển – Ảnh: PHẠM TUẤN Lúc 15h30, ông Nguyễn Văn Hưởng – trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho biết bão số 3 đã vào đất liền và tiếp tục di chuyển vào khu vực Đông Bắc Bộ, trọng tâm là Quảng Ninh và Hải Phòng. Bão đã gây gió...

Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10

Trưa 7.9, trao đổi với báo chí về diễn biến của bão Yagi (bão số 3), ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão Yagi đã vào sát bờ biển Quảng Ninh – Thái Bình. Bão Yagi đã khiến nhiều cây đổ tại tỉnh Quảng Ninh Trong đó, một số nơi đã ghi nhận gió mạnh như: đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14;...

Bảo vệ cây ăn quả, hoa, cây cảnh trước cơn bão số 3

Ứng phó với nguy cơ bão số 3 Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến cây ăn quả, hoa, cây cảnh của người dân, các biện pháp bảo vệ nhóm cây trồng này đã được ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và Nhân dân thực hiện đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có gần 17 nghìn héc – ta trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Thời điểm này, nhóm cây cảnh có múi đang trong thời kỳ phát triển quả,...

Cùng chuyên mục

Tự hào, xúc động về những ngày tham gia xây dựng Lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Ðình (Hà Nội) được mệnh danh là “công trình lòng dân”, bởi không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu quý do Nhân dân tuyển chọn đưa về từ khắp mọi miền của Tổ quốc, mà còn có sự đóng góp của những người thợ giỏi ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh Hưng Yên cũng vinh dự có những người thợ đóng góp công...

Thăm nhà thờ thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi có dịp về thăm Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến (Khoái Châu).  Thôn Vân Nội không chỉ là vùng quê có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn là nơi phát tích của dòng họ Hoàng nổi tiếng có 18 đời Quận công. Theo gia phả của dòng...

Nét đẹp truyền thống của giải đua thuyền chải mừng Quốc khánh 2/9

Đã trở thành truyền thống, vào sáng ngày Quốc khánh 2/9, khi nắng thu nhẹ nhàng trải dài trên mặt nước Hồ Bán Nguyệt, thành phố Hưng Yên lại sôi nổi tổ chức giải đua thuyền chải truyền thống. Hình ảnh những con thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ xanh biếc, tiếng trống lệnh dồn dập hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của khán giả tạo nên một bức tranh sống động, đầy cảm hứng giữa tiết thu...

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa ở tỉnh Hưng Yên

* Di sản văn hóa tỉnh Hưng Yên - Tiềm năng và giá trị  Hưng Yên nổi tiếng là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa với niềm tự hào “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Là một thương cảng lớn phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI-XVII, Phố Hiến được đánh giá là một trong ba đô thị cổ của Việt Nam sau phố cổ Hà Nội và Hội An (Quảng Nam). Nếu Kinh thành Thăng...

Giá trị văn hóa của vùng đất Hưng Yên văn hiến và cách mạng

LTS: Ngày 27/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị văn hóa tỉnh Hưng Yên tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến 10 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị có sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch...

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

Những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) tỉnh tích cực hưởng ứng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ VH,TT&DL tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo các em học sinh tham gia, qua đó lựa chọn được những nhân tố xuất sắc để trao giải, tạo ra những hạt nhân để lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Chia sẻ nhận thức về văn hóa đọc, em Trần Quang Việt,...

Văn Lâm: Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa

Đến với Văn Lâm, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự sôi động, rộn ràng của huyện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… mà còn được khám phá nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất có lịch sử lâu đời, có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng với nhiều giá trị tiêu biểu. Tại thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang (Văn...

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành trùng tu, tôn tạo Nhà Tưởng niệm...

Ngày 28/8, tại Nhà Tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan, thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến (Khoái Châu), Huyện uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Khoái Châu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành trùng tu, tôn tạo Nhà Tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng,...

Để văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Ghi nhanh Ngày 27/8, lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị văn hóa với quy mô lớn tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến 10 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn...

Những tấm gương điển hình trong bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều tấm gương điển hình trong bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa. Những điển hình đó dù ở độ tuổi, cương vị, ngành nghề nào cũng đều tỏa sáng tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển văn hóa, vì cộng đồng và xã hội. Người nặng lòng với nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất