Powered by Techcity

Chiến dịch Hồ Chí Minh – Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gần 50 năm đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975) vẫn là đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như những trang vàng chói lọi nhất.

Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời cơ đã chín muồi

Vào cuối tháng 3/1975, quân ta liên tiếp giành thắng lợi to lớn trong các Chiến dịch Tây Nguyên (4-24/3/1975), Huế-Đà Nẵng (5-29/3/1975) khiến quân địch bị tổn thất nặng về cả quân số lẫn vật chất, giảm sút nghiêm trọng về tinh thần chiến đấu.

Trong khi đó, các đơn vị bộ đội chủ lực của ta đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, thu được thêm nhiều vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của địch, sức mạnh chiến đấu của các binh đoàn chủ lực của ta tăng lên.

Cùng với đó, lực lượng vũ trang địa phương của ta cũng phát triển về cả số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là một chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra trong một thời gian ngắn, giành được thắng lợi lớn. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong bối cảnh đó, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp và đưa ra nhận định: “Về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong… thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi.”

Từ đánh giá đó, Bộ Chính trị quyết định: “Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp gửi điện lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”

Quyết tâm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương được quán triệt đến toàn quân, toàn dân. Cả nước sôi nổi không khí ra trận.

Các quân đoàn binh chủng hợp thành cùng nhiều đơn vị công binh, pháo binh, phòng không, xe tăng, đặc công ào ạt tiến quân về chiến trường trọng điểm; vừa đi, vừa đánh địch, vừa mở đường, bắc cầu.

Ngày 6/4/1975, Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; Phạm Hùng, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy; Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng; Lê Đức Anh, Phó tư lệnh (ngày 22/4 bổ sung đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chính ủy).

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh (tháng 4/1975). (Ảnh: TTXVN)

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua lần cuối kế hoạch Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Kế hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hóa trong thành phố.

Bộ Chính trị chỉ rõ: “Ta có đầy đủ điều kiện và khả năng để giành toàn thắng trong thời gian ngắn với nhịp độ nhanh.”

Cùng ngày 14/4/975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ tư lệnh Chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân dân ta.

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Từ 5 hướng Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam, các binh đoàn thọc sâu có xe tăng dẫn đầu, đập tan các khu vực phòng thủ vòng ngoài của địch, tiếp cận Sài Gòn.

Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)

Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28/4, các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

Đêm 28/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các cánh quân của ta ở 5 hướng tiến công đồng loạt vào Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các Quân khu 8 và 9 ở đồng bằng Nam Bộ phối hợp tiến công giải phóng đồng bằng Nam Bộ.

5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Những khẩu hiệu động viên ngắn gọn và thiết thực như: “chậm trễ là có tội với lịch sử,” “thời cơ là mệnh lệnh” của Bộ Chính trị được nêu lên.

Tất cả các đơn vị bừng bừng khí thế tiến công, quyết đánh chiếm các mục tiêu được phân công.

Trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên khiến quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Sau hơn 3 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân đội ta đã đánh chiếm được nhiều căn cứ, vị trí, đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các sư đoàn 5, 25, 22, 18, 7 của quân địch.

Lúc này, cả nước hướng về Sài Gòn-Gia Định. Toàn bộ lực lượng tiến công Sài Gòn đã sẵn sàng. Cán bộ, chiến sỹ sục sôi khí thế quyết thắng. Trên mũ, trên tay áo, trên báng súng, trên nòng pháo, trên thành xe đều ghi lời của Bác Hồ kính yêu: “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Sáng sớm ngày 30/4/1975, từ khắp các hướng, quân đội ta ào ạt tiến vào Sài Gòn. Quân ta nhanh chóng chiếm được Bộ tư lệnh không quân và Bộ tư lệnh sư đoàn dù của địch làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.

10 giờ 45 phút cùng ngày, ta tiến đánh vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn-Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng!

Sáng 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt thẳng tiến Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Từ thủ đô Hà Nội đến những bản làng hẻo lánh, các hải đảo xa xôi đều vang tiếng reo mừng.

Cả dân tộc vang khúc khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ bộ máy chiến tranh to lớn hiện đại của chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam và quét sạch bộ máy ngụy quyền mà đế quốc Mỹ đã ra sức xây dựng hơn 20 năm, giải phóng toàn bộ miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới. Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương.

Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất. Đây là chiến dịch tiến công lớn chưa từng có trên chiến trường Việt Nam, vượt xa các chiến dịch lớn trước đó cả về quy mô lực lượng, cường độ, nhịp độ tiến công, nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, mức độ hoàn thành triệt để nhiệm vụ chiến lược, cũng như mục đích chính trị của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thành quả tổng hợp của các nhân tố: Đó là sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ; là sức mạnh của truyền thống bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là ý chí kiên cường, bất khuất, ý thức làm chủ vận mệnh đất nước của cả dân tộc Việt Nam với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do;” là cuộc chiến đấu dũng cảm, thông minh của cả nước mà nòng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân; là tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương; là sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và hoà bình trên thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh còn là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên khiến quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong hơn 20 năm trường kỳ kháng chiến được dồn lại cho thời khắc lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng – Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay./.

https://www.vietnamplus.vn/chien-dich-ho-chi-minh-dinh-cao-thang-loi-cua-cach-mang-viet-nam-post941491.vnp



Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế Hưng Yên vững vàng tăng trưởng

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Nhiều ngành, lĩnh vực đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng để Hưng Yên thực hiện thắng lợi kế hoạch, mục tiêu kinh tế năm 2024 đã đề ra. Quý III năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP)  trên...

Xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính

Ngày 2/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 513/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC (Dự án 513). Sau 12 năm triển khai, đến nay tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc; hồ sơ bản đồ ĐGHC của tỉnh đã được các bộ, ngành trung ương thẩm định,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hùng Nam kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở kè trên tuyến đê sông Hồng

Ngày 22/10, đồng chí Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở kè trên tuyến đê sông Hồng gồm: Kè Lam Sơn (thành phố Hưng  Yên), kè Nghi Xuyên (Khoái Châu), kè Phi Liệt (Văn Giang). Tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3 và lũ trên sông Hồng, sông Luộc, các tuyến đê, kè của tỉnh xảy ra nhiều sự cố. Trong đó, kè Lam...

Hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng về bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 

Ngày 22/10, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng về bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và kết nối...

Thông tin về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt    Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 21/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị thông tin về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đồng chí Nguyễn Bật Khánh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.  Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X diễn ra từ ngày 16 đến 18/10 tại Thủ đô Hà Nội với 1.052...

Cùng tác giả

Giá heo hơi ngày 24/10/2024: Nhiều địa phương giảm nhanh về mốc 59.000 đồng/kg

DNVN – Giá heo hơi ngày 24/10/2024 đang ở mức thấp và giảm nhanh chóng so với đầu tuần, khi nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận giá heo hơi dưới ngưỡng 60.000 đồng/kg. Giá heo hơi khu vực miền Bắc Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đã giảm nhẹ ở nhiều nơi. Hiện nay, giá trung bình tại các tỉnh...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. 1. Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất vùng Tây Nguyên? ...

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh tình trạng ‘không quản được thì cấm’

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và...

Kinh tế Hưng Yên vững vàng tăng trưởng

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Nhiều ngành, lĩnh vực đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng để Hưng Yên thực hiện thắng lợi kế hoạch, mục tiêu kinh tế năm 2024 đã đề ra. Quý III năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP)  trên...

Công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí tại Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Điều này được Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi ngày 24/10/2024: Nhiều địa phương giảm nhanh về mốc 59.000 đồng/kg

DNVN – Giá heo hơi ngày 24/10/2024 đang ở mức thấp và giảm nhanh chóng so với đầu tuần, khi nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận giá heo hơi dưới ngưỡng 60.000 đồng/kg. Giá heo hơi khu vực miền Bắc Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đã giảm nhẹ ở nhiều nơi. Hiện nay, giá trung bình tại các tỉnh...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. 1. Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất vùng Tây Nguyên? ...

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh tình trạng ‘không quản được thì cấm’

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và...

Công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí tại Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Điều này được Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên

Chiều ngày 20/10, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ủy ban Pháp luật) tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 28 thẩm tra Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì phiên họp. Dự phiên họp, về...

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023. Giá heo ổn định và việc tăng sản lượng bán ra đóng vai trò quan trọng vào sự phục hồi, tăng trưởng của Nông nghiệp Hòa Phát. Gần 10 năm gia nhập mảng nông nghiệp công nghệ cao, Hòa Phát đã đầu tư 3.100 tỷ đồng vào...

Người đàn ông mắc ung thư hạ họng vì thói quen nhiều người biết hại nhưng khó bỏ

Đi khám do xuất hiện triệu chứng ho, sờ thấy hạch ở vùng cổ trái, người đàn ông nhận kết quả ung thư hạ họng giai đoạn muộn. Triệu chứng ho, nổi hạch cảnh báo ung thư hạ họng Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận, thăm khám cho một trường hợp mắc ung thư hạ họng biểu mô...

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT), dự án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao dài 1.541km, đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục. Một trong những vấn đề được dư luận xã hội rất quan tâm là việc tuyến...

Hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng về bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 

Ngày 22/10, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng về bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và kết nối...

Họp Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tháng 10/2024

Ngày 21/10, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ) tổ chức họp trực tuyến toàn quốc nhằm kiểm điểm, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất