Powered by Techcity

Chùa Nễ Châu – Báo Hưng Yên điện tử

Chùa Nễ Châu nằm trên đường Phố Hiến – xã Hồng Nam – thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Xưa kia, nơi đây là khu vực chợ Nễ Châu, địa danh cuối cùng của Phố Hiến hạ – trung tâm thương cảng Phố Hiến thời kỳ phồn thịnh thế kỷ XVI – XVII.

Chùa Nễ Châu đang được sửa chữa theo dự án bảo tồn, tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến giai đoạn II, dự kiến hoàn thành vào năm 2007

Tương truyền, chùa Nễ Châu được khởi dựng từ thời Tiền Lê, quy mô ban đầu còn nhỏ. Khi Lê Hoàn đi qua đây đã cho khởi công xây dựng một ngôi chùa mới trên đất làng Phương Cái (ngày nay là thôn Nễ Châu), thay thế cho ngôi chùa cũ đã đổ nát. Khi Chùa xây xong, dân làng Phương Cái không đủ tiền trả công thợ. Lê Hoàn truyền rằng: “Nếu làng nào đủ tiền trả công thợ thì chùa thuộc về làng đó”. Bấy giờ, dân làng Nễ Châu nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh nên đã trả được công cho thợ nên chùa thuộc về làng Nễ Châu từ đó. Vì thế dân gian có câu ca rằng:

“Bao giờ Phương Cái có Chùa

Hương Giang có giếng thì Vua lại về”

 (Hương Giang là vùng đất nằm cạnh làng Nễ Châu, ngày nay là làng Lương Điền)

Theo truyền thuyết dân gian, sách “Đất Hưng Yên” của Phạm Như Tiên và gia phả họ Nguyễn thì di tích đền và chùa Nễ Châu gắn liền với tên tuổi bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh. Bà sinh ngày 15 tháng giêng năm Bính Thân, quê ở Nễ Châu. Khi Lê Hoàn về đóng quân trấn ải ở đây để chống quân Tống xâm lược, thấy bà xinh đẹp đã lấy làm vợ và xây cho một “Ngọc Dinh Thự” ở chợ Nễ Châu. Lê Hoàn còn mua thêm đất, phong cho Nguyễn Thị Ngọc Thanh làm chính nhất phu nhân. Bà đã có công giúp đỡ nghĩa quân cất giấu lương thảo, giặt giũ quần áo… Giặc tan, Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, một phần do không có con, hơn nữa cha mẹ lại già yếu không có người phụng dưỡng, Ngọc Thanh đã xin nhà vua cho ở lại quê hương, Lê Hoàn đồng ý và cử người con thứ 9 là Lê Long Kính (hiệu Trung Quốc đại vương) thay mình trấn giữ vùng này và cũng là để chăm nom Bà.

Ngày 15.8, Nguyễn Thị Ngọc Thanh qua đời, nhà vua thương tiếc đã cho lập đền thờ Bà ngay trước cửa Chùa Nễ Châu để phụng thờ và phong làm “Ngọc Thanh Hoàng hậu”. Ngày 10.9 âm lịch, Lê Long Kính mất, được dân làng Nễ Châu phong làm Thành hoàng làng và cũng được thờ tại Đền cùng với Ngọc Thanh Hoàng hậu.

Trải qua các triều đại, chùa Nễ Châu đều được trùng tu, tu sửa. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại nguyên niên (1926). Chùa có kiến trúc kiểu “Nội đinh ngoại quốc” bao gồm các hạng mục: tiền đường, thượng điện, nhà tổ và hai dãy hành lang. Năm 1992, Chùa Nễ Châu đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Toà tiền đường gồm 7 gian, dài 15m; rộng 5m. Hai bên đầu hồi là hai cột đồng trụ cao 3,5m, trên đỉnh cột đắp hai con nghê quay đầu vào nhau. Mái chùa lợp ngói mũi, chính giữa đường bờ nóc đắp nổi 3 chữ  Hán “Thụy Ứng tự” (chùa Thụy Ứng). Toàn bộ hệ thống bẩy hiên được chạm khắc rồng và hoa lá cách điệu. Kết cấu kiến trúc toà tiền đường kiểu vì kèo đơn giản. Trên thượng lương ghi rõ năm trùng tu “Bảo đại nguyên niên (1926)”. Trên xà dọc được trang trí bằng các bức trấn phong chạm khắc hình lưỡng long mềm mại và tinh xảo. Các bức trấn phong đã được đánh giá cao về nghệ thuật điêu khắc, hoa văn trang trí thể hiện nét văn hóa thời Lê.

Tượng Tuyết Sơn, một hiện vật có giá trị từ thời Lê được thờ tại Chùa Nễ Châu

Nối tiếp toà Tiền đường là toà Tam bảo dài 12m, rộng 5m. Toà Tam bảo có kết cấu kiến trúc kiểu vì kèo đơn giản. Hệ thống tượng thờ tại toà Tam bảo rất đa dạng và phong phú. Trong đó, có giá trị hơn cả là tượng Tuyết Sơn, đây là pho tượng gỗ cổ có niên đại từ thời Lê. Tượng được tạo tác trong tư thế ngồi suy tư, hai tay bó gối với thân hình gầy guộc, trán và chân tay nổi rõ những đường gân. Tượng Tuyết Sơn là hiện thân của Đức Phật Thích Ca giai đoạn tu trên núi Tuyết Sơn. Hiện nay, pho tượng Tuyết Sơn cổ đang được lưu giữ tại Bảo Tàng tỉnh Hưng Yên còn pho Tuyết Sơn ở chùa chỉ là phiên bản phục chế.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh nằm đối diện chùa Nễ Châu, cũng được trùng tu vào thời Nguyễn, kiến trúc kiểu chữ Đinh bao gồm 3 gian tiền tế và 2 gian hậu cung. Đền có kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen, chạm khắc hoa văn cách điệu, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Hằng năm, chùa Nễ Châu thường tổ chức tế lễ vào các ngày 15 tháng giêng và ngày 15.8 âm lịch để tưởng nhớ ngày sinh và ngày mất của bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh. Ngày 10.9 (âm lịch) kỷ niệm ngày mất của Lê Long Kính. Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn của nhà Phật như: ngày Phật Đản, lễ Vũ Lan… cũng được tổ chức long trọng tại chùa, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Ngày 20/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản. Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Cùng tác giả

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025 được tổ chức ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam – từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai. “Tôi đã ngồi trong đêm diễn có hơn 50.000 khán giả. Tất cả khán giả cùng hát vang những điệu chèo,...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Cùng chuyên mục

Chương trình giáo dục ngoại khoá về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên

Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên, ngày 18 tháng 9 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình giáo dục ngoại khoá với chủ đề “Phù Cừ- mảnh đất địa linh nhân kiệt”. Chương trình ngoại khóa lần này được tổ chức cho học sinh THCS trên địa bàn TP. Hưng...

Khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024

Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên. Theo văn bản số 43/KH-UBND do ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành ngày 6/3/2024, Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4...

Tưng bừng Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024

Gần 100 món ăn nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên. Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024 diễn ra từ ngày 17 - 19/4, với quy mô 60 gian hàng hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh nhà và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh liên kết với Hưng Yên. Tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (đường Phạm Bạch...

Làn gió mới từ du lịch thôn quê níu chân du khách

Nằm ở vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển về kinh tế - văn hóa nói chung và phát triển về du lịch nói riêng. Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên năm 2023. Tại...

Tập huấn hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL ngày 8/02/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên về việc tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lớp tập huấn Hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023 diễn ra vào ngày 26/9 tại thành phố Hưng Yên. Tham dự lớp học có gần 200 học...

Để du lịch Hưng Yên cất cánh

Hưng Yên từ xa xưa thường được nhắc đến với câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, vùng đất tả ngạn sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bài viết của Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hưng Yên cho Mekong ASEAN. Vào thế kỷ XVI, XVII, Hưng Yên là trung tâm của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến - một thương cảng lớn nhất...

Hưng Yên tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Giang

Từ ngày 10 – 11/11, Du lịch Hưng Yên tham gia Khảo sát và Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại tỉnh Bắc Giang. Đây là hoạt động nằm trong chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trong mối...

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm qua, du lịch Hưng Yên đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 – 15%/năm. Năm 2023, sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, khách du lịch đến Hưng Yên bước đầu có tín hiệu phục hồi. Tổng lượt khách đến Hưng Yên đạt 800 nghìn lượt, doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Du lịch trải nghiệm nông thôn – làng nghề

Ngày 12/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề tại cụm di tích lịch sử làng cổ ở xã Đại Đồng, cánh đồng cúc dược liệu ở xã Lương Tài, huyện Văn Lâm. Đoàn khảo sát đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề đã đến thăm chùa Nôm, ngôi chùa hiện còn...

Hưng Yên: Sự hồi sinh và nỗ lực xúc tiến du lịch

Du lịch Hưng Yên đã chứng kiến một sự phát triển ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đáng kể, từ 10 – 15%/năm. Mặc dù bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19, nhưng năm 2023, du lịch Hưng Yên đã bắt đầu cho thấy tín hiệu phục hồi, với tổng 800 nghìn lượt khách và doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất