Powered by Techcity

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm


Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án.

Hoạt động xây dựng nhà ở dân sinh tại xã Ngô Quyền (Tiên Lữ) bị chậm trễ do thời tiết không thuận lợi và khó bố trí đủ lao động
Hoạt động xây dựng nhà ở dân sinh tại xã Ngô Quyền (Tiên Lữ) 

Thông thường, những tháng cuối năm, đặc biệt từ tháng 8 trở đi, thời tiết tại tỉnh Hưng Yên chuyển sang hanh khô, mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động xây dựng. Thế nhưng, năm nay, tình hình thời tiết lại diễn biến phức tạp. Sau những tháng hè nắng nóng kéo dài, bão, lũ và mưa lớn xuất hiện, gây ra gián đoạn cho nhiều công trình. Trong khi đó, ngay từ những tháng đầu năm, hoạt động xây dựng, đầu tư hạ tầng đã diễn ra sôi nổi ở tất cả các địa phương trong tỉnh với hàng trăm dự án lớn nhỏ như: Giao thông, đô thị, khu công nghiệp… Bên cạnh đó là hoạt động xây dựng nhà ở, công trình dân dụng với gần 1 nghìn ngôi nhà xây mới, nâng cấp, sửa chữa.

Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ thầu xây dựng công trình đường giao thông tại huyện Khoái Châu cho biết: Mưa nhiều khiến chúng tôi phải tạm dừng thi công nhiều lần. Các hạng mục bê tông, nền móng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi độ ẩm, dẫn đến việc phải chờ thời tiết khô ráo hơn để tiếp tục thi công. Chỉ tính riêng công trình của tôi, tiến độ đã chậm hơn dự kiến gần 2 tháng.

Các công trình giao thông và hạ tầng vốn cần sự khô ráo và ổn định của thời tiết để tiến hành các hạng mục như đổ bê tông, lát đá, hoặc trải bê tông nhựa. Mưa nhiều không chỉ làm chậm tiến độ mà còn gây nguy cơ hư hại các phần đã thi công, dẫn đến chi phí sửa chữa, bảo trì tăng cao. Các nhà thầu đứng trước áp lực không chỉ về thời gian mà còn về tài chính khi phải tăng nhân lực, vật tư để khắc phục hậu quả của thời tiết xấu.

Tổng số vốn theo kế hoạch đầu tư công năm 2024 trên địa bàn thành phố Hưng Yên là gần 693 tỷ đồng, với 86 công trình. Như Dự án Đường giao thông liên xã Phú Cường – Hùng Cường năm nay được bố trí nguồn vốn 13,6 tỷ đồng, đến tháng 8 đã giải ngân được 6 tỷ đồng. Hiện nay, công trình đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đang cần đẩy mạnh việc thi công nền đường nhưng phải chững lại gần 1 tháng nay do ảnh hưởng của thời tiết, mưa, lũ.

Ngoài yếu tố thời tiết, sự thiếu hụt lao động cũng đang là một thách thức lớn với ngành xây dựng tại tỉnh. Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, toàn tỉnh có hơn 18 nghìn lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng, cùng với hơn 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã được cấp phép. Song, với tình hình thực tế xây dựng hiện nay, có rất nhiều công trình đang triển khai, từ các dự án hạ tầng giao thông, đô thị đến các khu dân cư và nhà ở, lực lượng lao động địa phương không thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao này.

Ghi nhận từ các địa phương, dù đã có sự điều chuyển lao động từ các tỉnh lân cận đến làm việc, nhưng nguồn nhân lực vẫn thiếu hụt. Các công nhân lành nghề thường tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, hoặc các khu công nghiệp, nơi họ được trả lương cao hơn. Việc thiếu nhân lực lao động trong ngành xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ đầu tư xây dựng.

Ông Trần Đình Phúc, một nhà thầu tại huyện Văn Lâm, chia sẻ: Chúng tôi phải thuê thêm 50% lao động ngoại tỉnh từ tháng 5 đến nay, nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng. Do người lao động vừa làm vừa học, công việc thường kéo dài hơn dự kiến, chưa kể có những công trình phải tạm dừng do không đủ nhân lực. Để thu hút và giữ lao động, chi phí phục vụ trả lương cũng tăng lên từ 15 đến 20%.

Trước tình hình này, ngành xây dựng Hưng Yên đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để vượt qua khó khăn. Sở Xây dựng đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung nguồn lực, ưu tiên hoàn thiện những hạng mục quan trọng, đồng thời tăng cường sử dụng công nghệ và máy để giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động thủ công. Đặc biệt, việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hợp tác, chia sẻ nguồn lực lao động cũng được đề xuất như một giải pháp trước mắt. Đối với các công trình lớn, Sở Xây dựng yêu cầu nhà thầu cần lên kế hoạch dự phòng, chủ động điều chỉnh tiến độ thi công phù hợp với điều kiện thời tiết và nguồn lao động hiện có. Ngoài ra, ngành xây dựng khuyến cáo các nhà thầu đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn lao động, nhất là trong điều kiện thời tiết bất thuận, mưa bão. Các công trình nên ưu tiên hoàn thành những hạng mục ngoài trời khi thời tiết khô ráo và tăng cường biện pháp bảo vệ kết cấu công trình trong thời gian mưa lớn để tránh thiệt hại.

Bên cạnh đó, để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, tỉnh đã có chủ trương tăng cường đào tạo nghề cho lao động địa phương, đồng thời kết nối với các địa phương lân cận nhằm huy động thêm lực lượng lao động. Đây là giải pháp dài hạn giúp cải thiện nguồn nhân lực trong ngành xây dựng của tỉnh.

Vi Ngoan





Nguồn: https://baohungyen.vn/kho-khan-cua-nganh-xay-dung-trong-nhung-thang-cuoi-nam-3175601.html

Cùng chủ đề

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường sau mưa lũ

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh nỗ lực, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để găm hàng, tăng giá. Theo báo cáo của Sở Công Thương, trước và sau mưa lũ, tình hình...

Hạ tầng giao thông xã Hoàng Hanh bị hư hại do mưa lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, do mưa lớn kéo dài kèm với nước sông Hồng dâng cao đã gây ngập lụt, sạt lở, ách tắc cục bộ một số tuyến giao thông tại xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên), ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Ngày 14/9, làm việc với đại diện UBND xã Hoàng Hanh, chúng tôi được biết, từ ngày 7 đến 12/9, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa...

Cùng tác giả

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường sau mưa lũ

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh nỗ lực, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để găm hàng, tăng giá. Theo báo cáo của Sở Công Thương, trước và sau mưa lũ, tình hình...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường sau mưa lũ

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh nỗ lực, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để găm hàng, tăng giá. Theo báo cáo của Sở Công Thương, trước và sau mưa lũ, tình hình...

Hạ tầng giao thông xã Hoàng Hanh bị hư hại do mưa lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, do mưa lớn kéo dài kèm với nước sông Hồng dâng cao đã gây ngập lụt, sạt lở, ách tắc cục bộ một số tuyến giao thông tại xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên), ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Ngày 14/9, làm việc với đại diện UBND xã Hoàng Hanh, chúng tôi được biết, từ ngày 7 đến 12/9, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa...

Miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi thiên tai

Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 4062/TTC-CS yêu cầu các Cục Thuế tại 26 tỉnh, thành phố triển khai hướng dẫn người nộp thuế, bị thiệt hại do Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, thực hiện các thủ tục hồ sơ miễn, giảm và gia hạn nộp thuế. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và...

Bài 2: Kịp thời động viên, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ

Hậu quả của bão số 3 và ngập lụt do nước từ thượng nguồn đổ về đã gây nhiều thiệt hại cho Nhân dân trong tỉnh. Cùng với công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, công tác cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng đã và đang được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đội thiện nguyện trong và ngoài tỉnh thực hiện trên tinh thần: “Đảng...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Đoàn kết, vững vàng vượt qua bão lũ

Những ngày vừa qua, thiên tai bão lũ dồn dập, sau siêu bão YAGI tiếp tục là mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong tỉnh. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy; sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh cùng sự chung sức, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm

Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương của tỉnh tập trung phối hợp với đơn vị đẩy nhanh tiến độ các bước trong quá trình đầu tư, thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn để các dự án của tỉnh triển khai theo đúng tiến độ. Đến nay, nhiều công trình, dự án quan trọng có vai trò động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh...

Toàn tỉnh vận hành 118 trạm bơm tiêu úng

Do ảnh hưởng của lũ trên sông Hồng, sông Luộc lên cao sau cơn bão số 3, đến ngày 12/9, toàn tỉnh chỉ hoạt động bơm tiêu tại 5 trạm bơm gồm: Liên Nghĩa, Nghi Xuyên, Bảo Khê, Mai Xá và La Tiến.  Từ ngày 13/9, nước trên các sông Hồng, sông Luộc rút xuống thấp, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai vận hành các trạm bơm tiêu trong toàn...

Rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Hồng tại Hưng Yên

Lúc 11 giờ ngày 14/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 5,49m (dưới báo động 1 là 1cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 12 giờ ngày 14/9/2024.  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên; các sở,...

Rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Luộc tại...

Lúc 20 giờ ngày 13/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 6,28m (dưới báo động 2 là 2cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 21 giờ ngày 13/9/2024. Mực nước trên sông Luộc hồi 20 giờ ngày 13/9/2024 tại Trạm thủy văn La Tiến là 4m (dưới báo động 1 là 20cm), Ban Chỉ huy PCTT và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất