Powered by Techcity

Dương Bích Liên của ‘Nghiêm Liên Sáng Phái’: Tài năng nhưng cô độc giữa đời


Bức “Hào” của Dương Bích Liên. (Ảnh tư liệu)

Dương Bích Liên sống cách biệt cùng những khoảng trống mênh mang trong tranh của mình. Ông chọn một đời cô độc, chết cô độc và bảo toàn phẩm giá nghệ thuật của mình trong thầm lặng.

Bức “Hào” của Dương Bích Liên. (Ảnh tư liệu)

Ngày 17/7/2024 tới đây sẽ là mốc tròn 100 ngày sinh danh họa Dương Bích Liên (1924-1988). Dẫu được đặt cùng bộ tứ với Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên có nhiều nét lạ đi ra từ một số phận và tính cách kỳ lạ.

Bức tranh lận đận, “tốn” của Trần Dần 8 trang giấy

Vào thập niên 1970, Dương Bích Liên đã là cái tên tài năng và quen thuộc của giới trí thức Hà Nội. Ông có một bức tranh về đường hào của quân ta trong cuộc kháng chiến. Ông đặt tên là “Hào,” vẽ cuối năm 1972, giữa những ngày Mỹ ném bom dữ dội xuống Thủ đô và vùng ngoại ô.

Trong ký ức của Nguyễn Hào Hải, một trí thức cùng thời và bạn vong niên trẻ tuổi với Dương Bích Liên, khi biết ông đang vẽ “Hào” thì nhà văn Nguyễn Tuân và nhạc sỹ Văn Cao đều hứng thú. Đến lúc xem tranh, hai ông đi cùng đạo diễn Phạm Văn Khoa (Lửa trung tuyến), ai nấy đều trầm trồ trước vóc dáng của “Hào.” Một bức sơn dầu trên toan khổ lớn hiếm thấy: 1,47m x 2m.

Nhà văn Trần Dần cũng được khơi gợi. Xem tranh, ông rút giấy vở ra viết liền 8-9 trang giấy học trò, ghi tiêu đề là “Hào một tột” với ý nói tác phẩm là một đỉnh cao tột độ.

Để hiểu cho đúng thì “Hào” không chỉ lớn về kích thước vật lý, mà nó thực sự mang tầm vóc ở mặt thẩm mỹ nghệ thuật. Họa sỹ Lê Thiết Cương phân tích thông qua khoảng trống trong tranh Dương Bích Liên:

Danh họa Dương Bích Liên. (Ảnh: Đỗ Huy)

Nếu ở những bức nổi bật nhất nhì như “Mùa lúa chín” hay bảo vật Quốc gia “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc,” khoảng trống có tính hiện thực, thì ở “Hào” khoảng trống mới được nghiêng về tính ước lệ. Toàn bộ tranh toát lên sự tĩnh lặng giống như chính cuộc đời Dương Bích Liên. Nhưng theo họa sỹ Lê Thiết Cương, sự tĩnh lặng ấy phải hiểu theo cách nói Văn Cao với đại ý: Bây giờ không còn tiếng nổ lớn, nhưng vẫn còn tiếng rạn vỡ; hay như nhà Phật gọi là: Sự im lặng sấm sét.

“Mùa lúa chín” (trái) và “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” – hai trong cụm tác phẩm được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. (Ảnh Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Tuy nhiên khi đưa tranh vào một cuộc triển lãm bấy giờ, giá trị của “Hào” bỗng trở nên chông chênh. Theo ông Hải Hào, trong ban giám khảo khi đó xuất hiện các ý kiến trái chiều về cách thể hiện người lính: Không thấy người lính hiên ngang giương cao súng, cờ, không thấy những du kích nhảy phắt khỏi chiến hào… mà ngược lại, trông họ lờ mờ, khom khom. Tác phẩm bị cho là “có vấn đề,” bị treo vào một phòng riêng ở Đại học Mỹ thuật để nhiều người tới phê bình, góp ý kiến tiếp.

Đến khi bức tranh được phép trả về thì Dương Bích Liên không tài nào nhờ được ai vì tranh quá lớn. Một hành trình “sang tay” dài của “Hào” bắt đầu. Ban đầu tranh được một nhà sưu tầm ở Hàng Buồm mượn, sau đó Tô Hoài biết và thích tranh nên muốn mua về. Nhưng vì không treo vừa ở đâu, ông lại trao tiếp cho Nguyên Hồng vì thấy bạn thích.

Nhưng Nguyên Hồng đem về quê thì thời tiết ẩm thấp, tranh bị ải ra từng mảng. Ông lại đem tranh trở lại Hà Nội nhờ Dương Bích Liên sửa. Không sửa được, Dương Bích Liên giấu tranh trong nhà kho. Sau đó tranh tiếp tục được trao tay hai người chơi tranh khác ở Hà Nội, rồi suýt thuộc về một tùy viên văn hóa Cuba nhưng không thành. “Hào” tiếp tục được bán ra nước ngoài với giá 15.000 USD. Mãi đến 2015, tranh mới được trở lại với khán giả Hà Nội

Hiện nay, “Hào” thuộc sở hữu của một nhà sưu tầm ở Việt Nam, người này cũng đang sở hữu bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân.

Thầm lặng vẽ, thầm lặng sống

Trong tọa đàm có tên “Dương Bích Liên: Ánh chớp thầm lặng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thực hiện ngày 13/7, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn nhận xét Nghiêm-Liên-Sáng-Phái không chỉ là bộ tứ nối tiếp sau Trí-Vân-Lân-Cẩn, mà đã góp phần tạo nền tảng cho hội họa Việt Nam, góp nhiều dấu ấn đặc trưng vào hội họa Đông Dương bấy giờ.

Dương Bích Liên năm 1983 tại nhà riêng ở 55 Bà Triệu. (Ảnh tư liệu gia đình)

Sau Đổi mới, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã nỗ lực làm triển lãm tranh cho các ông nhưng chỉ riêng Dương Bích Liên không tỏ rõ thái độ. Hai lần phía hội tha thiết mời, Dương Bích Liên chỉ im lặng hoặc cười trừ. Từ đó tới nay, tranh ông còn rất ít và bị phân tán nhiều nơi, hiện cố họa sỹ vẫn chưa có một triển lãm riêng.

Những nỗ lực tổ chức triển lãm khi đó, theo ông Đoàn, chính là để bảo vệ các ông khỏi những đánh giá một chiều, những thiên kiến sai lệch làm tổn thương tới tâm hồn các ông. Ngược lại khi nhìn từ cuộc đời thầm lặng và đơn độc của Dương Bích Liên, ông Đoàn nói: “Bài học Dương Bích Liên để cho hậu thế là sự bảo trọng phẩm cách nghệ thuật của mình trong im lặng, trước những cái nhìn không đúng của thời cuộc.”

Giới yêu mỹ thuật thường nói “Phố Phái, gái Liên” ý chỉ hai trường phái vẽ nổi bật bấy giờ – Bùi Xuân Phái vẽ phố Hà Nội, còn Dương Bích Liên vẽ phụ nữ Hà Thành. Bức nào Dương Bích Liên vẽ cũng chan chứa tình cảm cho đối tượng trong tranh. Trong những bức vẽ nữ giới ấy hẳn chứa đựng cái nhìn trìu mến lắm, như họa sỹ Lương Xuân Đoàn kể về ánh mắt biết ơn, tha thiết mà Dương Bích Liên dành cho một cô người mẫu khi cô giúp đơm cúc áo cho ông.

Dương Bích Liên có tính cách kỳ lạ, khi trưởng thành ông chọn sống đơn độc và thầm lặng trong ngôi nhà ở số 55 Bà Triệu. Trong ký ức của bà Đặng Thị Khuê, nguyên lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông và Bùi Xuân Phái từng đùa nhau về chuyện người có vợ con thì không cô đơn, nhưng người cô đơn thì lại có sự tự do.

Thiếu nữ và hoa cúc trắng (Sơn dầu)

Chân dung cô Yến (sơn dầu)

Cô Mai (sơn dầu)

Dương Bích Liên với nguyên mẫu cô Mai. (Ảnh tư liệu)

Đến cái chết Dương Bích Liên chọn cũng khiến người ta phải trăn trở. Trong 20 ngày cuối đời, ông chọn chết bằng cách nhịn ăn và chỉ uống rượu. Trước khi ra đi, ông chỉ thông báo cho đúng một người bạn thân để nhờ lo hậu sự theo ý nguyện riêng. Ông luôn yêu mến trẻ con và từng muốn trong đám tang không có người lớn, chỉ cần người đưa tiễn là một đứa trẻ ăn mặc đúng điệu. Di nguyện của ông về sau được hiện thực hóa khi những người bạn nghệ sỹ thân thiết làm một bộ phim tái hiện mong muốn ấy. Hiện nay Hội Mỹ thuật vẫn còn giữ một số kỷ vật đặc biệt của ông.

Nhà nghiên cứu Thái Bá Vân từng nhận xét nghệ thuật của Dương Bích Liên là một thế giới sang trọng, miên man trí thức, “và như vậy, nó là một tồn tại trang nghiêm.”

“Ở đây chúng ta nhận ra một nhân cách thẩm mỹ có uy quyền, tự trọng, mà sự yêu thương con người là cuồng nhiệt. Ở đây, tranh chấp và thù hận được từ bỏ. Ở đấy, có sự chinh phục của cuộc sám hối bình an, có cái im lặng cao thượng,” nhà nghiên cứu Thái Bá Vân từng viết.

Dương Bích Liên (17/7/1924 – 12/12/1988) sinh tại Hà Nội nhưng quê quán ở Hưng Yên. Ông lớn lên trong gia đình có cha là quan tri phủ, nhiều người trong họ hàng là trí thức đỗ đạt cao, chí sỹ yêu nước. Ông sống hòa đồng với anh chị em trong nhà, dưới sự dạy dỗ của gia đình và đặc biệt là người bác ruột – Giáo sư Dương Quảng Hàm.

Năm 17 tuổi ông bỏ đi “bụi” với họa sỹ Hoàng Lập Ngôn – một học trò của bác. Ông lên chiếc xe ngựa để “du họa,” định vừa đi vừa vẽ từ Bắc tới Nam thì bị lính của quan phủ truy tìm và áp giải về. Sau đó ông thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Dương Bích Liên sinh đúng 1 năm trước khi trường này chính thức đi vào hoạt động, và là khóa học trò cuối cùng của trường.

Họa sĩ Dương Bích Liên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật năm 2000.

https://www.vietnamplus.vn/duong-bich-lien-cua-nghiem-lien-sang-phai-tai-nang-nhung-co-doc-giua-doi-post964584.vnp#google_vignette





Nguồn: https://baohungyen.vn/duong-bich-lien-cua-nghiem-lien-sang-phai-tai-nang-nhung-co-doc-giua-doi-3173766.html

Cùng chủ đề

Chùm ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên

Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều ngày 7/1, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên.  Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phan Đình...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên

Ngày 7/1, nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn...

Chuẩn bị lấy nước đợt 1 vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

Ngày 6/1, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc tổ chức lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, Cục trưởng Cục Thủy lợi điện: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Hải...

Xây dựng các đề án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan, đơn vị khối Đảng

Thực hiện Kế hoạch số 373-KH/TU ngày 12/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hưng Yên (Kế hoạch số 373-KH/TU), đến nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu với Tỉnh ủy xây dựng các đề án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan, đơn vị khối Đảng để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.  Các đề án gồm:...

Hưng Yên: 613 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động

Ðến nay, toàn tỉnh có 613 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký gần 8,5 tỷ USD (riêng năm 2024, thu hút 68 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,3 tỷ USD). Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như: Ðiện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp...

Cùng tác giả

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Chùm ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên

Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều ngày 7/1, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên.  Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phan Đình...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên

NDO – Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều 7/1, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác dâng hương tưởng niệm, tri ân...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên

Ngày 7/1, nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn...

Chuẩn bị lấy nước đợt 1 vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

Ngày 6/1, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc tổ chức lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, Cục trưởng Cục Thủy lợi điện: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Hải...

Cùng chuyên mục

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hướng đi giúp du lịch Hưng Yên bứt phá

Là vùng đất văn hiến, cách mạng, Hưng Yên có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống… Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng cho ngành “công nghiệp không khói”. Tuy...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024 

Tối 12/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có đồng chí Quách Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham gia đêm chung khảo có 18 tiết mục nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy hiện đại đến từ các công đoàn cấp trên trực...

Sức hút chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại Hưng Yên

Chỉ còn ít ngày nữa, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đêm diễn thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Vinhomes Ocean Park 3 (Văn Giang). Đây là một trong những sự kiện âm nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng… khiến người hâm mộ Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung hết sức mong chờ...

Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), ngày 9/12, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh  tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ". Tới dự có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Tại Chương trình...

Chương trình nghệ thuật biểu diễn vở cải lương chính luận “Nợ nước non”

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 7/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao...

VAPA công bố 26 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất năm 2024

Ngày 26/11, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã công bố 26 tác phẩm ảnh đoạt giải Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc năm 2024. Năm nay có 26 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất đạt giải thưởng: 02 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 19 Huy chương Đồng. Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc là giải thưởng cao nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm...

Vun đắp tình yêu di sản văn hóa cho học sinh

Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại Bảo tàng tỉnh luôn có sức hấp dẫn đối với học sinh. Qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Cùng với đó, được tận mắt ngắm nhìn những hiện vật mà trước kia các em chỉ được biết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất