Powered by Techcity

Chiến dịch Hồ Chí Minh – Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gần 50 năm đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975) vẫn là đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như những trang vàng chói lọi nhất.

Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời cơ đã chín muồi

Vào cuối tháng 3/1975, quân ta liên tiếp giành thắng lợi to lớn trong các Chiến dịch Tây Nguyên (4-24/3/1975), Huế-Đà Nẵng (5-29/3/1975) khiến quân địch bị tổn thất nặng về cả quân số lẫn vật chất, giảm sút nghiêm trọng về tinh thần chiến đấu.

Trong khi đó, các đơn vị bộ đội chủ lực của ta đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, thu được thêm nhiều vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của địch, sức mạnh chiến đấu của các binh đoàn chủ lực của ta tăng lên.

Cùng với đó, lực lượng vũ trang địa phương của ta cũng phát triển về cả số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là một chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra trong một thời gian ngắn, giành được thắng lợi lớn. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong bối cảnh đó, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp và đưa ra nhận định: “Về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong… thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi.”

Từ đánh giá đó, Bộ Chính trị quyết định: “Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp gửi điện lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”

Quyết tâm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương được quán triệt đến toàn quân, toàn dân. Cả nước sôi nổi không khí ra trận.

Các quân đoàn binh chủng hợp thành cùng nhiều đơn vị công binh, pháo binh, phòng không, xe tăng, đặc công ào ạt tiến quân về chiến trường trọng điểm; vừa đi, vừa đánh địch, vừa mở đường, bắc cầu.

Ngày 6/4/1975, Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; Phạm Hùng, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy; Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng; Lê Đức Anh, Phó tư lệnh (ngày 22/4 bổ sung đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chính ủy).

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh (tháng 4/1975). (Ảnh: TTXVN)

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua lần cuối kế hoạch Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Kế hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hóa trong thành phố.

Bộ Chính trị chỉ rõ: “Ta có đầy đủ điều kiện và khả năng để giành toàn thắng trong thời gian ngắn với nhịp độ nhanh.”

Cùng ngày 14/4/975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ tư lệnh Chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân dân ta.

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Từ 5 hướng Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam, các binh đoàn thọc sâu có xe tăng dẫn đầu, đập tan các khu vực phòng thủ vòng ngoài của địch, tiếp cận Sài Gòn.

Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)

Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28/4, các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

Đêm 28/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các cánh quân của ta ở 5 hướng tiến công đồng loạt vào Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các Quân khu 8 và 9 ở đồng bằng Nam Bộ phối hợp tiến công giải phóng đồng bằng Nam Bộ.

5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Những khẩu hiệu động viên ngắn gọn và thiết thực như: “chậm trễ là có tội với lịch sử,” “thời cơ là mệnh lệnh” của Bộ Chính trị được nêu lên.

Tất cả các đơn vị bừng bừng khí thế tiến công, quyết đánh chiếm các mục tiêu được phân công.

Trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên khiến quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Sau hơn 3 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân đội ta đã đánh chiếm được nhiều căn cứ, vị trí, đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các sư đoàn 5, 25, 22, 18, 7 của quân địch.

Lúc này, cả nước hướng về Sài Gòn-Gia Định. Toàn bộ lực lượng tiến công Sài Gòn đã sẵn sàng. Cán bộ, chiến sỹ sục sôi khí thế quyết thắng. Trên mũ, trên tay áo, trên báng súng, trên nòng pháo, trên thành xe đều ghi lời của Bác Hồ kính yêu: “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Sáng sớm ngày 30/4/1975, từ khắp các hướng, quân đội ta ào ạt tiến vào Sài Gòn. Quân ta nhanh chóng chiếm được Bộ tư lệnh không quân và Bộ tư lệnh sư đoàn dù của địch làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.

10 giờ 45 phút cùng ngày, ta tiến đánh vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn-Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng!

Sáng 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt thẳng tiến Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Từ thủ đô Hà Nội đến những bản làng hẻo lánh, các hải đảo xa xôi đều vang tiếng reo mừng.

Cả dân tộc vang khúc khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ bộ máy chiến tranh to lớn hiện đại của chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam và quét sạch bộ máy ngụy quyền mà đế quốc Mỹ đã ra sức xây dựng hơn 20 năm, giải phóng toàn bộ miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới. Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương.

Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất. Đây là chiến dịch tiến công lớn chưa từng có trên chiến trường Việt Nam, vượt xa các chiến dịch lớn trước đó cả về quy mô lực lượng, cường độ, nhịp độ tiến công, nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, mức độ hoàn thành triệt để nhiệm vụ chiến lược, cũng như mục đích chính trị của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thành quả tổng hợp của các nhân tố: Đó là sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ; là sức mạnh của truyền thống bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là ý chí kiên cường, bất khuất, ý thức làm chủ vận mệnh đất nước của cả dân tộc Việt Nam với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do;” là cuộc chiến đấu dũng cảm, thông minh của cả nước mà nòng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân; là tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương; là sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và hoà bình trên thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh còn là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên khiến quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong hơn 20 năm trường kỳ kháng chiến được dồn lại cho thời khắc lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng – Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay./.

https://www.vietnamplus.vn/chien-dich-ho-chi-minh-dinh-cao-thang-loi-cua-cach-mang-viet-nam-post941491.vnp



Nguồn

Cùng chủ đề

Những ngày làm việc đầu tiên ở các địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (ĐVHC) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025, từ ngày 1/12, tỉnh Hưng Yên có 139 ĐVHC cấp xã, gồm: 118 xã, 13 phường và 8 thị trấn, giảm 22 ĐVHC cấp xã. Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày làm việc đầu tiên, mọi hoạt động ở các địa phương được thực hiện...

Hội nghị lần thứ 34 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX và hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh

Ngày 4/12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 34 và hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội...

Trồng hoa lay-ơn cho hiệu quả kinh tế cao

Đến nay, diện tích trồng hoa trong tỉnh có khoảng 1.000 héc-ta, trong đó diện tích sản xuất tập trung chiếm khoảng 60-70%, còn lại là phân tán tại các địa phương.  Hoa được xác định là nhóm cây trồng có tiềm năng, lợi thế ở nhiều địa phương trong tỉnh. Để mở rộng diện tích trồng hoa, tỉnh đã phê duyệt Đề án "Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn...

Hưng Yên chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Với sự chủ động, Hưng Yên đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, đồng bộ, nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong tỉnh; mang lại cơ hội phát triển đối với doanh nghiệp và thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có...

HĐND thành phố Hưng Yên tổ chức kỳ họp thứ mười bảy

Ngày 3/12, HĐND thành phố Hưng Yên khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ mười bảy (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Phạm Huy Bình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Hưng Yên. Tại kỳ họp, các đại biểu xem xét, cho ý kiến các tờ trình về dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước của các phường, xã thuộc...

Cùng tác giả

Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn

Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộnSau hơn 13 năm dài chờ đợi, cặp vợ chồng hiếm muộn Lê Bá Thưởng và Lê Thị Hà đã có được niềm hạnh phúc vô bờ khi đón chào hai thiên thần nhỏ trong gia đình. Sau đám cưới năm 2010, anh Lê Bá Thưởng (1984) và chị Lê Thị Hà (1989), quê Hưng Yên, cùng nhau xây dựng tổ ấm...

Chớ chủ quan với những bất thường trên da

Gia tăng số lượng bệnh nhân Đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám khi vết tẩy nốt ruồi trên mặt chảy dịch mãi không lành kèm ngứa, chị L.T.H (42 tuổi, Bắc Giang) cho biết: “Từ lâu trên gò má tôi có nốt ruồi nhưng vài năm gần đây, nốt ruồi to nhanh, lại sần sùi nhìn rất mất thẩm mỹ. Tôi quyết định tẩy nốt ruồi ngay spa gần nhà. Tuy nhiên, sau tẩy, vết tổn thương mãi...

Những ngày làm việc đầu tiên ở các địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (ĐVHC) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025, từ ngày 1/12, tỉnh Hưng Yên có 139 ĐVHC cấp xã, gồm: 118 xã, 13 phường và 8 thị trấn, giảm 22 ĐVHC cấp xã. Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày làm việc đầu tiên, mọi hoạt động ở các địa phương được thực hiện...

Hội nghị lần thứ 34 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX và hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh

Ngày 4/12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 34 và hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội...

Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế nhận định, việc sắp xếp lại biên chế, tinh giản bộ máy cán bộ công chức nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo đà để có thể thúc đẩy tăng trưởng, làm cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Tinh...

Cùng chuyên mục

Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn

Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộnSau hơn 13 năm dài chờ đợi, cặp vợ chồng hiếm muộn Lê Bá Thưởng và Lê Thị Hà đã có được niềm hạnh phúc vô bờ khi đón chào hai thiên thần nhỏ trong gia đình. Sau đám cưới năm 2010, anh Lê Bá Thưởng (1984) và chị Lê Thị Hà (1989), quê Hưng Yên, cùng nhau xây dựng tổ ấm...

Chớ chủ quan với những bất thường trên da

Gia tăng số lượng bệnh nhân Đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám khi vết tẩy nốt ruồi trên mặt chảy dịch mãi không lành kèm ngứa, chị L.T.H (42 tuổi, Bắc Giang) cho biết: “Từ lâu trên gò má tôi có nốt ruồi nhưng vài năm gần đây, nốt ruồi to nhanh, lại sần sùi nhìn rất mất thẩm mỹ. Tôi quyết định tẩy nốt ruồi ngay spa gần nhà. Tuy nhiên, sau tẩy, vết tổn thương mãi...

Những ngày làm việc đầu tiên ở các địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (ĐVHC) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025, từ ngày 1/12, tỉnh Hưng Yên có 139 ĐVHC cấp xã, gồm: 118 xã, 13 phường và 8 thị trấn, giảm 22 ĐVHC cấp xã. Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày làm việc đầu tiên, mọi hoạt động ở các địa phương được thực hiện...

Hội nghị lần thứ 34 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX và hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh

Ngày 4/12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 34 và hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội...

Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế nhận định, việc sắp xếp lại biên chế, tinh giản bộ máy cán bộ công chức nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo đà để có thể thúc đẩy tăng trưởng, làm cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Tinh...

Ngày Tình nguyện viên Quốc tế 5/12: Kết nối sinh viên lan tỏa các giá trị nhân văn

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN Tại Việt Nam, phong trào tình nguyện đã trở thành một phần quan trọng trong các hoạt động của thanh niên, đặc biệt là sinh viên. Những hoạt động tình nguyện không chỉ giúp cải thiện đời sống xã hội, còn là cầu nối, lan tỏa các giá trị nhân văn mạnh mẽ. Ngọn cờ đầu...

Đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

 Thủ tướng yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước ngày 28/2/2026 – (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) Ngày 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh,...

HĐND thành phố Hưng Yên tổ chức kỳ họp thứ mười bảy

Ngày 3/12, HĐND thành phố Hưng Yên khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ mười bảy (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Phạm Huy Bình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Hưng Yên. Tại kỳ họp, các đại biểu xem xét, cho ý kiến các tờ trình về dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước của các phường, xã thuộc...

Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball

Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleballMất cân bằng giới tinh khi sinh sẽ khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu năm 2059. Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới Theo bà Hoàng Thị Thơm, Phó cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), Việt Nam...

Giải ba Giọng hát hay Hà Nội 2024 Minh Phương từng trầm cảm vì theo ca hát

Giải thưởng là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp ca hát Tối 28/11, chung kết cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, với phần thi của 12 giọng ca xuất sắc. Trong đêm chung kết, Minh Phương (2003, Hưng Yên) gây chú ý bởi cô là thí sinh duy nhất của dòng nhạc dân gian lọt vào top 12 chung cuộc và giành giải ba cuộc thi. “Đây là niềm hạnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất