Powered by Techcity

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ


Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân.

Khẩn trương xử lý sự cố sạt lở trên đê thuộc địa bàn thành phố Chí Linh. (Ảnh: TTXVN phát)

Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở… nên đã giảm thiểu được thiệt hại.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ qua đó đã hướng dẫn cho 51.319 tàu cá/219.913 người và phương tiện, tàu vận tải hoạt động trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú về nơi tránh trú; tổ chức sơ tán 52.979 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, nhà yếu đến nơi an toàn; sơ tán, di dời 74.526 hộ/130.246 người tại các vùng ngập sâu do lũ đến nơi an toàn.

Lực lượng quân đội đã huy động 438.275 người, 6.642 phương tiện ứng phó với bão; 107.911 lượt người và 2.142 lượt phương tiện ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét; lực lượng công an huy động hơn 150.000 cán bộ, chiến sỹ tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Các cấp chính quyền cơ sở, lực lượng xung kích, đoàn thanh niên… được huy động tối đa triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ. Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với ngập úng, lũ lụt, đảm bảo an toàn các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu; tổ chức ứng trực vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

Theo báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại của nông nghiệp thống kê đến 6h ngày 15/9/2024 cụ thể: 190.358ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 48.727ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 31.745ha cây ăn quả bị hư hại; 3.269 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 21.786 con gia súc, 2.621.106 con gia cầm bị chết…

Về sự cố đê điều, có 305 sự cố, trong đó có 182 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên; 123 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III: 01 sự cố vỡ đê (Tuyên Quang). Tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu trên 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.

Để ứng phó khẩn cấp với mưa lũ, sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão lũ, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước mắt đối với vùng đồng bằng, ven biển, tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình và khắc phục ngay các sự cố trên các tuyến đê sau lũ vì hiện nay, lũ trên các triền sông vẫn ở mức rất cao (báo động 3, trên báo động 3), uy hiếp đến an toàn hệ thống đê điều; các địa phương cần tiếp tục triển khai công tác hộ đê, xử lý kịp thời các sự cố đê.

Nước trên sông Hồng đoạn qua xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên đã rút. (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)

Tránh tình trạng chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê; khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét;

Huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thuỷ lợi để tiêu úng cứu diện tích lúa và hoa màu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão; tập trung khắc phục sớm sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,…

Đối với khu vực miền núi phía Bắc, tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích tại sự cố cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và mất tích do lũ, lũ quét, sạt lở đất (Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng,…);

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh;

Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn (nguy cơ cao có thể xảy ra sạt lở sau thời gian mưa lớn kéo dài, đất bão hoà nước; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở;

Kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

Về lâu dài thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn; Chiến lược phòng, chống thiên tai quốc gia, Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia,…; tăng cường dự báo, cảnh báo, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng mưa phục vụ cảnh bảo lũ quét, sạt lở đất; hoàn thành phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản; rà soát, sửa đổi các bất cập trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình (thời gian mùa lũ, quy định về tích nước sớm, quy định, quy trình trong tình huống khẩn cấp).

Cống cầu Xe thuộc Hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) là công trình quan trọng trong công tác thoát lũ của toàn hệ thống. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, xây dựng hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa.

Vận hành hiệu quả, an toàn công trình hồ chứa và vùng hạ du, nhất là các hồ chứa quan trọng đặc biệt: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo quy định; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu; xây dựng, lắp đặt các trạm cảnh báo lũ quét tự động tại những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét;

Tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các công trình xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ; củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển đảm bảo chống chịu được với các trận bão rất mạnh như bão số 3 và kiểm tra, rà soát, có phương án xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu, các vị trí bị sự cố trong đợt mưa lũ vừa qua; Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông theo quy định của Luật Đê điều và Nghị Quyết 24-NQ/TW Ban Chấp hành trung ương ngày 03/6/2013 là bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu và các sông lớn khác.

Cùng với đó, rà soát, bố trí sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới;

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc làm gia tăng rủi ro thiên tai; rà soát quy định về việc để người trên các tàu vận tải (nhất là tàu pha sông biển) trong các tình huống bão rất mạnh như bão số 3 để đảm bảo an toàn cho người trên phương tiện;

Mở rộng khẩu độ thoát lũ các công trình qua sông, suối không đảm bảo khả năng thoát lũ; thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét;

Các Trạm bơm vận hành hết công suất để tiêu úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: TTXVN phát)

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, phòng hộ; tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả nổi bật trong triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ sau bão, thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn, còn có những khó khăn, tồn tại về cảnh báo tác động, dự báo, cảnh báo sớm nguy cơ thiệt hại do bão, mưa lũ; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó thiên tai, cứu hộ cứu nạn;

Công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng chưa đảm bảo sức chống chịu được với cường độ bão, lũ lịch sử như vừa qua; chưa có bản đồ nguy cơ sạt lở đất lũ quét tới từng thôn, bản để người dân biết cũng như phục vụ công tác di dời, tái định cư hay công tác chỉ đạo ứng phó…; quá trình đô thị hoá, xây dựng công trình, lấn chiếm làm giảm khả năng thoát lũ các tuyến sông, suối gây ngập úng kéo dài…

Cùng với đó là bài học cảnh tỉnh cho các địa phương cho việc khai thác, sử dụng bãi sông. Công tác tuần tra canh gác đê tại một số địa phương chưa nghiêm túc, còn chủ quan, lơ là hoặc có nơi chưa xây dựng lực lượng quản lý đê chuyên trách theo quy định của Luật Đê điều…/.

https://www.vietnamplus.vn/bo-nnptnt-dua-ra-cac-giai-phap-khoi-phuc-san-xuat-sau-bao-lu-post976877.vnp#google_vignette





Nguồn: https://baohungyen.vn/bo-nn-ptnt-dua-ra-cac-giai-phap-khoi-phuc-san-xuat-sau-bao-lu-3175468.html

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Ngày 20/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản. Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Cùng tác giả

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025 được tổ chức ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam – từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai. “Tôi đã ngồi trong đêm diễn có hơn 50.000 khán giả. Tất cả khán giả cùng hát vang những điệu chèo,...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Chợ hoa xuân Ất Tỵ ở thành phố Hưng Yên dự kiến tổ chức từ ngày 5/1/2025 đến hết ngày 28/1/2025

Theo kế hoạch của thành phố Hưng Yên, Chợ hoa xuân Ất Tỵ năm 2025 dự kiến tổ chức từ ngày 5/1/2025 đến hết ngày 28/1/2025 (tức từ ngày 6 đến 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024). Chợ hoa được tổ chức tại 2 bên vỉa hè đoạn đường giáp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao với đường Chùa Đông, phường Hiến Nam. Đây là hoạt động thường niên được thành phố Hưng Yên...

Người trồng đào hối hả chuẩn bị cho dịp tết

Những ngày này, nông dân các địa phương trồng đào đang tất bật cho công đoạn tuốt lá, tập trung chăm sóc, chuẩn bị công đoạn nuôi mắt, cho đào ra nụ, nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Đã từ lâu, làng đào Ngọc Đà, xã Tân Quang (Văn Lâm) được nhiều người biết đến. Hiện nay, thôn Ngọc Đà có trên 10 héc-ta trồng đào. Đối với người dân thôn Ngọc Đà, trồng đào đã trở thành một...

Hưng Yên: Gieo cấy 23,6 nghìn héc-ta lúa vụ xuân

Vụ xuân năm 2025, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 23,6 nghìn héc-ta lúa; trong đó, gieo cấy 100% trà xuân muộn, gieo cấy lúa chất lượng cao từ 70% diện tích trở lên; phấn đấu năng suất đạt 67-69 tạ/héc-ta. Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn với diện tích khoảng 1 nghìn héc-ta. Toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành gieo cấy trong tháng 2 nhưng không quá ngày...

Nhân rộng mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men IMO

Thực hiện Đề án "Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023 - 2026" (Đề án), qua khảo sát, đánh giá của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh, lượng rác hữu cơ thải ra môi trường giảm khoảng 50%. Qua đó, góp phần quan...

Hưng Yên có 1 sản phẩm đoạt giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024

Tại lễ tôn vinh 100 sản phẩm tiêu biểu của các hợp tác xã (HTX) trong toàn quốc và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức, tỉnh Hưng Yên có 1 sản phẩm là ổi lê Đài Loan của HTX rau, củ, quả an toàn Văn Giang (thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, Văn Giang) được tôn vinh. Đây là giải thưởng ghi nhận, tôn vinh các...

Khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Ngày 13/12,  Sở Công Thương tổ chức lễ khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2024 tại cửa hàng của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh Hồng Nam, ở địa chỉ số 135 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam (thành phố Hưng Yên).  Hiện nay, cửa hàng của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh Hồng Nam giới thiệu và bày bán khoảng...

Hợp tác xã sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp Hồng Nam: Hướng đi mới, lợi nhuận tăng

Hợp tác xã (HTX) sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) được thành lập năm 2022, ban đầu có 8 thành viên, nay phát triển lên 10 thành viên, quy mô sản xuất 3 héc-ta. Lĩnh vực chính là trồng, thu mua và chế biến các sản phẩm từ quả nhãn. Nắm bắt nhu cầu thị trường, HTX đầu tư nhà xưởng chế biến long nhãn đạt chuẩn HACCP nhằm nâng...

Diễn đàn Khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông năm 2024

Ngày 12/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương phối hợp tổ chức diễn đàn Khu công nghiệp (KCN) trục cao tốc phía Đông (VEHEC) năm 2024 với chủ đề: Liên kết, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng sản...

Thúc đẩy sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung

Đến nay, diện tích trồng cây ăn quả ở tỉnh ta là 15.381 héc-ta. Trong đó, diện tích nhãn có 4.910 héc-ta, sản lượng đạt 39.955 tấn, tăng 0,21% so với năm 2023; vải 1.342 héc-ta, sản lượng đạt 17.202 tấn, tăng 0,15%; chuối đạt 53.245 tấn, giảm 26,5%... Nhiều mô hình trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh đã khẳng định được hướng phát triển bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất