Powered by Techcity

Quảng bá không gian văn hóa 54 dân tộc Việt Nam trên ”bảo tàng số”

Hàng trăm bức ảnh, trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam với những câu chuyện thú vị lần đầu được “trưng bày” trên “bảo tàng số,” góp phần quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa đa dạng nước nhà.

Các tác phẩm ảnh đăng tải trên
Các tác phẩm ảnh đăng tải trên “bảo tàng số” tại địa chỉ artsandculture.google.com/(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Bảo tàng số” Google Arts & Culture giờ đây đã có mặt 200 bức ảnh, hơn 60 trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng những câu chuyện thú vị, hiện vật đặc sắc do nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle ghi lại trên hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm ảnh về 54 dân tộc Việt Nam với tên gọi “Di sản vô giá” trên nền tảng Google Arts & Culture được chia thành 8 câu chuyện, đã góp phần quảng bá hình ảnh về người dân tộc Dao, Bố Y, Ơ Đu, Phù Lá, La Hủ, Pu Péo, Pà Thẻn và Si La trong trang phục dân tộc đầy màu sắc.

Triển lãm ảnh trực tuyến “Di sản vô giá” của nhiếp ảnh gia Réhahn xem tại: https://artsandculture.google.com/partner/precious-heritage-art-gallery-museum

Những thông tin trên mỗi bức ảnh được đều được viết bằng cả tiếng Việt-Anh-Pháp. Hình ảnh của 54 dân tộc sinh sống ba miền Bắc, Trung và Nam với những đặc điểm, lối sống và phong tục khác nhau được khắc họa rõ nét, giúp người xem thêm hiểu và yêu quý hơn nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của Việt Nam.

Trong mắt Réhahn, miền Bắc Việt Nam là khu vực có vẻ đẹp tuyệt mỹ. Ông đã từng đến những vùng xa nhất của đất nước để chụp ảnh các dân tộc, tìm hiểu các bài hát truyền thống của họ. Ông đặc biệt ấn tượng với người Si La trong trang phục đính đầy đồng xu bạc được cho là vật mang lại may mắn.

Bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng của Việt Nam được quảng bá rộng rãi. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng của Việt Nam được quảng bá rộng rãi. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Réhahn đã gặp người Dao, người Pu Péo, người Khơ Mú và người Mông Hoa, mỗi dân tộc lại sở hữu ngôn ngữ, kỹ năng, trang phục truyền thống khác nhau. Miền núi phía Bắc có thể là xa xôi, khó đi lại nhưng vẻ đẹp, màu sắc và sự tương phản trong cộng đồng miền núi này đã thu hút Réhahn hết lần này đến lần khác.

Hành trình tại miền Trung và miền Nam của nhiếp ảnh gia cũng thú vị không kém. Réhahn chia sẻ, ở nhiều khu vực, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống có ít cơ hội tiếp cận được với người nước ngoài, ông đã làm việc không mệt mỏi trong nhiều năm. Cuộc gặp đặc biệt nhất với ông có lẽ là với người Ơ Đu, dân tộc ít người nhất ở Việt Nam chỉ với 376 người.

Triển lãm ảnh trực tuyến “Di sản vô giá” của Réhahn trên nền tảng Google Arts & Culture còn đưa người xem thưởng lãm và tìm hiểu về kỹ thuật nhuộm màu chàm (Indigo dye) của dân tộc Dao, Nùng, Hmong và La Chí.

Kỹ thuật nhuộm mang tới màu xanh đặc trưng từ cây Chàm và cung cấp quy trình để tạo ra loại “thuốc nhuộm” không độc hại này cũng như các kỹ thuật dệt đã được truyền lại qua nhiều thế kỷ như thu hoạch cây gai dầu và thiết kế batik (loại vải truyền thống được làm thủ công với các họa tiết từ sáp ong và các màu nhuộm tự nhiên). Những kỹ thuật này là một phần không thể thiếu trong văn hóa, di sản và trong một số trường hợp là sinh kế của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, Triển lãm trực tuyến còn trưng bày, giới thiệu quy trình sản xuất càphê của người K’Ho, mật ong hữu cơ của người Cơ Tu…

Những nụ cười trên
Những nụ cười trên “bảo tàng số.” (Ảnh chụp màn hình: Mai Mai/Vietnam+)

Sinh ra tại Normandy, Pháp, Réhahn đã đi qua hơn 35 quốc gia trước khi quyết định chọn dừng chân tại Hội An, và xem đây như ngôi nhà thứ hai của mình. Ông ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam thông qua những bức ảnh chân dung tại dải đất hình chữ S, Cuba và Ấn Độ.

Réhahn từng thành công khi ra sách ảnh “Mosaic of Contrasts” vào năm 2014, tại Việt Nam, sau đó là triển lãm “Vẻ đẹp không tuổi” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Sau hành trình đầu tiên tìm hiểu về các vùng miền phía Bắc, ông đã dành 5 năm để tìm hiểu và tự mình trải nghiệm nền văn hóa đa dạng, phức tạp và sự tồn tại mong manh các di sản văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số.

Chọn cách chụp lại hình ảnh văn hóa tương phản đặc trưng và thu thập những bộ trang phục truyền thống cùng các hiện vật quý giá, Réhahn quyết định trùng tu một căn nhà cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc ở Hội An, biến nó thành một bảo tàng nghệ thuật để kể lại những câu chuyện của 54 dân tộc Việt Nam.


Google Arts & Culture được ra mắt từ năm 2011 là nền tảng trực tuyến mang đến những hình ảnh và video có độ phân giải cao về các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật văn hóa từ các tổ chức văn hóa trên khắp thế giới. Điểm nổi bật của Google Arts & Culture là ứng dụng những công nghệ mới nhất như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) giúp người xem có thể tiếp cận được văn hóa nghệ thuật theo cách thức mới mẻ và thú vị.

Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và đưa các tác phẩm văn hóa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, nền tảng Google Arts & Culture được ví như “bảo tàng số” uy tín trên thế giới khi hợp tác với trên 2.000 bảo tàng trải rộng khắp 80 quốc gia với hơn 100.000 tác phẩm nghệ thuật (gồm các công trình kiến trúc, tượng điêu khắc, tranh)…



Nguồn

Cùng chủ đề

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Ngày 9/1, tại Trụ sở Tỉnh ủy diễn ra hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí trong...

Hội nghị báo cáo viên tháng 1 năm 2025

Ngày 9/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên tháng 1 năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào Hồng Vận, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Lê Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh... Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thông...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Ngày 8/1, tại Thủ đô Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Cùng dự có các đồng chí Ủy...

Chùm ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên

Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều ngày 7/1, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên.  Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phan Đình...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên

Ngày 7/1, nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn...

Cùng tác giả

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Ngày 9/1, tại Trụ sở Tỉnh ủy diễn ra hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí trong...

Hội nghị báo cáo viên tháng 1 năm 2025

Ngày 9/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên tháng 1 năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào Hồng Vận, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Lê Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh... Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thông...

10 dấu ấn của Tập đoàn Hòa Phát 2024

Đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao, đảm bảo tiến độ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, củng cố vị thế thị phần số 1 ngành thép Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tích cực thực hiện an sinh xã hội…là những dấu ấn tiêu biểu của Tập đoàn Hòa Phát năm 2024. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 3/2024, Chủ tịch HĐQT Trần...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Ngày 8/1, tại Thủ đô Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Cùng dự có các đồng chí Ủy...

Cùng chuyên mục

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hướng đi giúp du lịch Hưng Yên bứt phá

Là vùng đất văn hiến, cách mạng, Hưng Yên có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống… Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng cho ngành “công nghiệp không khói”. Tuy...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024 

Tối 12/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có đồng chí Quách Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham gia đêm chung khảo có 18 tiết mục nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy hiện đại đến từ các công đoàn cấp trên trực...

Sức hút chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại Hưng Yên

Chỉ còn ít ngày nữa, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đêm diễn thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Vinhomes Ocean Park 3 (Văn Giang). Đây là một trong những sự kiện âm nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng… khiến người hâm mộ Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung hết sức mong chờ...

Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), ngày 9/12, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh  tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ". Tới dự có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Tại Chương trình...

Chương trình nghệ thuật biểu diễn vở cải lương chính luận “Nợ nước non”

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 7/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao...

VAPA công bố 26 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất năm 2024

Ngày 26/11, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã công bố 26 tác phẩm ảnh đoạt giải Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc năm 2024. Năm nay có 26 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất đạt giải thưởng: 02 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 19 Huy chương Đồng. Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc là giải thưởng cao nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm...

Vun đắp tình yêu di sản văn hóa cho học sinh

Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại Bảo tàng tỉnh luôn có sức hấp dẫn đối với học sinh. Qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Cùng với đó, được tận mắt ngắm nhìn những hiện vật mà trước kia các em chỉ được biết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất