Powered by Techcity

Bài 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay


Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng chính là quá trình phát huy tối đa nhân tố con người. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, phát triển bền vững đất nước. 

Lễ hội truyền thống làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm
Lễ hội truyền thống làng Nôm, xã Đại Đồng (Văn Lâm)

Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất có truyền thống văn hiến từ lâu đời. Cùng với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã tạo nên Hưng Yên thành vùng đất “địa linh nhân kiệt” với đầy đủ các giá trị đạo đức cao đẹp, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ thế kỷ 16 – 17, là trung tâm của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến – một thương cảng lớn nhất ở Đàng Ngoài nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, từng được ví như một “Tiểu Tràng An” của Việt Nam. Hưng Yên là nơi sinh dưỡng nhiều nhân tài gắn với lịch sử vẻ vang của dân tộc như: Triệu Quang Phục, Phạm Bạch Hổ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình; các nhà hoạt động chính trị, những người chiến sĩ cộng sản kiên trung như: Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Bùi Thị Cúc… Hưng Yên còn là vùng đất có truyền thống hiếu học, tinh thần ham học nhất là về cử nghiệp và thi thư được sử sách lưu danh, nhân dân tôn trọng, tiêu biểu như: Tống Trân, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Công Trứ, Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tiến sĩ, thi sĩ Chu Mạnh Trinh, Giáo sư Dương Quảng Hàm, Nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nhà thơ Phạm Huy Thông, soạn giả chèo Nguyễn Đình Nghị … Hưng Yên vinh dự là quê ngoại của Bác Hồ, là quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo của Đảng; ngày nay người dân Hưng Yên càng tự hào phát huy truyền thống quê hương văn hiến, cách mạng nhiều người con ưu tú được sinh ra trên mảnh đất Hưng Yên đã và đang cùng Đảng ta, nhân dân ta lãnh đạo đất nước, tiêu biểu là đồng chí Tô Lâm – Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hòa cùng dòng chảy của văn hóa dân tộc, hiện nay, Hưng Yên còn lưu giữ, bảo tồn được hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng, phong phú với 1802 di tích, có 03 di tích – cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt (hiện đang lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Đa Hòa – Dạ Trạch, huyện Khoái Châu); 176 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 272 di tích – cụm di tích xếp hạng cấp tỉnh, 567 lễ hội truyền thống mang đậm văn hóa, phong tục Việt như lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến, Lễ hội đền Phù Ủng, Lễ hội Đa Hòa, Lễ hội đền hóa Dạ Trạch, Lễ hội cầu mưa, Lễ hội đền Tống Trân, Lễ hội đền An Xá (Đậu An)…; các di sản văn hóa phi vật thể như hát Ca trù, hát Trống quân, hát chèo và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, cùng với hàng trăm làng nghề truyền thống: Làng nghề tương Bần, hương xạ thôn Cao, làng nghề đúc đồng Lộng Thượng, làng nghề chạm bạc Huệ Lai; làng nghề đan đó Thủ Sỹ; làng trồng hoa cây cảnh Văn Giang…; là vùng đất có nhiều đặc sản nổi tiếng: nhãn lồng Hưng Yên, gà Đông Tảo, bún thang, chè sen long nhãn, bánh cuốn Phú Thị, bánh răng bừa Phụng Công, chả gà Tiểu Quan, ếch om Phượng Tường, cam Hưng Yên, vải lai chín sớm Phù Cừ, vải trứng Hưng Yên… những truyền thống văn hiến và nhiều di sản văn hóa  truyền thống: phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú, đặc sắc góp phần tạo nên nét bản sắc văn hóa riêng của tỉnh. 

Sau hơn 27 năm tái lập, văn hóa, con người Hưng Yên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng nguồn nhân lực, chất lượng hoạt động. Các thiết chế văn hóa, nhất là ở cơ sở từng bước được đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa đồng bộ hơn. Các sự kiện, hoạt động văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng góp phần quảng bá mảnh đất và con người Hưng Yên đến với bạn bè trong nước và quốc tế, các sản phẩm văn hóa phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng Gia đình văn hóa, Làng, Tổ dân phố văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước được phát động rộng khắp, từng bước thấm sâu vào ý thức của người dân được đông đảo các tầng lớp nhân hưởng ứng tham gia; truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng được khôi phục và phát huy; nhiều phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn, đầy lùi. Các giá trị mới về văn hóa, con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập dần được hình thành và khẳng định.

Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm thỏa đáng việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người; cơ sở vật chất chưa đồng bộ, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công cộng chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, công nhân lao động, trẻ em; công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa chưa nhiều; các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa có tiến bộ bước đầu nhưng chưa rộng khắp, việc thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển công nghiệp văn hóa còn hạn chế; đội ngũ làm công tác văn hóa và công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật còn yếu và thiếu, công tác hỗ trợ đào tạo tài năng, chế độ chính sách đối với diễn viên và người hoạt động nghệ thuật còn thấp. Chưa có nhiều tác phẩm phản ánh những thành tựu xây dựng và phát triển quê hương, đất nước…

Nghi thức Tế lễ tại lễ hội truyền thống Đền Thiên Hậu (thành phố Hưng Yên)
Nghi thức Tế lễ tại lễ hội truyền thống Đền Thiên Hậu (thành phố Hưng Yên)

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra chủ trương: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam… kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Để tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phát triển văn hóa, con người Hưng Yên, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh với những mục tiêu, lộ trình phát triển, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu với tỉnh cụ thể hóa các Nghị quyết, chương trình, hành động về lĩnh vực văn hóa, chú trọng thực hiện có hiệu quả các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. Thường xuyên rà soát,  tham mưu sửa đổi bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh về phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Tập trung bố trí nguồn lực và các điều kiện cần thiết để tổ chức thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực văn hóa; khơi dậy ý chí, khát vọng của mỗi người dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Thứ hai, Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hưng Yên toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại; coi trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường và xã hội với các đặc tính: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trọng đạo lý, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Giáo dục nâng cao ý thức, ứng xử và hành vi chuẩn mực văn hóa trong Nhân dân; khuyến khích khát vọng vươn lên, tích cực sáng tạo, cống hiến cho cộng đồng; phát huy tinh thần tương thân, tương ái; đức tính tự trọng, tự chủ, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, đặc biệt trong thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục thể thao để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, tuổi thọ, tâm hồn, tình cảm cao đẹp. Gắn giáo dục tri thức với giáo dục đạo đức, thể chất, kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm ổn định, phúc lợi xã hội cho nhân dân. 

Thứ ba, phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc định hướng thị hiếu, thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân và xã hội; lồng ghép chương trình giáo dục nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống như hát chèo, hát ca trù, hát trống quân vào giảng dạy trong trường học để nâng cao hiểu biết, khả năng cảm thụ nghệ thuật, đồng thời góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và địa phương, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu, sở trường. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 nhằm xây dựng mỗi gia đình ở Hưng Yên, là một tế bào lành mạnh của xã hội, nơi nuôi dưỡng nhân cách con người, có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”…

Thứ tư, từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; xây dựng môi trường, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đề cao vai trò, trách nhiệm và các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình; đa dạng việc huy động nguồn lực đầu tư và tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các địa phương. Từng bước xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục quán triệt thực hiện Kết luận số 721- KL/TU ngày 31/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18 – NQ/TU ngày 8/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. 

Thứ năm, tập trung nguồn lực xây dựng các điểm du lịch có tài nguyên văn hoá hấp dẫn gắn với các di tích, khu di tích trọng điểm của tỉnh theo Quy hoạch đã được phê duyệt: Khu di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung (huyện Khoái Châu); quần thể di tích lịch sử quốc gia Đình Đại Đồng, chùa Nôm (huyện Văn Lâm); khu di tích Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, (huyện Yên Mỹ); di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá (huyện Tiên Lữ); di tích Đậu Dung gắn với trung tâm đồng bằng Bắc Bộ ( huyện Tiên Lữ ); đền Phù Ủng (huyện Ân Thi);… trong đó, đặc biệt là quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 27/5/2010. Xây dựng phương án bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng, không ngừng tái tạo và lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thế từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác tại cộng đồng như các loại hình nghệ thuật truyền thống hát ca trù, trống quân, hát chèo. Lựa chọn những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch xem xét đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia như: Lễ hội đình Quan Xuyên (huyện Khoái Châu); làng nghề đúc đồng Lộng Thượng (huyện Văn Lâm); làng nghề chạm bạc Huệ Lai (huyện Ân Thi), làng Hương Cao Thôn (TP.Hưng Yên)… Tiếp tục đầu tư tu bổ, chống xuống cấp đối với các di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh; giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch mang bản sắc của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước; tham mưu xây dựng cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư từ nguồn xã hội hóa để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, Đa dạng các hoạt động nghệ thuật biểu diễn; phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa các cấp; bảo đảm cán bộ văn hoá phải là người có nhiệt huyết, am hiểu sâu, rộng về văn hoá, con người Hưng Yên, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức các hoạt động để phát triển văn hoá, con người Hưng Yên. Tăng cường công tác phối hợp đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, hoạt động giao lưu văn hóa với quy mô quốc gia. Xây dựng cơ chế, tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng nghệ thuật; tạo điều kiện, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật; có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. 

Thứ bảy, có giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh. Từng bước nghiên cứu, vận hành phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa, ưu tiên đầu tư vào một số ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế của tỉnh như: Nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, nhiếp ảnh, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa tâm linh… nhằm khai thác, phát huy những tiềm năng và các giá trị đặc sắc văn hóa của tỉnh. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại và ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa nước ngoài giới thiệu tiềm năng văn hóa, con người Hưng Yên. Thúc đẩy gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hoá và ngoại giao kinh tế, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm văn hoá của tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của toàn cầu về văn hóa.

Thứ tám, tập trung, tăng nguồn kinh phí chi đầu tư ngân sách cho các công trình văn hóa trọng điểm và các công trình nghiên cứu văn hóa, sáng tạo văn học, nghệ thuật để có công trình, sản phẩm chất lượng, có giá trị thực tiễn cao; Có chế độ chính sách khuyến khích, động viên các nghệ nhân trong công tác truyền dạy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp để thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thiết chế văn hoá, khu vui chơi giải trí… quy mô lớn, mang đậm bản sắc văn hóa Hưng Yên.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước. Bác đã nêu một chân lý đã đi vào lịch sử: “Văn hóa soi đường quốc dân đi”. Văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Do vậy, cùng với những nhiệm vụ phát triển, kinh tế, xã hội của tỉnh, để sự nghiệp xây dựng và phát triển Văn hóa, con người Hưng Yên trong thời gian tới đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ngoài sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, chúng tôi trân trọng đề nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, các Ban, Bộ, ngành trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm hơn nữa; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các địa phương chặt chẽ, đồng bộ hơn nữa để xây dựng Hưng Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh, trở thành Trung tâm di sản văn hóa đặc sắc tại khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước- một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn, sớm đưa Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2037, đến năm 2050 là thành phố thông minh, nơi đáng sống của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng như Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

Đỗ Hữu Nhân
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Giá trị văn hóa của vùng đất Hưng Yên văn hiến và cách mạng

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa ở tỉnh Hưng Yên





Nguồn: https://baohungyen.vn/bai-3-thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-phat-trien-van-hoa-con-nguoi-hung-yen-trong-boi-canh-hien-nay-3175494.html

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Ngày 20/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản. Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Cùng tác giả

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Mãn nhãn cây bưởi cảnh trĩu trịt quả, giá 800 triệu đồng

(VTC News) – Cây bưởi cảnh này cao khoảng 5 mét, tán rộng khoảng 6 mét với hàng trăm quả chín vàng, lúc lỉu trên cành. Thị trường cây cảnh Tết 2025 dần trở nên sôi động với sự xuất hiện của muôn vàn loại cây cảnh độc lạ. Tại Văn Giang (Hưng Yên), hàng nghìn cây bưởi cảnh, quất cảnh…tề tựu hai bên đường tỉnh 379, khiến ai đi qua cũng phải ngạc nhiên, thích thú. Trong số đó, nổi bật...

Cùng chuyên mục

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024 

Tối 12/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có đồng chí Quách Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham gia đêm chung khảo có 18 tiết mục nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy hiện đại đến từ các công đoàn cấp trên trực...

Sức hút chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại Hưng Yên

Chỉ còn ít ngày nữa, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đêm diễn thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Vinhomes Ocean Park 3 (Văn Giang). Đây là một trong những sự kiện âm nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng… khiến người hâm mộ Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung hết sức mong chờ...

Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), ngày 9/12, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh  tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ". Tới dự có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Tại Chương trình...

Chương trình nghệ thuật biểu diễn vở cải lương chính luận “Nợ nước non”

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 7/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao...

VAPA công bố 26 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất năm 2024

Ngày 26/11, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã công bố 26 tác phẩm ảnh đoạt giải Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc năm 2024. Năm nay có 26 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất đạt giải thưởng: 02 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 19 Huy chương Đồng. Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc là giải thưởng cao nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm...

Vun đắp tình yêu di sản văn hóa cho học sinh

Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại Bảo tàng tỉnh luôn có sức hấp dẫn đối với học sinh. Qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Cùng với đó, được tận mắt ngắm nhìn những hiện vật mà trước kia các em chỉ được biết...

Hưng Yên có thêm 1 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt 

Ngày 26/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16, năm 2024. Theo đó, trong đợt này, cả nước có 6 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; trong đó, Hưng Yên có thêm 1 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt là: Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Đa Hòa...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Khắc Hào đoạt Huy chương Vàng Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào...

Tối 25/11, tại Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công an; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải Cuộc...

Bế mạc Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024 

Tối 24/11, tại Bảo tàng tỉnh (thành phố Hưng Yên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024.  Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024 được tổ chức từ ngày 19 đến 24/11 với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; trưng bày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất