Powered by Techcity

Bộ VHTTDL: Dành 350.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa

Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Văn hóa – Thể thao –  Du lịch đang xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045”

 

Đây là Chương trình có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá góp phần phát triển bền vững của đất nước.

Phóng viên VOV phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Đoàn Văn Việt về nội dung này.

 

Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Đoàn Văn Việt.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Đoàn Văn Việt.

PV: Thưa Thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết tính cấp thiết của việc xây dựng một Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam?

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt: Thứ nhất, Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam nhằm triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng và Quốc hội về chấn hưng, phát triển văn hóa xây dựng con người Việt Nam:

– Tại Kết luận số 42-KL/TW về kinh tế xã hội năm 2022-2023 (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành), mục 2.7 nêu rõ: “Triển khai Chương trình quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030”.

– Tại Nghị quyết số 68/2022/QH15, Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 15 tiếp tục giao Chính phủ xây dựng Chương trình hoặc Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Tại Hội thảo Văn hóa 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại báo cáo tổng kết Hội thảo, đã nêu cụ thể 9 nhóm chính sách và 7 nhiệm vụ cụ thể cần làm ngay, trong đó có nhiệm vụ cần sớm xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Thứ hai, Chương trình nhằm cụ thể hóa các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển văn hóa của đất nước; nâng cao, tiếp nối các nhiệm vụ về phát triển văn hóa tại các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, chương trình, đề án, dự án giai đoạn trước và đang triển khai.

Thứ ba, Chương trình nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ, phát triển văn hóa bền vững.

Thứ tư, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách của văn hóa trong thời kỳ mới.

picture189,07532819.png

 PV: Đây là một đại công trình lớn, đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả của ngành Văn hóa, phối hợp với các bộ ngành, địa phương. Vậy, chúng ta sẽ ưu tiên những vấn đề gì của văn hóa, để thực sự đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, cào bằng, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt: Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, để có thể đề xuất ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực văn hóa, Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tham vấn, xin ý kiến nội dung chương trình với các bộ, ngành, địa phương, nhà chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa; đánh giá tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, các đề án, dự án giai đoạn trước để rút kinh nghiệm cho những chương trình tiếp theo, từ đó để đề xuất các nội dung đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, cào bằng.

Chương trình có tổng số 10 nội dung thành phần (chia thành 51 nhiệm vụ với 164 mục tiêu cụ thể, 255 hoạt động cụ thể), gồm: (1) Phát triển văn hóa con người Việt Nam; (2) xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; (3) phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả; (4) nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; (5) bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân; (6) thúc đẩy sự phát triển văn học, nghệ thuật; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; (7) đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; (8) phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa; (9) nhân loại và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; (10) tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực thực hiện Chương trình; truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.

PV: Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, địa phương, việc huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp đầu tư cho văn hóa rất quan trọng. Vậy cần thay đổi cơ chế, chính sách, pháp luật thế nào để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực văn hóa?

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt: Thứ nhất, xin khẳng định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam sẽ có sự tham gia đa dạng từ các cấp chính quyền, Nhà nước đến các tổ chức, người dân, toàn xã hội. Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ VHTTDL luôn xác định Chương trình chỉ có thể đạt hiệu quả, thành công nếu ngay từ bước xây dựng, thiết kế Chương trình đến quá trình triển khai thực hiện Chương trình sau này có sự tham gia đầy đủ, tích cực, chủ động của mọi thành phần xã hội, không chỉ là các cơ quan quản lý nhà nước (như các bộ, ngành, các sở, UBND các cấp) mà còn là các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở giáo dục, tổ chức văn hóa, nghệ thuật, các văn nghệ sỹ, người thực hành văn hóa và cả mọi gia đình, người dân trên mọi miền Tổ quốc. Cách tiếp cận đa dạng này vừa đảm bảo các nội dung hoạt động của Chương trình đúng và trúng nhu cầu thực tế của toàn xã hội, vừa phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia, cùng đoàn kết, chung tay xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thứ hai, một trong những định hướng quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam là hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động sáng tạo, kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa. Chương trình không chỉ tập trung vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, mà còn có các nội dung hoạt động nhằm hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động sáng tạo, sáng tác, kinh doanh và thực hành văn hóa của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là các hoạt động khối tư nhân, hướng tới phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao. Có thể kể đến hoạt động hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ xúc tiến, quảng bá sản phẩm, trợ giúp pháp lý,… Những sự hỗ trợ này mang tính “mồi”, tạo môi trường, điều kiện kinh doanhg thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, cá nhân cùng tham gia đầu tư trong lĩnh vực văn hóa.

Thứ ba, ngoài các hoạt động hỗ trợ, Chương trình cũng sẽ kèm theo các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút hiệu quả nguồn lực, sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước vào lĩnh vực văn hóa. Các giải pháp này bao gồm: Đổi mới cơ chế chính sách xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; xây dựng cơ chế tự chủ đặc thù đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt trong quản lý, vận hành, khai thác các thiết chế văn hóa; xây dựng khung pháp lý về hợp tác công – tư trong sản xuất sản phẩm văn hóa và đầu tư xây dựng, khai thác công trình văn hóa; cải cách chính sách thuế, phí, lệ phí để thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, đặc biệt là các hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân khi tài trợ, hiến tặng; nghiên cứu về cơ chế quản lý việc gây quỹ cộng đồng, quỹ đối ứng công – tư; chính sách gắn trách nhiệm của nhà đầu tư đối với phát triển văn hóa.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam được xây dựng, thiết kế bám sát quan điểm là việc chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ mới là trách nhiệm, quyền lợi không chỉ của Nhà nước, Chính phủ, mà còn là của mọi tổ chức, cá nhân, nhân dân cả nước. Chương trình bao gồm các hoạt động cụ thể, các giải pháp đồng bộ để tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi thành phần xã hội được tham gia đóng góp, đầu tư, phát triển văn hóa Việt Nam một cách bền vững và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nét đẹp văn hóa ngày Tết ông Công, ông Táo

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại sắp mâm cơm, mua cá chép, hương hoa, vàng mã... làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nét đẹp văn hóa này đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ.Phóng viên Báo Hưng Yên ghi lại không khí ngày Tết ông Công, ông Táo ở các địa phương trong tỉnh.  Thực hiện: Nhóm PV Phòng Báo điện tử  ...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa trao Huy hiệu Đảng và tặng quà Tết các đảng viên cao tuổi Đảng tiêu biểu tại...

Ngày 21/1, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đặng Văn Cảo, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và các đảng viên thuộc Đảng bộ phường Lê Lợi (thành phố Hưng Yên) được tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2/2025. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Văn Khuê, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy;...

Gìn giữ nét đẹp văn hóa ngày Tết ông Công, ông Táo

Ðã thành thông lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người dân lại rộn ràng mua sắm vàng mã, cá chép, hương, hoa về làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Ðây là nét văn hóa truyền thống của người Việt được trao truyền qua nhiều thế hệ. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp. Ông...

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn trao Huy hiệu Đảng và tặng quà Tết tại thành...

Ngày 20/1, Đảng ủy xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên) tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tặng các đảng viên. Đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đảng viên Vũ Viết Tấu. Trong dịp này, Đảng bộ xã Trung Nghĩa còn có 2 đảng viên được tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; 3 đảng viên được tặng...

Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc Tết Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Ngày 20/1, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tại chùa Táo (thành phố Hưng Yên) và chùa Phúc Lâm Tiên Quán (Kim Động). Cùng đi có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Quách Thị Hương, Trưởng ban Dân...

Cùng tác giả

Nét đẹp văn hóa ngày Tết ông Công, ông Táo

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại sắp mâm cơm, mua cá chép, hương hoa, vàng mã... làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nét đẹp văn hóa này đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ.Phóng viên Báo Hưng Yên ghi lại không khí ngày Tết ông Công, ông Táo ở các địa phương trong tỉnh.  Thực hiện: Nhóm PV Phòng Báo điện tử  ...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa trao Huy hiệu Đảng và tặng quà Tết các đảng viên cao tuổi Đảng tiêu biểu tại...

Ngày 21/1, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đặng Văn Cảo, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và các đảng viên thuộc Đảng bộ phường Lê Lợi (thành phố Hưng Yên) được tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2/2025. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Văn Khuê, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy;...

Nhộn nhịp chợ hoa Tết ở thành phố vùng biên

TPO – Còn chưa đầy 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, chợ hoa Tết tại thành phố Lào Cai đã nhộn nhịp người mua kẻ bán. TPO – Còn chưa đầy 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, chợ hoa Tết tại thành phố Lào Cai đã nhộn nhịp người mua kẻ bán. Dọc tuyến đường An Dương Vương thuộc phường Kim Tân và phường Cốc Lếu (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai), các loại cây...

Gìn giữ nét đẹp văn hóa ngày Tết ông Công, ông Táo

Ðã thành thông lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người dân lại rộn ràng mua sắm vàng mã, cá chép, hương, hoa về làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Ðây là nét văn hóa truyền thống của người Việt được trao truyền qua nhiều thế hệ. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp. Ông...

Hà Nội – Campuchia: hợp tác hướng tới tương lai xanh bền vững

Chiều 20/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia, do Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Ouch Borith làm Trưởng đoàn. Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông đã chia sẻ khái quát về những thành tựu phát triển kinh tế – xã...

Cùng chuyên mục

Nét đẹp văn hóa ngày Tết ông Công, ông Táo

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại sắp mâm cơm, mua cá chép, hương hoa, vàng mã... làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nét đẹp văn hóa này đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ.Phóng viên Báo Hưng Yên ghi lại không khí ngày Tết ông Công, ông Táo ở các địa phương trong tỉnh.  Thực hiện: Nhóm PV Phòng Báo điện tử  ...

Gìn giữ nét đẹp văn hóa ngày Tết ông Công, ông Táo

Ðã thành thông lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người dân lại rộn ràng mua sắm vàng mã, cá chép, hương, hoa về làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Ðây là nét văn hóa truyền thống của người Việt được trao truyền qua nhiều thế hệ. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp. Ông...

Độc đáo hoa trà – Báo Hưng Yên điện tử

Vào dịp Tết, trong số các loài hoa, hoa trà luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của những người yêu hoa, cây cảnh. Trong đó có những cây hoa trà cổ có tuổi đời hàng chục năm, giá bán từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng... Hoa trà có nhiều loại, như: trà phấn hồng, trà lựu, trà bạch, trà thâm... Đây là loại cây thân gỗ, mọc thành bụi với chiều cao khoảng...

Hai đêm nhạc ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ 2025 có giá vé bao nhiêu?

Nhà sản xuất vừa công bố sơ đồ chỗ ngồi và các hạng vé của hai đêm nhạc "Anh trai vượt ngàn chông gai" sắp tới, khiến người hâm mộ "đứng ngồi không yên." Đêm nhạc thứ 3 và 4 của chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” sẽ diễn ra trong hai ngày 22 và 23/3/2025 tại The Global City, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thông tin từ nhà sản xuất...

Chương trình “Tết sum vầy- Xuân ơn Đảng” tại Trường THPT Kim Động

Ngày 15/1, tại Trường THPT Kim Động (Kim Động), Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy- Xuân ơn Đảng” năm 2025. Tham gia chương trình có hơn 1.000 học sinh, giáo viên đến từ Trường THPT Kim Động và đại diện lãnh đạo công đoàn cơ sở (trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh). Chương trình diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa như: biểu diễn...

Triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025

Ngày 14/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát...

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hướng đi giúp du lịch Hưng Yên bứt phá

Là vùng đất văn hiến, cách mạng, Hưng Yên có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống… Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng cho ngành “công nghiệp không khói”. Tuy...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Tin nổi bật

Tin mới nhất