Powered by Techcity

Đền Tân La – Báo Hưng Yên điện tử

Đền Tân La toạ lạc trên khu đất rộng với những tán cây cổ thụ xum xuê thuộc địa phận thôn Đoàn Thượng – xã Bảo Khê – thị xã Hưng Yên. Nơi đây, cây cối rậm rạp, hầu hết có niên đại hàng trăm năm tuổi, giống như một khu rừng nhỏ nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đền thờ Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục, một vị tướng xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại quân Đông Hán xâm lược nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.

Hệ thống đại tự, câu đối sơn son thếp vàng làm cho nội thất Đền Tân La trở nên uy nghi, linh thiêng và rực rỡ

Ảnh: Đức Hùng

Bát Nàn tướng quân tên là Vũ Thị Thục, thân phụ là ông Vũ Công Chất, hào trưởng trang Phượng Lâu; thân mẫu là Bà Hoàng Thị Mầu thuộc châu Bạch Hạc. Gia đình có nghề làm thuốc, thường tới vùng rừng núi hái thuốc và cứu nhân độ thế. Vũ Thị Thục là một người con gái nổi tiếng xinh đẹp, võ nghệ giỏi nhất vùng. Năm Thục Nương 18 tuổi, Thái thú Giao Chỉ lúc đó là Tô Định nghe tiếng tài sắc của Thục Nương đã ép ông Vũ Công Chất phải gả Thục Nương cho hắn, nhưng cha mẹ Thục Nương từ chối vì đã nhận trầu cau ăn hỏi của cha mẹ Phạm Danh Hương, một Hào mục ở Liệp Trang. Tô Định tìm cách giết hại Vũ Công Chất và Phạm Danh Hương, sau đó cho quân lùng bắt Thục Nương. Được nhân dân che chở, Thục Nương đã chạy thoát ra phía sông Hồng cùng một số người thân lên thuyền xuôi vùng Tân La thuộc đạo Sơn Nam (nay là Tân La – xã Bảo Khê – thị xã Hưng Yên). Tại đây, Thục Nương đã chiêu binh mãi mã, huấn luyện quân thủy, bộ, tích trữ lương thảo. Biết tin bà lập căn cứ ở Tân La, Tô Định nhiều lần cho quân tiến đánh nhưng đều thất bại, không dám bén mảng tới căn cứ.

Mùa xuân năm 40 của thế kỷ XX, Hai Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa ở Mê Linh đã cho sứ giả đem hịch đến vời Thục Nương đưa quân bảo hộ gia nhập đội quân khởi nghĩa do Hai Bà lãnh đạo. Thục Nương được phong là Đại tướng trưởng lĩnh tiền đạo, lập nhiều chiến công nên được phong Đông Nhung Đại tướng quân. Dẹp xong giặc Tô Định, Trưng Trắc xưng vương đóng đô ở Mê Linh và phong cho Vũ Thị Thục là Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa. Khi Mã Viện đưa quân sang xâm lược, Thục Nương lại sát cánh chiến đấu bên cạnh Hai Bà Trưng ở Lẵng Bạc, Cấm Khê. Khi Hai Bà Trưng tự tận, Vũ Thị Thục rút quân về vùng Tân La, tại đây bà đã chiến đấu ngoan cường… Bát Nàn tướng quân mất ngày 16/3 năm Quý Mão (năm 43). Để ghi nhớ công lao của Bà, nhân dân vùng Tân La đã lập đền thờ.

Trải qua thời gian, Đền Tân La đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Năm 1992 đã được Bộ VHTT công nhận xếp hạng là di  tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Đền có kiến trúc kiểu chữ Công gồm các hạng mục: tiền tế, ống muống và hậu cung. Các toà đền có kết cấu kiến trúc giống nhau kiểu vì giá chiêng, kèo, quá giang đơn giản. Nội thất đền Tân La được trang trí bằng hệ thống đại tự, câu đối, tượng pháp sơn son thếp vàng lộng lẫy và linh thiêng.

Xưa kia, lễ hội Đền Tân La thường kéo dài từ đầu tháng đến cuối tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội có tổ chức rước nước từ sông Hồng về đền, ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, biểu diễn văn nghệ… thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn, thời gian hội diễn ra ngắn hơn, lễ hội được tổ chức vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch, nhưng vẫn bảo đảm nội dung và quy trình của lễ hội cổ truyền.

Nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, đền Tân La có một vị trí địa lý quan trọng, là di tích cửa ngõ dẫn vào các điểm di tích trong lòng Phố Hiến. Vì vậy, đền Tân La cần được sự quan tâm đầu tư quy hoạch, trùng tu, tôn tạo để nơi đây sớm trở thành điểm tham quan du lịch văn hoá về nguồn của tỉnh Hưng Yên.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường sau mưa lũ

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh nỗ lực, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để găm hàng, tăng giá. Theo báo cáo của Sở Công Thương, trước và sau mưa lũ, tình hình...

Cùng tác giả

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024

Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên. Theo văn bản số 43/KH-UBND do ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành ngày 6/3/2024, Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4...

Tưng bừng Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024

Gần 100 món ăn nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên. Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024 diễn ra từ ngày 17 - 19/4, với quy mô 60 gian hàng hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh nhà và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh liên kết với Hưng Yên. Tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (đường Phạm Bạch...

Làn gió mới từ du lịch thôn quê níu chân du khách

Nằm ở vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển về kinh tế - văn hóa nói chung và phát triển về du lịch nói riêng. Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên năm 2023. Tại...

Tập huấn hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL ngày 8/02/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên về việc tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lớp tập huấn Hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023 diễn ra vào ngày 26/9 tại thành phố Hưng Yên. Tham dự lớp học có gần 200 học...

Để du lịch Hưng Yên cất cánh

Hưng Yên từ xa xưa thường được nhắc đến với câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, vùng đất tả ngạn sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bài viết của Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hưng Yên cho Mekong ASEAN. Vào thế kỷ XVI, XVII, Hưng Yên là trung tâm của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến - một thương cảng lớn nhất...

Hưng Yên tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Giang

Từ ngày 10 – 11/11, Du lịch Hưng Yên tham gia Khảo sát và Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại tỉnh Bắc Giang. Đây là hoạt động nằm trong chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trong mối...

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm qua, du lịch Hưng Yên đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 – 15%/năm. Năm 2023, sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, khách du lịch đến Hưng Yên bước đầu có tín hiệu phục hồi. Tổng lượt khách đến Hưng Yên đạt 800 nghìn lượt, doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Du lịch trải nghiệm nông thôn – làng nghề

Ngày 12/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề tại cụm di tích lịch sử làng cổ ở xã Đại Đồng, cánh đồng cúc dược liệu ở xã Lương Tài, huyện Văn Lâm. Đoàn khảo sát đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề đã đến thăm chùa Nôm, ngôi chùa hiện còn...

Hưng Yên: Sự hồi sinh và nỗ lực xúc tiến du lịch

Du lịch Hưng Yên đã chứng kiến một sự phát triển ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đáng kể, từ 10 – 15%/năm. Mặc dù bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19, nhưng năm 2023, du lịch Hưng Yên đã bắt đầu cho thấy tín hiệu phục hồi, với tổng 800 nghìn lượt khách và doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Tìm giải pháp thu hút khách du lịch cho Hưng Yên

Ngành du lịch Hưng Yên sẽ có những cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại Hưng Yên. Tại hội nghị, các chuyên gia, doanh nghiệp có chung phản ánh, hệ thống cơ sở lưu trú,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất