Powered by Techcity

Đền Mây – Báo Hưng Yên điện tử

Đền Mây thuộc địa phận thôn Đằng Châu – phường Lam Sơn – Thị xã Hưng Yên – tỉnh Hưng Yên. Xưa kia, nơi đây là vùng vạn chài Xích Đằng với bến đò Mây, thuyền bè ra vào buôn bán tấp nập. Đền Mây thờ tướng quân Phạm Phòng Át tức Phạm Bạch Hổ, vị tướng tài ba của nước ta trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập tự chủ (đầu thế kỷ thứ X đến đầu thế kỷ XI).

Cung cấm Đền Mây thờ 3 pho tượng: Phạm Bạch Hổ (bên phải), Phu nhân (bên trái) và Thánh mẫu (ở giữa)        Ảnh: Đức Hùng

Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Phạm Bạch Hổ sinh ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (910), thân phụ là Phạm Lệnh Công người lộ Nam Sách Giang (nay là Kim Thành- Hải Dương). Lệnh Công có tiệm buôn lớn ở Đằng Châu – Kim Động – Hưng Yên (nay là Xích Đằng – Lam Sơn – Hưng Yên). Tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy Sơn Tinh và Hổ trắng mà có mang nên đã đặt tên ông là Bạch Hổ. Lớn lên Bạch Hổ có thân hình vạm vỡ, mạnh mẽ như hổ, thông minh hơn người, văn võ song toàn. Phạm Bạch Hổ từng làm hào trưởng đất Đằng Châu, là tướng tài của Dương Đình Nghệ. Năm Tân Mão 931, ông giúp chủ tướng đánh đuổi Lý Tiến, thứ sử Giao Châu; đánh bại Trần Báo do Đường Minh Tông cử sang cứu viện, rồi xưng tiết độ sứ. Khi Kiều Công Tiễn, một nha tướng của Dương Đình Nghệ giết chết chủ tướng, đoạt chức rồi cầu cứu quân Nam Hán xâm lược nước ta. Phạm Bạch Hổ đã phối hợp với Ngô Quyền đem quân tiêu diệt Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938). Khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi Vua, Phạm Bạch Hổ cùng Đỗ Cảnh Thạc lật đổ Dương Tam Kha đưa Ngô Xương Văn, con của Ngô Quyền lên ngôi, thời kỳ này được gọi là Hậu Ngô Vương. Năm 965, Hậu Ngô Vương mất, các hào kiệt trong nước nổi lên cát cứ từng vùng. Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu và là một trong mười hai sứ quân thời đó. Năm 968 Vạn Thắng vương – Đinh Bộ Lĩnh được sứ quân Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền, đã dẹp “Loạn 12 sứ quân”. Phạm Bạch Hổ đem quân quy thuận được phong là thân vệ Đại tướng quân. Ngày 16/11 năm Nhâm Thân (972), Phạm Bạch Hổ mất tại quê nhà, thọ 62 tuổi. Đinh Tiên Hoàng đã sắc cho nhân dân lập đền thờ, các triều đại đều phong tặng ông là: “Khai thiên hộ quốc tối linh thần”.

Tương truyền thần rất linh thiêng. Cuốn “Việt điện u linh” khi nói đến thần thổ địa ở Đằng Châu – Hưng Yên có chép: xưa Vua Lê Ngoạ Triều (tức Lê Long Đĩnh) khi chưa lên ngôi, có thực ấp ở Đằng Châu, thường bơi thuyền dạo chơi. Một hôm thuyền đang trên sông bỗng mây kéo đến tối sầm, gió thổi rất mạnh, mưa to sắp đổ xuống, Long Đĩnh tìm nơi trú ẩn, thấy trên bờ sông có đền, mới hỏi người làng: “Đền thờ thần gì”, người làng thưa: “đây là đền thờ thần thổ địa”, Vương hỏi “có thiêng không?” thưa rằng “đây là chỗ dựa của một châu, lễ cầu mưa, cầu tạnh đều rất ứng”. Vương bèn nói to lên rằng: “Nếu thần khiến được mưa gió thì nay thử khiến cho bên này sông tạnh, bên kia sông mưa. Thế mới thật là thiêng!”. Nói xong quả nhiên nửa sông bên kia mưa rất to, nửa sông bên này chỉ có gió mát. Long Đĩnh không bị ướt, lấy làm lạ mới sai tu bổ đền thờ.

Cung đại bái Đền Mây với hệ thống câu đối và bức Trâm thư của

Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh                           Ảnh: Đức Hùng

Trải qua thời gian, Đền Mây đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Ngày nay, kiến trúc ngôi đền vẫn mang đặc trưng nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Đền được xây dựng kiểu chữ Tam gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung. Toà tiền tế với 3 gian được làm kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi. Kết cấu các bộ vì kiểu chồng rường giá chiêng con nhị, nâng đỡ mái là hệ thống các hàng cột, chân được kê lên tảng đá vuông. Các con rường được chạm hình hoa xoắn và kê lên đấu vuông thót đáy. Đầu dư chạm thành đầu rồng mềm mại, uyển chuyển. Các bức cốn chạm chủ đề tứ linh, tứ quý. Ngăn giữa hiên và tiền tế là hệ thống cửa bức bàn (thượng song hạ bản). Chính nhờ hệ thống cửa này đã tạo ra hai khoảng không gian tách biệt giữa trong và ngoài. Tiền tế được trang trí bằng hệ thống cửa võng, đại tự, hoành phi, câu đôí. Chính giữa toà tiền tế treo bức đại tự khảm trai có ghi hàng chữ “Thái Bình vương Phủ”. Các gian bên treo các bức hoành phi có ghi: “Phúc dẫn Đằng lưu” (Sông Đằng dẫn phúc); “Anh phi Châu quận” (Bậc anh tài ở quận Châu) và “Bán giang lĩnh tích” (Nửa dòng sông còn in dấu tích). Ngoài ra còn có bức trâm viết bằng chữ Hán do tiến sỹ Chu Mạnh Trinh (quan Án sát tỉnh Hưng Yên) đề năm Mậu Tuất (1888) ca ngợi cảnh đẹp của Đằng Châu và công lao của Phạm Bạch Hổ.

Nối với tiền tế là 5 gian trung từ được làm song song nhưng nền nhà cao hơn. Trung từ có kết cấu kiểu vì giá chiêng, với hệ thống cột gỗ lim vững chắc kê trên chân tảng đá lớn hình quả bồng để nâng đỡ mái. Các bộ vì gian bên trang trí hoạ tiết hoa văn đơn giản, riêng hai bộ vì gian giữa được chạm khắc cầu kỳ hơn. Đầu dư, đầu bẩy, con rường chạm hình đao lửa, hoa lá. Hai bên cột treo đôi câu đối ca ngợi công lao của tướng quân.

Bá chủ hùng đồ thập nhị sơn hà dư cổ luỹ

Thần cao linh khí bán phân tinh vũ thử tiền giang“.

Tạm dịch:

Anh hùng bá chủ một vùng, non nước phân chia 12 sứ quân

Linh thiêng hiển hiện của thần, khúc sông này nửa phân mưa nắng“.

Hậu cung gồm 3 gian, kết cấu vì chồng rường đơn giản, không chạm trổ hoa văn. Trong đền còn lưu giữ 27 pho tượng, hầu hết được tạo tác từ thời Lê, hai cỗ kiệu bát cống và một lư hương đồng rất quý.

Đền Mây đang được trùng tu theo Dự án bảo tồn, tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến giai đoạn II, dự kiến hoàn thành

vào năm 2007.                                            Ảnh: Đức Hùng

Hàng năm, lễ hội Đền Mây được tổ chức ở hai thời điểm khác nhau: Tháng Giêng từ ngày mồng 8 đến ngày 16 (âm lịch) là lễ hội kỷ niệm ngày sinh; từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 11 (âm lịch) là lễ hội kỷ niệm ngày hoá của tướng quân Phạm Bạch Hổ. Trong lễ hội ngoài tế lễ trước đây còn diễn ra phần hội với nhiều trò chơi truyền thống mang đậm nét văn hoá của cư dân Bắc Bộ như: đấu vật, múa lân, hát trống quân, múa rối nước, đánh cờ… Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn, mục đích là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bài trừ những hủ tục lạc hậu xây dựng đời sống văn hoá mới. Năm 1992, Bộ VHTT đã công nhận Đền Mây là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Để hoà nhập với sự phát triển của Phố Hiến – Hưng Yên, Đền Mây đang được quy hoạch, trùng tu, tôn tạo để bảo đảm phục vụ khách thập phương và nhân dân trong vùng trong các ngày lễ hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Ngày 20/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản. Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Cùng tác giả

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025 được tổ chức ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam – từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai. “Tôi đã ngồi trong đêm diễn có hơn 50.000 khán giả. Tất cả khán giả cùng hát vang những điệu chèo,...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Cùng chuyên mục

Chương trình giáo dục ngoại khoá về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên

Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên, ngày 18 tháng 9 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình giáo dục ngoại khoá với chủ đề “Phù Cừ- mảnh đất địa linh nhân kiệt”. Chương trình ngoại khóa lần này được tổ chức cho học sinh THCS trên địa bàn TP. Hưng...

Khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024

Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên. Theo văn bản số 43/KH-UBND do ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành ngày 6/3/2024, Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4...

Tưng bừng Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024

Gần 100 món ăn nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên. Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024 diễn ra từ ngày 17 - 19/4, với quy mô 60 gian hàng hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh nhà và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh liên kết với Hưng Yên. Tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (đường Phạm Bạch...

Làn gió mới từ du lịch thôn quê níu chân du khách

Nằm ở vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển về kinh tế - văn hóa nói chung và phát triển về du lịch nói riêng. Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên năm 2023. Tại...

Tập huấn hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL ngày 8/02/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên về việc tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lớp tập huấn Hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023 diễn ra vào ngày 26/9 tại thành phố Hưng Yên. Tham dự lớp học có gần 200 học...

Để du lịch Hưng Yên cất cánh

Hưng Yên từ xa xưa thường được nhắc đến với câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, vùng đất tả ngạn sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bài viết của Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hưng Yên cho Mekong ASEAN. Vào thế kỷ XVI, XVII, Hưng Yên là trung tâm của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến - một thương cảng lớn nhất...

Hưng Yên tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Giang

Từ ngày 10 – 11/11, Du lịch Hưng Yên tham gia Khảo sát và Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại tỉnh Bắc Giang. Đây là hoạt động nằm trong chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trong mối...

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm qua, du lịch Hưng Yên đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 – 15%/năm. Năm 2023, sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, khách du lịch đến Hưng Yên bước đầu có tín hiệu phục hồi. Tổng lượt khách đến Hưng Yên đạt 800 nghìn lượt, doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Du lịch trải nghiệm nông thôn – làng nghề

Ngày 12/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề tại cụm di tích lịch sử làng cổ ở xã Đại Đồng, cánh đồng cúc dược liệu ở xã Lương Tài, huyện Văn Lâm. Đoàn khảo sát đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề đã đến thăm chùa Nôm, ngôi chùa hiện còn...

Hưng Yên: Sự hồi sinh và nỗ lực xúc tiến du lịch

Du lịch Hưng Yên đã chứng kiến một sự phát triển ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đáng kể, từ 10 – 15%/năm. Mặc dù bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19, nhưng năm 2023, du lịch Hưng Yên đã bắt đầu cho thấy tín hiệu phục hồi, với tổng 800 nghìn lượt khách và doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất