Powered by Techcity

Giúp trẻ tiếp cận tri thức dân gian từ văn học thiếu nhi

Tủ sách văn học dân gian dành cho thiếu nhi là món quà mới nhất mà Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam dành tặng cho độc giả nhí mùa hè này, với mong muốn giúp các em tiếp cận kho tàng tri thức dân gian thông qua các loại hình văn học dân gian như đồng dao, câu đố, truyện cổ tích…

 

Nội dung trong bộ
Nội dung trong bộ “Đồng dao cho bé”. (Ảnh: Nhà xuất bản Phụ nữ VIệt Nam)

Bộ sách gồm “Truyện tranh cổ tích Việt Nam” (12 cuốn), “Câu đố dân gian” (2 cuốn) và “Đồng dao cho bé” (2 cuốn)…

Đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cho biết, bên cạnh phát triển thể chất và tinh thần, việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng đặc biệt quan trọng. Khi có được vốn từ tốt, trẻ sẽ có khả năng diễn đạt tốt hơn và điều này giúp ích nhiều cho quá trình học văn về sau. Để có vốn từ phong phú, ngoài quá trình giao tiếp, trẻ cần đọc nhiều sách văn học, trong đó có văn học dân gian. Đó chính là lý do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam quyết định xuất bản bộ sách này với hy vọng các độc giả nhí vừa mở rộng được vốn từ vựng, vừa có được nguồn sách tư liệu để hiểu hơn về văn hóa dân gian.

Tủ sách với đối tượng chủ yếu là thiếu nhi, nhưng thực ra lại rất phong phú. Ở độ tuổi nào, bạn đọc cũng có thể sử dụng bộ sách. Bố mẹ, anh chị đọc cho trẻ, hoặc các bé đọc cùng nhau, chơi cùng nhau.

Hai cuốn trong bộ
Hai cuốn trong bộ “Câu đố dân gian”.

Chia sẻ về bộ sách, biên tập viên Nghiêm Thùy Dung cho biết, bộ sách được làm lại nhưng với tinh thần tương đối tươi mới cả về hướng biên soạn, lựa chọn dị bản, lẫn cách minh họa hoặc cách tích hợp các hoạt động đọc phù hợp với lứa tuổi.

“Khi thực hiện bộ đôi sách “Câu đố dân gian”, chúng tôi đã nhóm thành 2 chủ đề Động vật và Thực vật, Đồ vật và Phương tiện giao thông nhằm giúp trẻ dễ dàng hệ thống các hình ảnh, từ vựng. Chúng tôi cũng thử nghiệm đưa vào một số từ mới tiếng Anh, hy vọng những bạn nhỏ bước đầu được làm quen với “mặt chữ” – bởi lẽ tuổi 3-6 là giai đoạn tiếp nạp ngôn ngữ rất hiệu quả”, biên tập viên Nghiêm Thùy Dung cho biết.

Bộ
Bộ “Đồng dao cho bé”.

Còn bộ “Đồng dao cho bé”, biên tập viên cho biết, bộ sách hướng tới 2 mục đích: phát triển tư duy ngôn ngữ, cảm xúc và phát triển kỹ năng vận động, làm việc nhóm, do kho tàng đồng dao Việt Nam vô cùng thích hợp đưa vào giờ học đọc, học hát, lúc vui chơi tập thể! Còn bộ “Truyện tranh cổ tích Việt Nam” phù hợp với trẻ lớn hơn một chút, biết đọc, biết viết, bắt đầu hình thành quan niệm vững hơn về thiện-ác, sự bất công hay lẽ công bằng.

Với “Truyện tranh cổ tích Việt Nam”, trẻ sẽ làm quen với cách kể chuyện có mở đầu và kết thúc, cách dẫn dắt câu chuyện sao cho phù hợp. Trẻ sẽ biết được nhiều nhân vật với tính cách nhút nhát-dũng cảm, thiện-ác và học được nhiều bài học bổ ích.

Những câu chuyện trong bộ truyện tranh này được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam lựa chọn nội dung từ nguồn đáng tin cậy, kết hợp với sự đóng góp, tư vấn của nhà nghiên cứu (chẳng hạn ấn phẩm “Đồng dao cho bé: Em học em chơi” và “Thiên nhiên quanh em” do nhà nghiên cứu văn học Đoàn Ánh Dương biên soạn), vì thế tính giáo dục, bố cục về lượng từ, thời lượng hoạt động tương tác… đều bảo đảm, phù hợp khi đưa vào trường học, thư viện.

Biên tập viên Nghiêm Thùy Dung cho biết, từ khi lên ý tưởng cho đến khi ra mắt, ê-kíp làm sách đã mất khoảng 3 năm để thực hiện cho thật chỉn chu. “Văn học dân gian là một mạch nguồn dồi dào, sẵn có, vì thế chúng tôi không mất thời gian lên ý tưởng. Vấn đề đặt ra với nhóm biên tập là cách làm. Chúng tôi không chọn con đường có phần sơ sài – sử dụng văn bản chia sẻ trên mạng hoặc những hình ảnh từ nguồn mở, dù như vậy thì đẩy nhanh tốc độ ra sách” – chị chia sẻ.

Về phần lời, nhóm thực hiện đặt tác giả biên soạn lại dựa trên cốt truyện cổ tích xưa, có cải biên lại vài chi tiết, như Tấm lừa Cám dội nước sôi vào để da trắng hơn, sau đó Tấm muối Cám mang về mời dì ghẻ ăn – Tấm Cám. “Sở dĩ chúng tôi chọn lược bỏ chi tiết này vì đối tượng hướng đến trước tiên là trẻ nhỏ, dạy trẻ hướng thiện, yêu thương mọi người, cho nên chi tiết này không phù hợp với tiêu chí mà Nhà xuất bản hướng tới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành cải biên lại nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện. Ngoài việc dựa vào ý kiến của nhà nghiên cứu, chúng tôi còn cố gắng tra cứu, đối chiếu một vài dị bản tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, nhờ đó lựa chọn, biên soạn nội dung thực phù hợp với lứa tuổi (thí dụ một bản truyện Tấm Cám ít phổ biến hơn nhưng dễ được đón nhận hơn)” – chị Thúy cho biết.

Bộ
Bộ “Đồng dao cho bé”.

Việc lựa chọn minh họa sách theo hướng nào cũng là một bài toán đối với nhóm làm sách. Phải tìm họa sĩ minh họa phù hợp với nội dung sách dân gian mà vẫn có nét tươi sáng trẻ trung, hợp với phong cách truyện thiếu nhi. Không những vậy, minh họa phải có nét riêng, không bị lẫn vào những mảng sách dân gian đã ra được xuất bản trước đó.

“Những yêu cầu này khiến chúng tôi tìm họa sĩ khá khó khăn, bởi được yếu tố này lại mất yếu tố khác. Tuy nhiên cuối cùng chúng tôi cũng gặp được những cộng tác viên minh họa nhiệt tình, sáng tạo để rồi những “đứa con tinh thần” cứ nối nhau chào đời và giờ đây, chúng tôi có thể giới thiệu bộ sách này cùng bạn đọc cả nước” – biên tập viên kể lại.

Những bức tranh minh họa cũng được cân nhắc: Tranh đôi, tranh đơn hay những hình trang trí nhỏ xinh thôi, để sao cho không vượt quá chi phí sản xuất dự tính, giữ giá bán trong tầm vừa phải. Và bộ sách đã mang một diện mạo trẻ trung, tươi mới với sự tham gia của các họa sĩ minh họa, từ người đã thành danh như Kim Duẩn, có kinh nghiệm về phong cách dân gian như Nguyễn Ngọc Thủy, hay họa sĩ trẻ như Bích Ngọc. Phần tranh minh họa đều được các họa sĩ đầu tư, thực hiện tỉ mỉ, với màu sắc sinh động, phong phú.

Mảng sách thiếu nhi xưa nay luôn được các đơn vị xuất bản quan tâm, nhưng lâu nay phần lớn là khai thác các dòng sách kiến thức, kỹ năng mua bản quyền từ nước ngoài. Mảng văn học trong nước, trong đó có văn học dân gian chưa được khai thác nhiều, nếu có cũng chưa có nhiều sáng tạo để tăng độ hấp dẫn đối với bạn đọc ở lứa tuổi thiếu nhi còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các loại hình giải trí công nghiệp khác.

Với Tủ sách dân gian dành cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam mong muốn không chỉ giúp các em nhỏ tiếp cận kho tàng tri thức dân gian của cha ông để lại, mà còn góp phần mở rộng việc đưa sách tới trẻ em nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa.

 


Báo nhân dân



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2025

Ngày 8/11, tại thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang), Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo (TTBĐ) giữa Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 6 tỉnh: Tuyên Quang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự...

Xã Cửu Cao đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Ngày 8/11, xã Cửu Cao (Văn Giang) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang.  Từ năm 2011 đến nay, xã Cửu Cao đã huy động trên...

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Hơn 140 tiết mục âm nhạc, trong đó có 120 tác phẩm mới sáng tác và hơn 20 nghệ sĩ sẽ đua tài biểu diễn thanh nhạc và độc tấu nhạc cụ tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, diễn ra tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình...

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như: Cải cách hành chính, thư viện, bảo tàng, bảo tồn,...

Cùng tác giả

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Triển khai công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2025

Ngày 8/11, tại thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang), Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo (TTBĐ) giữa Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 6 tỉnh: Tuyên Quang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự...

Xã Cửu Cao đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Ngày 8/11, xã Cửu Cao (Văn Giang) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang.  Từ năm 2011 đến nay, xã Cửu Cao đã huy động trên...

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

Cùng chuyên mục

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Hơn 140 tiết mục âm nhạc, trong đó có 120 tác phẩm mới sáng tác và hơn 20 nghệ sĩ sẽ đua tài biểu diễn thanh nhạc và độc tấu nhạc cụ tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, diễn ra tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình...

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như: Cải cách hành chính, thư viện, bảo tàng, bảo tồn,...

Trò chuyện với những “Đại sứ Văn hóa đọc”

Được tổ chức hằng năm, cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” đã trở thành sân chơi trí tuệ bổ ích và lý thú với những người yêu sách. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách của thế hệ trẻ, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách hiệu quả và phát triển văn hóa đọc. Năm 2024, tỉnh Hưng Yên có 3 học sinh đoạt giải trong cuộc thi “Đại sứ Văn...

Liên hoan tiếng hát khu dân cư tỉnh Hưng Yên năm 2024

Ngày 31/10, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức liên hoan tiếng hát khu dân cư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Đến dự liên hoan có các đồng...

Chương trình giáo dục ngoại khóa “Nét đẹp làng cổ Đại Đồng”

Ngày 30/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình giáo dục ngoại khóa với chủ đề “Nét đẹp làng cổ Đại Đồng”.  Tham gia chương trình có trên 200 học sinh của các trường: THCS Đoàn Thị Điểm (Yên Mỹ), THCS Nguyễn Thiện Thuật (Khoái Châu). Tại chương trình, các em học sinh được tham quan làng cổ Đại Đồng hay còn gọi là làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng (Văn Lâm). Đây là một...

Cung phi, Hoàng hậu đất Hưng Yên xưa

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, người phụ nữ có vai trò to lớn và cũng luôn có những đóng góp lớn lao. Phụ nữ kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, họ là hậu phương vững chắc, là những người thông minh, lao động cần cù và sáng tạo, có vai trò đặc biệt quan trọng để gìn giữ bản sắc, tinh hoa văn hoá dân tộc. Họ còn...

Hội thi dân vũ “Vũ điệu vui khỏe”

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), ngày 13/10, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh (thành phố Hưng Yên), Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức hội thi dân vũ với chủ đề “Vũ điệu vui khỏe”.  24 đội tham gia hội thi, được chọn lựa từ hội thi dân vũ tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Mỗi đội thi trình...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh

Từ năm 2016, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hưng Yên đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020 (Chương trình số 10). Chương trình đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo nền tảng cho việc tiếp tục thực hiện Chương trình số 10 mới giai đoạn...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Khắc Hào, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên đoạt Huy chương Bạc tại Cuộc thi...

Ngày 4/10, tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (thành phố Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao giải thưởng và khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt...

Chương trình Thái Lan – Càng hiểu càng yêu

Ngày 29/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và Tổng Cục du lịch Thái Lan phối hợp với tỉnh Hưng Yên tổ chức chương trình Thái Lan – Càng hiểu càng yêu. Dự chương trình có đồng chí Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Urawadee Sriphiromya, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất