Powered by Techcity

Cả nước có 7 di tích thu hơn 25 tỷ đồng từ tiền công đức, tài trợ


Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Chính phủ về Kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ trên cả nước, tổng số tiền thu được là 4.100 tỷ đồng, trong đó có là 7 di tích thu cao nhất là hơn 25 tỷ đồng.

(Ảnh minh họa: NGÔ VƯƠNG ANH)

Thu 4.100 tỷ đồng từ tiền công đức, tài trợ

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Tài chính đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên phạm vi cả nước.

Kết quả, theo báo cáo của địa phương, trong tổng số 31.581 di tích thành phần, có 15.324 di tích (49%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ. Trong số này, có 5.683 di tích là cơ sở tôn giáo, trong đó có 3.912 di tích (69%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ, số di tích còn lại không báo cáo.

Các di tích khác có tổng số 25.898 di tích, trong đó có 11.412 di tích (44%) có số liệu thu, chi. Số còn lại chủ yếu là di tích tư nhân, nhà thờ dòng họ không báo cáo và các di tích đặc thù không có công đức, tài trợ gồm: di tích là địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử, phố cổ, nhà cổ, văn chỉ, địa điểm khảo cổ, hang động. Các di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không có thu, chi công đức, tài trợ.

Tổng số tiền thực thu trong năm từ các di tích trên cả nước trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).

Bộ Tài chính cũng cho biết, trong số tiền tổng thu này, số thu tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng 3.062 tỷ đồng (75%). Có 63 di tích thu hơn 5 tỷ đồng, trong đó có 28 di tích thu hơn 10 tỷ đồng.

Có 7 di tích thu cao nhất với số thu hơn 25 tỷ đồng, gồm: Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang 220 tỷ đồng; Đền Bảo Hà ở Bảo Yên, Lào Cai 71 tỷ đồng; Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu 34 tỷ đồng; Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa 28 tỷ đồng; Đền Hùng ở Phú Thọ 26 tỷ đồng và 2 di tích ở Hà Nội gồm Đình La Khê ở Hà Đông 28 tỷ đồng và Đền trình Ngũ Nhạc (chùa Hương) ở Mỹ Đức 33 tỷ đồng.

Số thu tại các di tích là cơ sở tôn giáo 1.038 tỷ đồng (25%). Có 15 di tích thu hơn 5 tỷ đồng, trong đó chỉ có 4 di tích thu hơn 10 tỷ đồng, gồm Chùa Tranh ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương 10,2 tỷ đồng; Chùa Tàm Xá ở Đông Anh, Hà Nội hơn 10 tỷ đồng; Chùa Ông ở Biên Hòa, Đồng Nai 14,2 tỷ đồng và Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Cà Mau 14,4 tỷ đồng.

Có 7 tỉnh, thành phố có số thu từ các di tích hơn 200 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 672 tỷ đồng, Hải Dương 278 tỷ đồng, An Giang 277 tỷ đồng, Bắc Ninh 269 tỷ đồng, Hưng Yên 242 tỷ đồng, Nam Định 215 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Ninh được giao thực hiện thí điểm việc kiểm tra, số thu 4 tháng đầu năm 2023 hơn 67 tỷ đồng (đã bổ sung số thu tại chùa Ba Vàng và một số di tích), ước thu cả năm hơn 200 tỷ đồng.

Có 9 tỉnh, thành phố có số thu hơn 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng, gồm: Hải Phòng 183 tỷ đồng, Thái Bình 169 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 127 tỷ đồng, Bắc Giang 122 tỷ đồng, Phú Thọ 119 tỷ đồng, Lào Cai 116 tỷ đồng, Nghệ An 115 tỷ đồng, Ninh Bình 110 tỷ đồng, Thanh Hóa 105 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng cho biết, về việc sử dụng số tiền thu được, trong năm 2023, tổng số chi là 3.612 tỷ đồng (một số địa phương có số chi cao hơn số thu do sử dụng số dư năm 2022 chuyển sang). Trong số này, chi quản lý là 445 tỷ đồng, lễ hội là 692 tỷ đồng, chi tu bổ, tôn tạo di tích là 1.643 tỷ đồng, tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phụ trợ tại di tích là 542 tỷ đồng, chi hoạt động từ thiện, nhân đạo là 290 tỷ đồng.

Đối với số tiền còn dư đến cuối năm 2023, được chuyển sang năm 2024 để tiếp tục sử dụng cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và tổ chức lễ hội.

Công khai minh bạch, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, tài trợ

Bộ Tài chính đánh giá, trong điều kiện cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, chi ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa hằng năm còn khiêm tốn, thì tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử – văn hóa là nguồn tài chính rất quan trọng, đã và đang đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung.

Nhiều công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Nhiều lễ hội truyền thống tổ chức tại di tích với những nghi lễ dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc được tôn vinh, kế thừa.

Nguồn thu công đức, tài trợ tại các di tích ngoài sử dụng cho tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội, còn đóng góp tích cực cho các hoạt động cộng đồng như hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; ủng hộ xây nhà cho hộ nghèo, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng. Tiêu biểu là di tích Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang: số thu công đức, tài trợ năm 2023 là 220 tỷ đồng, đã sử dụng 93 tỷ đồng (42%) để chi cho các hoạt động cộng đồng.

Việc tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội đã tạo sức hấp dẫn đối với du khách, là nguồn tài nguyên hình thành các điểm du lịch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng, đồng thời là điều kiện để thực hiện thu phí tham quan theo quy định tại Điều 60 Luật Di sản văn hóa. Năm 2023 có 18 địa phương thu phí tham quan tại 37 di tích, tổng số thu phí 1.015 tỷ đồng; nguồn thu này trích 499 tỷ đồng chi phí cho công tác thu phí, còn lại 516 tỷ đồng nộp ngân sách địa phương, được sử dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tu bổ các di tích trên địa bàn.

Quét mã QR tiền công đức, tài trợ. (Ảnh: giacngo.vn)

Việc quản lý nguồn thu từ công đức, tài trợ cũng có nhiều nét mới, như địa phương giao khoán thu tiền công đức cho hộ gia đình; thực hiện công đức, tài trợ theo hình thức chuyển khoản, quét mã QR đang phát triển nhanh, được nhiều người lựa chọn như một thói quen khi đến di tích.

Bộ Tài chính cũng đánh giá một số mặt chưa được trong việc quản lý nguồn thu từ công đức, tài trợ, như phần lớn báo cáo của địa phương cho rằng số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ. Tại các di tích là cơ sở tôn giáo về cơ bản đều có hoạt động thu, chi tiền công đức, tài trợ nhưng còn khoảng 31% tương ứng 1.771 cơ sở di tích không báo cáo; trong số này có nhiều chùa thuộc sở hữu chung của cộng đồng đã được UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê để phục vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích không báo cáo, với lý do là việc địa phương đưa chùa vào danh mục kiểm kê di tích không có ý kiến nhà chùa.

Ngoài ra, một số di tích đặt đĩa, đặt khay trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn, không chỉ làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự mà còn gây lòng tham cho người khác. Việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại không ít di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp. Vẫn còn xảy ra “va chạm” trong việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ tại một số di tích đan xen các chủ thể khác nhau quản lý. Ngoài việc quản lý tiền công đức, tình trạng đốt vàng mã với số lượng lớn gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng…

Với những kết quả đạt được và những hạn chế, Bộ Tài chính cho rằng, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình.

Đối với tổ chức, cá nhân, khi trao tiền công đức, tài trợ cần trao trực tiếp cho người đại diện di tích tại bàn ghi công đức, đặt vào hòm công đức hoặc chuyển vào tài khoản của cơ sở di tích. Đối với người đại diện hoặc ban quản lý di tích, cần mở sổ ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch, đồng thời cần mở ngay tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý an toàn.

Đối với cơ quan chức năng nhà nước, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch nhằm loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Những kết quả này cho thấy, đợt kiểm tra này ngoài việc giúp cho các tổ chức, cá nhân tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, còn cung cấp tương đối đầy đủ thông tin về số lượng di tích lịch sử – văn hóa, về quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích. Đây là cơ sở để mỗi cơ quan, tổ chức nhìn nhận, đánh giá khách quan để có giải pháp thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá dân tộc.





Nguồn: https://baohungyen.vn/ca-nuoc-co-7-di-tich-thu-hon-25-ty-dong-tu-tien-cong-duc-tai-tro-3173339.html

Cùng chủ đề

Bão số 3 ảnh hưởng nặng nề tới đời sống, sinh hoạt của người dân trong tỉnh

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ 13h ngày 7/9, gió giật mạnh đã làm nhiều cây xanh, công trình kiến trúc đổ vào lưới điện, cột điện gây ra sự cố mất điện diện rộng. Đến 16h cùng ngày, tại nhiều địa phương như thành phố Hưng Yên, các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động đã xảy ra tình trạng gãy, đổ cột điện, đứt dây điện, chập cháy các hòm công tơ… làm mất điện sinh...

Bảo vệ cây ăn quả, hoa, cây cảnh trước cơn bão số 3

Ứng phó với nguy cơ bão số 3 Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến cây ăn quả, hoa, cây cảnh của người dân, các biện pháp bảo vệ nhóm cây trồng này đã được ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và Nhân dân thực hiện đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có gần 17 nghìn héc – ta trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Thời điểm này, nhóm cây cảnh có múi đang trong thời kỳ phát triển quả,...

Thủ tướng chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão. Đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng,...

Tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI)

*Ngày 5/9, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Công văn số 2858/CV-TU về việc tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI). Nội dung công văn như sau: Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng ngày 5/9, bão số 3 (YAGI) đã mạnh lên thành siêu bão, với sức gió mạnh nhất từ vùng tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; từ đêm ngày 6/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có các đồng chí đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương… Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa và đoàn công tác đến kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân...

Cùng tác giả

Bão số 3 ảnh hưởng nặng nề tới đời sống, sinh hoạt của người dân trong tỉnh

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ 13h ngày 7/9, gió giật mạnh đã làm nhiều cây xanh, công trình kiến trúc đổ vào lưới điện, cột điện gây ra sự cố mất điện diện rộng. Đến 16h cùng ngày, tại nhiều địa phương như thành phố Hưng Yên, các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động đã xảy ra tình trạng gãy, đổ cột điện, đứt dây điện, chập cháy các hòm công tơ… làm mất điện sinh...

Bão số 3 giật cấp 14 trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Đường phố ở huyện Đan Phượng, Hà Nội lúc bão đổ bộ (Ảnh chụp lúc 20h10). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh)...

Bão số 3 vẫn còn rất mạnh, gió cấp 12, giật cấp 13

Đến 15h40 chiều 7-9, bão số 3 gây gió mạnh dần ở Hà Nội khiến người đi xe máy không thể di chuyển – Ảnh: PHẠM TUẤN Lúc 15h30, ông Nguyễn Văn Hưởng – trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho biết bão số 3 đã vào đất liền và tiếp tục di chuyển vào khu vực Đông Bắc Bộ, trọng tâm là Quảng Ninh và Hải Phòng. Bão đã gây gió...

Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10

Trưa 7.9, trao đổi với báo chí về diễn biến của bão Yagi (bão số 3), ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão Yagi đã vào sát bờ biển Quảng Ninh – Thái Bình. Bão Yagi đã khiến nhiều cây đổ tại tỉnh Quảng Ninh Trong đó, một số nơi đã ghi nhận gió mạnh như: đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14;...

Bảo vệ cây ăn quả, hoa, cây cảnh trước cơn bão số 3

Ứng phó với nguy cơ bão số 3 Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến cây ăn quả, hoa, cây cảnh của người dân, các biện pháp bảo vệ nhóm cây trồng này đã được ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và Nhân dân thực hiện đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có gần 17 nghìn héc – ta trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Thời điểm này, nhóm cây cảnh có múi đang trong thời kỳ phát triển quả,...

Cùng chuyên mục

Tự hào, xúc động về những ngày tham gia xây dựng Lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Ðình (Hà Nội) được mệnh danh là “công trình lòng dân”, bởi không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu quý do Nhân dân tuyển chọn đưa về từ khắp mọi miền của Tổ quốc, mà còn có sự đóng góp của những người thợ giỏi ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh Hưng Yên cũng vinh dự có những người thợ đóng góp công...

Thăm nhà thờ thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi có dịp về thăm Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến (Khoái Châu).  Thôn Vân Nội không chỉ là vùng quê có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn là nơi phát tích của dòng họ Hoàng nổi tiếng có 18 đời Quận công. Theo gia phả của dòng...

Nét đẹp truyền thống của giải đua thuyền chải mừng Quốc khánh 2/9

Đã trở thành truyền thống, vào sáng ngày Quốc khánh 2/9, khi nắng thu nhẹ nhàng trải dài trên mặt nước Hồ Bán Nguyệt, thành phố Hưng Yên lại sôi nổi tổ chức giải đua thuyền chải truyền thống. Hình ảnh những con thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ xanh biếc, tiếng trống lệnh dồn dập hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của khán giả tạo nên một bức tranh sống động, đầy cảm hứng giữa tiết thu...

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa ở tỉnh Hưng Yên

* Di sản văn hóa tỉnh Hưng Yên - Tiềm năng và giá trị  Hưng Yên nổi tiếng là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa với niềm tự hào “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Là một thương cảng lớn phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI-XVII, Phố Hiến được đánh giá là một trong ba đô thị cổ của Việt Nam sau phố cổ Hà Nội và Hội An (Quảng Nam). Nếu Kinh thành Thăng...

Giá trị văn hóa của vùng đất Hưng Yên văn hiến và cách mạng

LTS: Ngày 27/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị văn hóa tỉnh Hưng Yên tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến 10 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị có sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch...

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

Những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) tỉnh tích cực hưởng ứng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ VH,TT&DL tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo các em học sinh tham gia, qua đó lựa chọn được những nhân tố xuất sắc để trao giải, tạo ra những hạt nhân để lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Chia sẻ nhận thức về văn hóa đọc, em Trần Quang Việt,...

Văn Lâm: Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa

Đến với Văn Lâm, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự sôi động, rộn ràng của huyện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… mà còn được khám phá nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất có lịch sử lâu đời, có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng với nhiều giá trị tiêu biểu. Tại thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang (Văn...

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành trùng tu, tôn tạo Nhà Tưởng niệm...

Ngày 28/8, tại Nhà Tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan, thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến (Khoái Châu), Huyện uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Khoái Châu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành trùng tu, tôn tạo Nhà Tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng,...

Để văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Ghi nhanh Ngày 27/8, lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị văn hóa với quy mô lớn tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến 10 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn...

Những tấm gương điển hình trong bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều tấm gương điển hình trong bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa. Những điển hình đó dù ở độ tuổi, cương vị, ngành nghề nào cũng đều tỏa sáng tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển văn hóa, vì cộng đồng và xã hội. Người nặng lòng với nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất