Powered by Techcity

Ghé Bến Nhà Rồng – Báo Hưng Yên điện tử

Trong những ngày mùa Thu lịch sử, kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, chúng tôi có dịp đến thăm Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba, khi ấy mới 21 tuổi đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước với một quyết tâm cháy bỏng: Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi.

Bức tượng
Bức tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” tại khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Vào ngày 5/6/1911, tại Bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt thời gian lênh đênh trên biển cả, Người xin làm phụ bếp với tên gọi mới là Văn Ba. Trên con tàu viễn dương, người thanh niên yêu nước đó có điều kiện đến nhiều nước khác nhau; tiếp nhận được những tư tưởng tiến bộ ở khắp năm châu bốn biển. Đó là nhận thức về Tự do – Bình đẳng – Bác ái ở châu Âu và châu Mỹ; được tiếp xúc với tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người trong Bản Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ và Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Qua đó, đã giúp Người tìm đến tư tưởng đấu tranh giành tự do, dân chủ, mưu cầu hạnh phúc cho Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Người tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người trở về nước và trực tiếp dẫn dắt phong trào cách mạng Việt Nam, làm nên những thắng lợi vang dội và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra những trang sử huy hoàng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Đặt chân đến Bến Nhà Rồng, tận mắt chứng kiến những kỷ vật đã gắn bó với Bác trong suốt thời gian ra đi tìm đường cứu nước; tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác, mỗi chúng tôi càng hiểu hơn về phong cách sống giản dị, tư tưởng, đạo đức cao đẹp mà Người để lại cho thế hệ đời sau.

Bến Nhà Rồng nằm bên sông Sài Gòn, trước kia là trụ sở của hãng vận tải Messageries Mari-times (từ năm 1864-1955) được xây dựng từ giữa năm 1862, là một trong những công trình đầu tiên thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được vùng đất này. Công trình có lối kiến trúc công sở phương Tây với hành lang bao quanh và những vòm cuốn, nhưng lại có mái mang nét kiến trúc phương Đông. Đặc biệt, trên đỉnh mái có trang trí đôi rồng kiểu lưỡng long chầu nguyệt – một lối trang trí phổ biến trên các kiến trúc truyền thống Việt Nam. Và kiến trúc ấy được gọi là Nhà Rồng hay Bến Nhà Rồng. Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, sử dụng phục vụ cảng đường thủy của chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Bến Nhà Rồng được tu sửa, trang trí lại. Để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bến Nhà Rồng được cải tạo làm Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (người dân vẫn gọi với tên gọi thân quen Bến Nhà Rồng).

Hiện nay, nơi đây lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, tầng 1 có phòng trưng bày “Hồ Chí Minh – Dấu ấn một chặng đường”; phòng trưng bày “Bác Hồ với miền Nam – miền Nam với Bác Hồ”. Tầng 2 có các khu trưng bày theo các chủ đề: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 – 1920); Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I.Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 – 1930); Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1954 – 1969)…

Các phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác được xem là điểm nhấn quan trọng, ở đó, ngoài những hiện vật, hình ảnh còn có những câu nói ý nghĩa, thể hiện tấm lòng suốt đời vì nước, vì dân của Bác. Trong suốt hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của mình, Bác đi nhiều nơi, lưu lại nhiều địa điểm. Các mô hình thu nhỏ mô phỏng một số địa điểm Bác ở đặt tại các phòng trưng bày, góp phần giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về hành trình đi tìm chân lý của Bác. Trong đó, ấn tượng nhất có lẽ là mô hình ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, quận 17, thủ đô Paris (Pháp) – nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở từ ngày 14/7/1921 đến ngày 14/3/1923. Qua cánh cửa sổ mở hờ, du khách có thể nhìn thấy nội thất trong nhà chỉ có chiếc tủ nhỏ, giường ngủ và 1 chiếc bàn. Ánh sáng từ bóng đèn vàng hắt ra cửa sổ mô hình tạo cho người xem cảm giác đang thực sự đứng trước không gian sống của Người những năm tháng bôn ba nơi đất khách.

Đó là mô hình hang Pác Bó, nơi Người ở và làm việc sau 30 năm bôn ba trở về Tổ quốc. Ngắm mô hình, chúng tôi xúc động và cảm phục trước sự giản dị mà vĩ đại của Bác trong những tháng ngày Người lãnh đạo cách mạng ở nơi núi rừng Pác Bó. Hang đá sâu thẳm, cây lá um tùm đã che chở, bao bọc Người những ngày kháng chiến đầy cam go, gian khổ. Tuy thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng tinh thần của Bác luôn lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng.

Từng hiện vật được trưng bày như: Viên gạch mà Nguyễn Ái Quốc dùng để sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh tại ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, quận 17, thủ đô Paris (Pháp); áo ka-ki; dép cao su; mũ cối…  đều mang đến những cảm xúc đặc biệt cho người xem. Ngoài ra còn có những tác phẩm, những lá thư của Người viết, những bức ảnh miêu tả cuộc sống của Bác trong suốt hành trình bôn ba tìm đường cứu nước và chèo chống con thuyền đưa dân tộc đến bến bờ tự do, độc lập.

Bước xuống sân bảo tàng là không gian xanh mát, đẹp mắt với cây cảnh được chăm sóc cẩn thận. Giữa sân, hướng ra sông Sài Gòn là tượng Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện. Bức tượng bằng kim loại cao 3,3m, nặng 1 tấn, là nơi khách tham quan thường chụp ảnh lưu niệm khi đến với bảo tàng.

Mùa thu trời trong xanh vời vợi, kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9, thật vinh dự và tự hào khi được đến thăm Bến Nhà Rồng để thêm biết ơn quá khứ, thêm tự hào về Bác kính yêu và thêm trân trọng những thành quả cách mạng… Từ đó, mỗi người có thêm động lực ra sức thi đua, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đạo, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực phấn đấu, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước…


PV



Nguồn

Cùng chủ đề

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Bưu điện tỉnh Hưng Yên: Doanh thu từ dịch vụ hành chính công tăng trưởng 120%

Năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính công tại Bưu điện tỉnh Hưng Yên. Với mục tiêu mang đến sự tiện lợi, minh bạch và hiệu quả cho người dân, Bưu điện tỉnh không ngừng nỗ lực cải tiến, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử. Tính đến cuối năm...

Khối thi đua Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng ký giao...

Ngày 4/1, tại huyện Văn Lâm, Khối thi đua Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (viết tắt là Khối thi đua) các tỉnh đồng bằng sông Hồng tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Dự hội nghị có đại diện 11 đơn vị là thành viên trong Khối thi đua các tỉnh, thành phố: Hưng Yên,...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hưng Yên: Năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 40.000 tỷ đồng

Ngày 3/1/2025, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Năm 2024, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, bão số 3 (bão Yagi) và mưa, lũ sau bão không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về tài sản, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến...

Cùng tác giả

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Thu ngân sách kỷ lục 2 triệu tỷ, riêng hai nơi này thu được 1 triệu tỷ

Thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên đạt cột mốc 2 triệu tỷ đồng, trong đó chỉ tính riêng số thu của hai địa phương đã chiếm gần một nửa.Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, thu ngân sách Nhà nước cả năm 2024 ước đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023, đánh dấu lần đầu tiên thu ngân sách của Việt Nam đạt cột mốc này. Tuy nhiên, số thu...

Bưu điện tỉnh Hưng Yên: Doanh thu từ dịch vụ hành chính công tăng trưởng 120%

Năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính công tại Bưu điện tỉnh Hưng Yên. Với mục tiêu mang đến sự tiện lợi, minh bạch và hiệu quả cho người dân, Bưu điện tỉnh không ngừng nỗ lực cải tiến, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử. Tính đến cuối năm...

Khối thi đua Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng ký giao...

Ngày 4/1, tại huyện Văn Lâm, Khối thi đua Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (viết tắt là Khối thi đua) các tỉnh đồng bằng sông Hồng tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Dự hội nghị có đại diện 11 đơn vị là thành viên trong Khối thi đua các tỉnh, thành phố: Hưng Yên,...

Quýt cảnh tạo dáng bình hút lộc siêu to khổng lồ ‘cháy hàng’ ngay trước Tết

Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhưng những cây quýt tạo hình “bình hút lộc” với giá hàng chục triệu đồng, đã được các nhà vườn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) bán hết. Dưới đây là hình ảnh những cây quýt ‘bình hút lộc’ siêu to khổng lồ:  Lê Phú/Báo Tin Tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/quyt-canh-tao-dang-binh-hut-loc-sieu-to-khong-lo-chay-hang-ngay-truoc-tet-20250103144920572.htm

Cùng chuyên mục

Đôi điều cảm nhận về cuốn sách “Tản mạn về mảnh đất và con người xã Phượng Lâu” 

Phượng Lâu là tên cũ của xã Ngọc Thanh (Kim Động) bây giờ. Địa danh này có từ xa xưa. Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phượng Lâu là một xã thuộc tổng Thanh Cù, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu. Nằm ở bờ tả ngạn sông Hồng, Phượng Lâu được bồi đắp bởi các lớp phù sa của dòng sông mẹ - sông Hồng.  Tên Phượng Lâu bắt nguồn từ sự tích 99 con chim phượng...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hướng đi giúp du lịch Hưng Yên bứt phá

Là vùng đất văn hiến, cách mạng, Hưng Yên có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống… Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng cho ngành “công nghiệp không khói”. Tuy...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024 

Tối 12/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có đồng chí Quách Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham gia đêm chung khảo có 18 tiết mục nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy hiện đại đến từ các công đoàn cấp trên trực...

Sức hút chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại Hưng Yên

Chỉ còn ít ngày nữa, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đêm diễn thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Vinhomes Ocean Park 3 (Văn Giang). Đây là một trong những sự kiện âm nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng… khiến người hâm mộ Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung hết sức mong chờ...

Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), ngày 9/12, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh  tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ". Tới dự có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Tại Chương trình...

Chương trình nghệ thuật biểu diễn vở cải lương chính luận “Nợ nước non”

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 7/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao...

VAPA công bố 26 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất năm 2024

Ngày 26/11, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã công bố 26 tác phẩm ảnh đoạt giải Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc năm 2024. Năm nay có 26 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất đạt giải thưởng: 02 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 19 Huy chương Đồng. Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc là giải thưởng cao nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm...

Vun đắp tình yêu di sản văn hóa cho học sinh

Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại Bảo tàng tỉnh luôn có sức hấp dẫn đối với học sinh. Qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Cùng với đó, được tận mắt ngắm nhìn những hiện vật mà trước kia các em chỉ được biết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất