Powered by Techcity

Đền Bông Thượng – Báo Hưng Yên điện tử

Từ thuở hồng hoang, mảnh đất Đức Thông, tổng Đức Chiêm, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam xưa kia nay là thôn Bông Thượng, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là mảnh đất hội tụ linh khí của trời đất, vùng địa linh nhân kiệt, có thế đất nhìn ra phía Đông, hướng về biển lớn, được phù sa bồi đắp màu mỡ. Nhân dân cổ xưa đã chọn nơi đây là chốn định cư. Để tỏ lòng thành kính với thiên địa linh thiêng, nhân dân đã lập đền thờ linh thần thổ địa để che chở cho dân làng thoát khỏi tai ương. Ngôi đền tọa lạc tại thôn Bông Thượng nên được nhân dân lấy tên thôn đặt tên cho di tích là đền Bông Thượng.

 

Xuất phát từ thành phố Hưng Yên theo đường 39 đến Dốc Lã rẽ trái đi ngược lên phía Bắc theo dọc con đê sông Hồng khoảng 8km là tới ngôi đền. Theo cuốn “Từ điển xã Đức Chiêm” ghi bằng chữ Hán và lời kể của các cụ cao niên trong thôn thì đền Bông Thượng thờ hai vị thần là Đô Thiên phụ quốc thượng đẳng thần và Hùng Nghị vũ linh quả đoán Đại vương – người có công âm phù giúp vua nhà Trần đánh giặc cứu nước, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, bình yên cho đất nước.

 

Tương truyền rằng: Xưa kia, nhân dân trong xã vốn có một ngôi đền thờ rất thiêng. Đến đời vua Trần Minh Tông lên ngôi, bốn phương giặc cướp nổi lên. Nhà vua cử một vị Thượng tướng đem quân đi đánh dẹp phương Nam, hẹn 3 tháng sẽ trở về Kinh để báo tin chiến thắng. Vị tướng phụng mệnh tiến binh theo đường sông đến xã Đức Thông, vùng Khoái Đức thì trời tối, ngài bèn cho chiến thuyền đậu lại bên bãi sông để cho binh sĩ nghỉ ngơi. Đêm hôm ấy, vị tướng nằm mộng thấy có sứ thần ném thanh kiếm ở bờ sông và quỳ xuống tâu rằng: “Từ khi Thừa tướng đi chu du đến nay, dân chúng đều kêu oan”. Tỉnh mộng vị tướng ngồi suy ngẫm, đợi đến lúc trời sáng bèn sai quân lính đến miếu xem xét. Sau đó đích thân vị tướng đi lên miếu, thấy quang cảnh ở đây hoang tàn, ngôi miếu thì dột nát. Vị tướng cho gọi các bô lão trong làng đến ban cấp cho 20 quan tiền để sửa miếu. Thấy trong miếu có lá cờ đen, vị tướng cầm lên xem và khấn rằng: “Cờ thiêng này phú giúp chính nghĩa, dẹp giặc phương Nam để bảo vệ đất nước. Khi chiến thắng trở về sẽ tâu lên vua ban sắc phong Thượng đẳng thần”. Khấn xong, ngài hạ lệnh cho quân rung trống dậy đất, binh khí rợp trời, thuyền chiến tinh kỳ phấp phới, ngày đi ngàn dặm tiến về phương Nam chiến đấu thủy trận với giặc, lại nghe có câu đồng dao rằng: “Hắc ở bài binh, thiên vô sơ thảo” (có nghĩa là: cờ đen mà đánh bài binh thì mọi kẻ địch thất kinh chạy dài). Với sức mạnh âm dương chuyển hợp phong ba gió thổi, giặc dã tiêu tan, biên giới sạch bóng quân thù, cuộc sống thanh bình trở lại. Quân sĩ thu binh khí rồi ca khúc khải hoàn. Trên đường trở về Kinh đô, qua xã Đức Thông, tướng quân thân hành vào làm lễ bái tạ. Khi quân tướng về Kinh đô báo tin thắng trận, Thượng Hoàng hỏi: “Khanh có phép gì mà thắng giặc, quân ta không có vết máu giáo đâm mà giặc cướp dẹp yên?”. Vị tướng quỳ tâu lại sự việc. Thượng Hoàng khen rằng “bậc Đô Thiên phụ quốc”, xét công lao to lớn qua các triều đại đều có công âm phù giết giặc cứu nước lập công và được vua ban phong là: “Đô Thiên phụ quốc và Hùng Nghị vũ linh quả đoán Đại vương” để nhân dân thờ cúng mong thần giúp đỡ, che chở cho dân lành. Hàng năm nhà vua chu cấp cho nhân dân trong làng một con trâu và 20 quan tiền, đồng thời cử một vị thượng quan cứ đến đầu xuân trực tiếp về đền mở hội, tế thần theo hình thức quốc lễ.

 

Cũng như bao ngôi đền khác, đền Bông Thượng còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng khác. Trong những năm kháng chiến, đền là nơi chứa vũ khí chiến đấu, nuôi giấu cán bộ cách mạng. Tháng 7. 1945, được tin đoàn thuyền chở thóc do Nhật thu gom của dân chuyển bằng đường sông từ Khoái Châu về thị xã Hưng Yên, nhân dân và lực lượng vũ trang Đức Chiêm hạ quyết tâm đánh chặn, nổ súng ép Nhật phải đưa thuyền vào bờ để ta giành lại số thóc này chia cho bà con đang bị đói. Thời kỳ chống Mỹ, đền được sử dụng làm kho lưu trữ hàng hóa để phục vụ nhân dân và phục vụ công tác kháng chiến.

 

Xưa kia đền chỉ là một miếu nhỏ mái tranh tre, lứa lá, bên trong đặt ngai, bài vị. Trải qua các triều vua Trần, Lê, Nguyễn đền đều được trùng tu, sửa sang. Đền được xây theo kiểu chữ Đinh với 5 gian tiền tế và một gian hậu cung kiến trúc gỗ tương đối vững chắc. Trải qua thời gian biến đổi của tự nhiên và lịch sử cho nên đền đã xuống cấp. Năm 2008, ngay tại nền móng cũ chính quyền và nhân dân thôn Bông Thượng đã cho khôi phục lại đền theo nguyên mẫu cũ. Hiện nay đền còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị.

 

Đền được sử dụng làm nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong thôn. Những ngày rằm, mồng một hàng tháng, bà con địa phương đến đền thắp hương, cầu khấn cho gia đình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Vào dịp Tết Nguyên đán, đền là nơi nhân dân trong thôn tập trung đón giao thừa, tổ chức các trò chơi dân gian đón năm mới. Đây được coi là nơi sinh hoạt văn hóa và là nơi giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng Giêng, nhân dân địa phương đều tổ chức lễ hội và cứ 3 năm tổ chức hội lớn một lần. Đây là dịp để nhân dân trong làng nghỉ ngơi, hội tụ sau một năm buôn bán, làm ăn vất vả, đồng thời để nhân dân hiểu và có trách nhiệm giữ gìn di sản của ông cha để lại.

 

Nguyễn Thị Thảo

Hội VHNT tỉnh

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Ngày 20/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản. Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Cùng tác giả

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025 được tổ chức ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam – từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai. “Tôi đã ngồi trong đêm diễn có hơn 50.000 khán giả. Tất cả khán giả cùng hát vang những điệu chèo,...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Cùng chuyên mục

Chương trình giáo dục ngoại khoá về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên

Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên, ngày 18 tháng 9 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình giáo dục ngoại khoá với chủ đề “Phù Cừ- mảnh đất địa linh nhân kiệt”. Chương trình ngoại khóa lần này được tổ chức cho học sinh THCS trên địa bàn TP. Hưng...

Khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024

Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên. Theo văn bản số 43/KH-UBND do ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành ngày 6/3/2024, Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4...

Tưng bừng Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024

Gần 100 món ăn nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên. Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024 diễn ra từ ngày 17 - 19/4, với quy mô 60 gian hàng hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh nhà và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh liên kết với Hưng Yên. Tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (đường Phạm Bạch...

Làn gió mới từ du lịch thôn quê níu chân du khách

Nằm ở vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển về kinh tế - văn hóa nói chung và phát triển về du lịch nói riêng. Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên năm 2023. Tại...

Tập huấn hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL ngày 8/02/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên về việc tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lớp tập huấn Hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023 diễn ra vào ngày 26/9 tại thành phố Hưng Yên. Tham dự lớp học có gần 200 học...

Để du lịch Hưng Yên cất cánh

Hưng Yên từ xa xưa thường được nhắc đến với câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, vùng đất tả ngạn sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bài viết của Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hưng Yên cho Mekong ASEAN. Vào thế kỷ XVI, XVII, Hưng Yên là trung tâm của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến - một thương cảng lớn nhất...

Hưng Yên tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Giang

Từ ngày 10 – 11/11, Du lịch Hưng Yên tham gia Khảo sát và Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại tỉnh Bắc Giang. Đây là hoạt động nằm trong chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trong mối...

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm qua, du lịch Hưng Yên đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 – 15%/năm. Năm 2023, sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, khách du lịch đến Hưng Yên bước đầu có tín hiệu phục hồi. Tổng lượt khách đến Hưng Yên đạt 800 nghìn lượt, doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Du lịch trải nghiệm nông thôn – làng nghề

Ngày 12/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề tại cụm di tích lịch sử làng cổ ở xã Đại Đồng, cánh đồng cúc dược liệu ở xã Lương Tài, huyện Văn Lâm. Đoàn khảo sát đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề đã đến thăm chùa Nôm, ngôi chùa hiện còn...

Hưng Yên: Sự hồi sinh và nỗ lực xúc tiến du lịch

Du lịch Hưng Yên đã chứng kiến một sự phát triển ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đáng kể, từ 10 – 15%/năm. Mặc dù bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19, nhưng năm 2023, du lịch Hưng Yên đã bắt đầu cho thấy tín hiệu phục hồi, với tổng 800 nghìn lượt khách và doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất