Powered by Techcity

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng (Ảnh minh họa)

Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục – đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế – xã hội; đảm bảo hệ thống đô thị vùng phát triển cân đối, bền vững, có mối liên kết chặt chẽ với khu vực nông thôn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý các vấn đề môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo an ninh nguồn nước…

Hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh

Về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế: Phát triển các hành lang kinh tế Bắc – Nam theo hướng cao tốc Bắc Nam phía Đông, phía Tây, quốc lộ (QL) 1 (Bắc Ninh – Hà Nội – Ninh Bình), hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình)), hành lang QL18 (Nội Bài – Hạ Long). Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính – ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu. Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến. Tập trung phát triển chuỗi sản phẩm tổng hợp về du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, giải trí biển, du lịch đô thị tại khu vực động lực du lịch Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình.

Hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh, ứng dụng công nghệ số để kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và các hành lang kết nối của vùng. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, hạ tầng số, hạ tầng đô thị, các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai, các trục hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh. Phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội: Đường sắt đô thị, không gian ngầm, giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn giao thông, úng ngập.

Tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn, nhất là hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, IoT… Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư các công trình văn hóa, thể thao, du lịch. Chú trọng đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải, chống ngập, nhất là tại Hà Nội, các đô thị lớn. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, đê sông, đê biển, nhất là các tuyến đê cấp III, cấp đặc biệt thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; chú trọng đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do trên cơ sở hoàn thiện chính sách, mô hình phát triển và quản lý nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng. Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do đồng bộ, hiện đại, gắn với các hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng, có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế.

Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục – đào tạo từ mầm non đến đại học theo hướng hiện đại

Về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục – đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số: Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục – đào tạo từ mầm non đến đại học theo hướng hiện đại, hội nhập, hiệu quả, công bằng, minh bạch. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của quốc gia, khu vực và quốc tế. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt nhằm phát triển nhanh, toàn diện đội ngũ nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo của vùng, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường tiềm lực của hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo vùng, địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hình thành và phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng. Hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo trên cơ sở liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ với các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu.

Thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển của vùng và của các địa phương trong vùng; ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, có hợp tác chuyển giao công nghệ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Phát triển mạnh công nghiệp văn hóa trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống

Về phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế – xã hội: Tập trung bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, nhất là di tích lịch sử – văn hoá quốc gia trước những tác động, ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế khác như các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn liền với các triều đại Đinh, Lý, Trần… trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và các khu di tích quốc gia, đền, chùa; rà soát, phục dựng, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị, di tích lịch sử, di sản văn hóa của các địa phương.

Đẩy mạnh liên kết giữa các lĩnh vực văn hóa nhằm tận dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng cho phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong vùng; phát huy vai trò kết nối của trung tâm quốc gia – Hà Nội, trung tâm vùng trong hoạt động văn hóa; phát triển mạnh công nghiệp văn hóa trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống. Chú trọng liên kết phát triển văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước gắn với hình thành và phát triển các hành lang kinh tế kết nối với các trung tâm động lực của các tỉnh trong vùng với các vùng khác. Hình thành liên kết vùng kết nối các công trình di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long – Phố Hiến – Tam Chúc – Bái Đính – Chùa Hương, gắn với hạ tầng giao thông kết nối vùng Hà Nội – Hưng Yên – Hà Nam – Ninh Bình.

Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng

Đảm bảo hệ thống đô thị vùng phát triển cân đối, bền vững, có mối liên kết chặt chẽ với khu vực nông thôn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Tập trung phát triển hệ thống đô thị trong vùng hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất để vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng đô thị lớn, có tỷ lệ đô thị hóa cao và chất lượng sống tốt. Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch đô thị (theo mô hình TOD). Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng và các sông lớn trong vùng, đáp ứng yêu cầu thoát lũ, phòng, chống thiên tai, khai thác, sử dụng hiệu quả không gian, quỹ đất.

Phát triển các trung tâm hành chính tỉnh, thành phố để tăng cường liên kết, hình thành các chuỗi đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa.

Thực hiện đồng bộ các chính sách, đầu tư các công trình hạ tầng đô thị giảm tải ùn tắc, chống ngập cho các đô thị lớn (nhất là các thành phố Hà Nội, Hải Phòng), thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; tiếp tục thực hiện di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội. Có chính sách đủ mạnh đảm bảo đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở trong khu công nghiệp cho người lao động và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là cho công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp…





Nguồn: https://baohungyen.vn/ban-hanh-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-vung-dong-bang-song-hong-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-20-3176071.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Văn Giang trước kỳ họp...

Ngày 17/10, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gồm các đồng chí: Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Đại Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Báo Hưng Yên điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia...

Bài phát biểu chào mừng Hội thảo khoa học cấp quốc gia, chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu,...

Kính thưa: Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Kính thưa các đồng chí chủ trì Hội thảo;Kính thưa: Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thưa: các đồng chí đại diện lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương; Thưa các chuyên gia, các nhà khoa học; Thưa quý vị đại biểu,...

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Hội thảo khoa học quốc gia “Con người, quyền con người là trung...

Các đồng chí thân mến! Tôi hoan nghênh và đánh giá cao Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức. Do điều kiện công tác...

Phù Cừ: Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Phù Cừ đã thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, qua đó, tạo điều kiện giúp nhiều hộ dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.  Để triển khai hiệu quả chương trình tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để...

Cùng tác giả

Dự án chế biến và nâng cao giá trị sản phẩm nhãn lồng vào chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp xanh

Dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến nông sản gắn với phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản nhãn lồng Hưng Yên” của Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỵ, Nguyễn Thị...

Hướng nghiệp học sinh từ sớm thông qua những chuyến đi thực tế

Các em học sinh Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM) tham quan tìm hiểu tại Nhà máy mì Acecook – Ảnh: THANH HIỆP Ngày 17-10, các em học sinh Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã có chuyến đi thực tế và học tập nhiều điều mới khi đến tham Nhà máy mì Acecook Việt Nam. Hơn 45 em học sinh cùng giáo viên trường được nghe giới thiệu về quá trình hình thành và...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Văn Giang trước kỳ họp...

Ngày 17/10, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gồm các đồng chí: Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Đại Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc...

Tử vong vì chữa viêm gan B bằng thuốc Nam không rõ nguồn gốc

Sau thời gian chữa viêm gan B bằng thuốc Nam, chức năng gan của người bệnh chỉ còn đạt được 13,6%, hôn mê sâu và đã không qua khỏi. Bệnh nhân B.T.H. nữ 47 tuổi ở Lạc Sơn, Hòa Bình nhập viện trong tình trạng suy gan nặng trên nền xơ gan viêm gan virus B kèm theo tình trạng viêm phổi và có nguy cơ hôn mê gan rất cao, bụng chướng, vàng da, vàng mắt. Các bài thuốc Nam của...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Báo Hưng Yên điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia...

Cùng chuyên mục

Phù Cừ: Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Phù Cừ đã thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, qua đó, tạo điều kiện giúp nhiều hộ dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.  Để triển khai hiệu quả chương trình tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để...

Khai trương 5G tại Hưng Yên

Ngày 15/10, Viettel Hưng Yên tổ chức quảng cáo lưu động khai trương 5G tại Hưng Yên nhân kỷ niệm 20 năm Viettel kinh doanh dịch vụ di động (15/10/2004 – 15/10/2024. 5G là thế hệ thứ năm của công nghệ di động không dây, với đặc tính tốc độ cao, độ trễ thấp, có khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn các công nghệ khác từ 10 - 100 lần… Hiện nay, Viettel đã lắp đặt và...

Những người dành trọn tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương

Sinh ra và lớn lên ở làng có nghề truyền thống, hơn ai hết những người con nơi đây trân quý những giá trị truyền thống ông cha đã dày công xây dựng. Để từ đó, bằng trách nhiệm, tình yêu và nhiệt huyết, những người trẻ nơi đây tiếp tục gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của quê hương. “Bén duyên” với nghề làm nón lá từ bé, đến nay chị Phạm Thị Dinh ở thôn Mão Cầu,...

Tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Ngày 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Công điện số 2947/CĐ-UBND về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh điện: Giám đốc các sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương;...

Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, những ngày này, công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi được ngành chức năng, chính quyền địa phương và Nhân dân tích cực triển khai, thực hiện. Đây là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.  Sau khi được phân bổ 2,4 nghìn lít hóa chất thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc...

Giải quyết việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, đa dạng hóa các hình thức kết nối cung - cầu lao động… đó là những giải pháp tỉnh đã và đang triển khai thực hiện nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động. Hiện nay, tỉnh có 10/17 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và...

Phát động Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Ngày 8/10, tại Nhà văn hóa huyện Văn Lâm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị phát động Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 (10/10). Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, việc thực...

Đất dành xây dựng đô thị toàn tỉnh đạt hơn 207 km2

Theo tổng hợp của các địa phương, đến nay, diện tích đất dành xây dựng đô thị trong toàn tỉnh đạt hơn 207 km2, chiếm hơn 22% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Một số đô thị, khu vực đô thị có diện tích lớn như: Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm, khu vực phát triển đô thị huyện Văn Giang. Theo Nghị quyết số 29-NQ/TU...

Bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã

Ngày 7/10, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã. Tham gia lớp bồi dưỡng có hơn 40 học viên là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm soát viên, cán bộ làm chuyên môn, kỹ thuật của 30 hợp tác xã ở thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động.  Trong thời gian từ ngày 7 đến 9/10, các học viên được bồi dưỡng...

Hưng Yên có 1 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Ngày 27/9/2024, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 849/QĐ/HNDTW về việc công nhận 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập. Những hợp tác xã được bình chọn năm 2024 là các hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định, có thời gian hoạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất