Powered by Techcity

Văn hóa Việt Nam đồng hành cùng đất nước

Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những chặng đường vinh quang của văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính cách mạng đã khơi nguồn, tạo động lực và hướng đi để văn hóa cất cánh đồng hành cùng dân tộc.

Nước ta có nền văn hóa lâu đời với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Trải qua những thăng trầm của lịch sử đã tích luỹ và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng, làm nên hồn cốt của dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần vào nền văn hoá chung của nhân loại.

“Văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, cần cù, sáng tạo, tinh tế, giản dị trong lối sống. Đây là giá trị cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc cùng với các hình thức biểu hiện phong phú, đa dạng” – PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định.

PGS. TS Phạm Duy Đức trao đổi cùng phóng viên.
PGS. TS Phạm Duy Đức trao đổi cùng phóng viên.

Văn hóa truyền thống có vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người trong xã hội hiện đại rõ ràng là một tất yếu khách quan.

Trong sự nghiệp cách mạng, vai trò của văn hóa luôn được Đảng ta chú trọng, nuôi dưỡng và bồi đắp. Chính vì thế, về lĩnh vực văn hóa, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng, mang tầm chiến lược để tập trung xây dựng và phát triển nền văn hóa của đất nước.

Các đại biểu dự Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, tháng 11 năm 1946.
Các đại biểu dự Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, tháng 11 năm 1946.

Theo PGS.TS Phạm Duy Đức, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những chặng đường vinh quang của văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẳng định: Văn hóa là một mặt trận, văn hóa không đứng ngoài chính trị và kinh tế mà ở trong chính trị và kinh tế, văn hóa phải tham gia phò chính, trừ tà. Dân tộc bị nô lệ thì văn hóa cũng mất tự do. Văn hóa muốn tự do thì phải tham gia kháng chiến, kiến quốc.

Năm 1943, Đảng ta đã công bố “Đề cương văn hóa Việt Nam”, trong đó nêu rõ: Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn hóa) và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng. Năm 1946, trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ”.

Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với khẩu hiệu “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, “xây dựng đời sống mới”, văn hoá đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954.

Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn hóa) và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.
Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn hóa) và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng.

Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng chủ trương xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, trong đó “tính chất dân tộc” của văn hóa được coi trọng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc.

Thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khoá 7 và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá 8 về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là những Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp đó là Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ IX, Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 về Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và hoàn thiện thị trường văn hoá.

picture250,08041330.jpg

Từ Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 cho đến Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, những tư tưởng sâu sắc, mang tính dẫn đường về xây dựng một nền văn hóa cách mạng đã thực sự “soi đường cho quốc dân đi”.

PGS.TS Phạm Duy Đức nhận định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, phải phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, khơi dậy khát vọng giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Chính cách mạng đã khơi nguồn, tạo động lực và hướng đi để văn hóa cất cánh đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng để góp phần làm nên những kỳ tích lịch sử trong cách mạng tháng 8, trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc 1975, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”.

Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đất nước, nhân dân, chủ trương của Đảng ta luôn nhất quán: “Tăng trưởng kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, giải quyết an sinh xã hội. Văn hóa không phải là kết quả thụ động của kinh tế mà là yếu tố bên trong, là động lực, là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế nhân văn, kinh tế vì con người, cho con người. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế – xã hội. Các giá trị văn hóa, đạo đức được thẩm thấu, lan tỏa vào các hoạt động kinh tế vì hạnh phúc của con người, của dân tộc.

Tăng trưởng kinh tế không phải là tất cả. Nhiều nước tăng trưởng kinh tế cao nhưng mâu thuẫn, xung đột xã hội gia tăng. Vì vậy, tích lũy của cải phải gắn liền với tích lũy về văn hóa, về giá trị xã hội. Đảng ta đã nhấn mạnh các giá trị văn hóa tiêu biểu như Dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học phải được thẩm thấu, lan tỏa vào trong các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội… Không hy sinh văn hóa vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm tha hóa xã hội.

picture251,08044830.jpg

Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đất nước, nhân dân, chủ trương của Đảng ta luôn nhất quán: “Tăng trưởng kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa”. 

Kể từ sau thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước đã có những chuyển biến tích cực và dần được hiện thực hóa một cách rõ nét. Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và di sản văn hóa của dân tộc đã được các địa phương trong cả nước kế thừa, bảo tồn và phát huy trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Văn hóa đã và đang tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đồng thời đã tạo ra một nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

picture252,08052230.jpg

Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những chặng đường vinh quang của văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 

Mạch ngầm xuyên suốt trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam thực sự đã được khơi thông một cách mạnh mẽ, cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Thông điệp từ “Hội nghị Diên Hồng” về văn hóa đã lan tỏa mạnh mẽ với những đề án, kế hoạch, nguồn lực ưu tiên là những tín hiệu tích cực cho phát triển văn hóa.

Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam là truyền thống yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, truyền thống đại đoàn kết, nhân ái, dũng cảm, khoan dung, sáng tạo… Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, qua đó góp phần bảo vệ Tổ quốc, từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa chính là điều kiện để chúng ta phát huy sức mạnh mềm của xã hội hiện nay.

Công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá thời gian qua đã và đang có những bước khởi sắc. Đây rõ ràng là những “trái ngọt” để nước ta tiếp tục củng cố niềm tin, động lực và quyết tâm xây dựng một nền văn hóa mới, với khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam.

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hưng Yên: Năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 40.000 tỷ đồng

Ngày 3/1/2025, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Năm 2024, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, bão số 3 (bão Yagi) và mưa, lũ sau bão không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về tài sản, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến...

Chuẩn bị phương án lấy nước gieo cấy lúa vụ đông xuân

Theo kế hoạch, giữa tháng 1/2025, các địa phương vùng Trung du và Ðồng bằng Bắc Bộ sẽ lấy nước đợt 1 để gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025. Ðến nay, các địa phương, đơn vị thủy lợi đã và đang chủ động những phương án lấy nước hiệu quả, tránh lãng phí để phục vụ gieo cấy lúa. Vụ đông xuân năm 2024-2025, 11 địa phương khu vực Trung du và Ðồng bằng Bắc Bộ có nhu cầu...

Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

Ngày 2/1, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban Đảng tỉnh; thường trực các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực...

Sản xuất nông nghiệp vượt khó

Thời tiết năm 2024 có nhiều diễn biến bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó, do ảnh hưởng của bão số 2 mưa lớn nhiều ngày (từ ngày 16 đến 27/7) gây ngập úng cục bộ một số diện tích lúa, rau màu và cây ăn quả; bão số 3 và hoàn lưu sau bão (từ ngày 7 đến 12/9) đã làm cho khoảng trên 19 nghìn héc-ta cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó có...

Cùng tác giả

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hưng Yên: Năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 40.000 tỷ đồng

Ngày 3/1/2025, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Năm 2024, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, bão số 3 (bão Yagi) và mưa, lũ sau bão không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về tài sản, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến...

Chuẩn bị phương án lấy nước gieo cấy lúa vụ đông xuân

Theo kế hoạch, giữa tháng 1/2025, các địa phương vùng Trung du và Ðồng bằng Bắc Bộ sẽ lấy nước đợt 1 để gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025. Ðến nay, các địa phương, đơn vị thủy lợi đã và đang chủ động những phương án lấy nước hiệu quả, tránh lãng phí để phục vụ gieo cấy lúa. Vụ đông xuân năm 2024-2025, 11 địa phương khu vực Trung du và Ðồng bằng Bắc Bộ có nhu cầu...

Tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG CỦA DÂN TỘC PHẠM MINH CHÍNHỦy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục...

Cùng chuyên mục

Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ “Hưng Yên – những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”

Ngày 3/1/2025, tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Số 165, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hưng Yên - những dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ”. Dự khai mạc có lãnh đạo Trung tâm lưu trữ Quốc gia...

Hướng đi giúp du lịch Hưng Yên bứt phá

Là vùng đất văn hiến, cách mạng, Hưng Yên có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống… Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng cho ngành “công nghiệp không khói”. Tuy...

 “Sáng ngời y đức”, vở chèo ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), tối 19/12, Nhà hát Chèo Hưng Yên tổ chức biểu diễn vở chèo “Sáng ngời y đức”. Dự buổi biểu diễn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024 

Tối 12/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vòng chung khảo liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có đồng chí Quách Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham gia đêm chung khảo có 18 tiết mục nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy hiện đại đến từ các công đoàn cấp trên trực...

Sức hút chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại Hưng Yên

Chỉ còn ít ngày nữa, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đêm diễn thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Vinhomes Ocean Park 3 (Văn Giang). Đây là một trong những sự kiện âm nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng… khiến người hâm mộ Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung hết sức mong chờ...

Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), ngày 9/12, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Đài PTTH tỉnh  tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ". Tới dự có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Tại Chương trình...

Chương trình nghệ thuật biểu diễn vở cải lương chính luận “Nợ nước non”

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 7/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao...

VAPA công bố 26 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất năm 2024

Ngày 26/11, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã công bố 26 tác phẩm ảnh đoạt giải Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc năm 2024. Năm nay có 26 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất đạt giải thưởng: 02 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 19 Huy chương Đồng. Giải thưởng Nhiếp ảnh Xuất sắc là giải thưởng cao nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm...

Vun đắp tình yêu di sản văn hóa cho học sinh

Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại Bảo tàng tỉnh luôn có sức hấp dẫn đối với học sinh. Qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Cùng với đó, được tận mắt ngắm nhìn những hiện vật mà trước kia các em chỉ được biết...

Hưng Yên có thêm 1 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt 

Ngày 26/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16, năm 2024. Theo đó, trong đợt này, cả nước có 6 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; trong đó, Hưng Yên có thêm 1 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt là: Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Đa Hòa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất