Powered by Techcity

Quyết liệt hơn trong triển khai các dự án trọng điểm ngành giao thông

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo Kết luận của Thủ tướng tại Phiên họp lần thứ 6 Ban Chỉ đạo Nhà nước các Công trình, Dự án Quan trọng Quốc gia, Trọng điểm ngành Giao thông Vận tải.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Công trình, Dự án Quan trọng Quốc gia, Trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.(Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Công trình, Dự án Quan trọng Quốc gia, Trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.(Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 311/TB-VPCP ngày 7/8/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, tại Phiên họp lần thứ 6 Ban Chỉ đạo Nhà nước các Công trình, Dự án Quan trọng Quốc gia, Trọng điểm ngành Giao thông Vận tải.

Thông báo nêu, sau 3 lần bổ sung Danh mục Dự án, đến nay, có 25 dự án với 75 dự án thành phần thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Khối lượng công việc cần chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai, thực hiện là rất lớn.

Việc triển khai nhanh, hiệu quả các dự án sẽ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đặt biệt trong điều kiện rất khó khăn hiện nay. Điều này đòi hỏi mỗi thành viên Ban chỉ đạo phải nỗ lực, tập trung, quyết liệt, mạnh mẽ và trách nhiệm hơn nữa để góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phải gương mẫu thực hiện kỷ luật hành chính, thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Văn phòng Chính phủ theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi Ban Chỉ đạo các trường hợp vắng mặt liên tiếp 2 lần trở lên không có lý do chính đáng, đồng thời xem xét trách nhiệm theo quy định của Đảng và Chính quyền.

Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đạt 86%

Thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành, địa phương, các Ban Quản lý Dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu trong quá trình triển khai các Công trình, Dự án Quan trọng Quốc gia, Trọng điểm ngành Giao thông Vận tải.

Các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt để triển khai nhiệm vụ được giao, các kết quả nổi bật như sau: đã hoàn thành công tác giải phóng mặt đáp ứng tiến độ khởi công các dự án cao tốc trục Đông-Tây, đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đạt 86%; đã hoàn thành giải phóng mặt bằng Nhà Ga hành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất; việc cấp mỏ vật liệu xây dựng của Dự án Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 có tiến triển tốt sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đã hoàn thành thủ tục và khởi công các dự án Cao tốc trọng điểm như Biên Hòa-Vũng Tàu, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội nâng tổng số kilomet đường cao tốc khởi công từ đầu năm đến nay lên 1.332km.

Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài hơn 63,37km, đi qua địa phận hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đã được khánh thành vào ngày 29/4 vừa qua. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài hơn 63,37km, đi qua địa phận hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đã được khánh thành vào ngày 29/4 vừa qua. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Thủ tướng biểu dương các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Thái Bình, Bình Phước đã chủ động trong triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án. Hoan nghênh Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có tiến bộ trong việc triển khai dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Tuy nhiên Thủ tướng nhắc nhớ ACV cần phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa mới đạt được tiến độ đề ra.

Chưa đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng để thi công

Thông báo Kết luận của Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh kết quả được nêu trên, còn một số tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ Dự án cần khắc phục.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Một số địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để thi công chưa đáp ứng tiến độ theo kế hoạch. Công tác giải phóng mặt bằng là khâu khó khăn, phức tạp, là đường găng, điểm nghẽn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án. Càng về sau càng khó khăn, phức tạp, do diện tích còn lại chủ yếu là đất ở, di dời mồ, mả và di dời hạ tầng kỹ thuật (đường điện cao thế, cáp viễn thông…).

Để triển khai hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ, cần phải huy động cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư tỉnh ủy, thành ủy (Trưởng Ban Chỉ đạo về Công tác Giải phóng mặt bằng) để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cần chú trọng việc tuyên truyền, vận động nhân dân, trực tiếp trao đổi, lắng nghe ý kiến nhân dân; ưu tiên tái định cư tại chỗ, các khu tái định cư phải chuẩn bị sớm, đủ hạ tầng với nguyên tắc nơi ở mới phải tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng nơi ở cũ.

Về vật liệu xây dựng thông thường: Các địa phương triển khai thủ tục cấp mỏ, nâng công suất mỏ vật liệu một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát lại các vấn đề liên quan đến việc cấp mỏ vật liệu, bảo đảm thực hiện theo đúng chỉ đạo, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan thanh tra, kiểm tra và Thủ tướng Chính phủ đối với việc cấp mỏ sai quy định.

Công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư tại một số dự án còn chậm: Thủ tướng yêu cầu thực hiện các thủ tục trong công tác chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm đơn giản, nhanh nhất, không để ách tắc. Thẩm quyền của bộ, ngành, cơ quan nào thì bộ, ngành, cơ quan đó phải chủ động, tích cực giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không trông chờ, đùn đẩy, né tránh những việc thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao.

Việc lấy ý kiến và quyết định theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 20/4/2023 (các bộ, ngành, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng hạn, chính kiến rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến theo đúng quy định, cần thực hiện nghiêm quy định và Quy chế này).

Nguồn vốn đầu tư: Về chủ trương bố trí vốn cho các dự án đã được thống nhất tuy nhiên việc triển khai còn vướng mắc hoặc nhiều địa phương còn thiếu chủ động, trông chờ, “ỷ lại” trung ương.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động, tích cực và vận dụng linh hoạt để bố trí vốn triển khai các dự án; các địa phương, cơ quan chủ quản đầu tư phải năng động, sáng tạo, không trông chờ, tự vận động, cân đối nguồn lực của mình để tập trung vốn đầu tư các công trình giao thông trọng điểm. Tuyệt đối không được tham ô, tham nhũng, lãng phí trong việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư.

Năng lực quản lý điều hành của một số chủ đầu tư, nhà thầu còn hạn chế: Một số nhà thầu chưa huy động đầy đủ nhân sự, máy móc, nguồn lực tài chính, chưa thực hiện tốt công tác nội nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân.

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư tuyệt đối không chia nhỏ các gói thầu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chống tiêu cực, tham ô lãng phí; yêu cầu các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công: phát huy tinh thần trách nhiệm, triển khai công việc minh bạch, phát huy khả năng sáng tạo, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, nâng cao năng lực quản lý để triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn, bảo vệ môi trường; không được “mua thầu,” “bán thầu.”

Một số nhiệm vụ trọng tâm

Tại Thông báo, Thủ tướng cũng chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm đối với các dự án trong thời gian tới. Cụ thể:

Đối với nhóm dự án đang thực hiện chuẩn bị đầu tư: Với các dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Hữu Nghị-Chi Lăng, Hòa Bình-Mộc Châu-Sơn La, Gia Nghĩa-Chơn Thành, Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng: các địa phương (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình và Bình Phước) chủ động, cùng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án được giao.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương và đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án, trong đó bao gồm các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Các dự án thành phần thuộc Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh hiện nay tiến độ triển khai dự án rất chậm. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa; khẩn trương lập thiết kế bản vẽ thi công; chủ động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc thẩm định hồ sơ; tổ chức triển khai lựa chọn nhà thầu để khởi công các dự án thành phần trên địa bàn các tỉnh trong tháng Chín năm nay.

Đối với nhóm dự án đang thực hiện đầu tư: Các dự án hoàn thành đưa vào khai thác năm 2023 (3 dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020: Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, cầu Mỹ Thuận 2 và dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ): Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp” để kịp đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ; kiên quyết không được chậm tiến độ

Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025: Hiện tiến độ giải phóng mặt bằng đã chậm so với yêu cầu; các địa phương cần khẩn trương hoàn thành chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đẩy nhanh di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đường điện cao thế; phải xây dựng và hoàn thành các khu tái định cư trong tháng Chín năm nay làm cơ sở để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các bước, trình tự, thủ tục khai thác vật liệu xây dựng bảo đảm tuân thủ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (bao gồm cả các thủ tục về đất đai), tránh phát sinh các thủ tục hành chính.

Đồng thời, thành lập Tổ công tác bao gồm chính quyền địa phương, các chủ đầu tư, nhà thầu tổ chức thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, “ép giá,” đầu cơ đất khu vực mỏ.

Các dự án Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Vành Đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành Đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội: Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm theo tiến độ Chính phủ giao (cơ bản hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trước ngày 31/12/2023); chỉ đạo nhà thầu triển khai ngay các thủ tục liên quan đến khai thác các mỏ vật liệu xây dựng; tổ chức làm việc với các địa phương có mỏ vật liệu xây dựng để thống nhất vị trí, trữ lượng, triển khai các thủ tục cấp mỏ cho nhà thầu thi công.

Đối với Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, ACV và các cơ quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại các Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 28/4/2023, số 193/TB-VPCP ngày 24/5/2023, số 215/TB-VPCP ngày 8/6/2023, trong đó phải hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu nhà ga hành khách để khởi công trong tháng Tám này.

Phối cảnh 2 tuyến đường kết nối Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)
Phối cảnh 2 tuyến đường kết nối Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)

Đối với Dự án Đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, nỗ lực hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến Nhổn-ga Hà Nội vào cuối năm 2023 và tuyến Bến Thành-Suối Tiên đầu năm 2024; huy động mọi nguồn lực, khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt còn lại theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của 2 thành phố.

Tổ chức “3 ca 4 kíp” để bảo đảm tiến độ

Kết luận nêu rõ các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; giảm bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian triển khai, kiên quyết thực hiện nguyên tắc giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, không đùn đẩy, không né tránh.

Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan quyết liệt, đôn đốc các nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp” để bảo đảm tiến độ thi công đã cam kết và đáp ứng kế hoạch giải ngân; chú trọng quản lý chất lượng, mỹ thuật, an toàn lao động; kiên quyết xử lý các nhà thầu yếu kém, vi phạm tiến độ hợp đồng theo đúng các quy định.

Quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục khai thác các mỏ vật liệu xây dựng để có thể khai thác cuối tháng Bảy vừa qua và đầu tháng Tám này với các mỏ đã trình. Khảo sát, đưa thêm các mỏ đáp ứng trữ lượng, chất lượng và thuận lợi về thủ tục đất đai vào hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu có nhu cầu) và hoàn thành thủ tục với các mỏ còn lại chậm nhất trong tháng 10 tới. Đây là điều kiện tiên quyết và điểm nghẽn lớn nhất để hoàn thành Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đúng kế hoạch.

Xem xét 6 tỉnh được nâng công suất các mỏ cát đã cấp phép

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tham mưu, trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022; trong đó Ủy ban Nhân dân các tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa) được phép quyết định nâng công suất các mỏ cát đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác như đã áp dụng cho các mỏ cát đang khai thác khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; quy định được phép sử dụng các mỏ vật liệu nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng (sau khi đã rà soát, bổ sung) phục vụ dự án đường cao tốc để cung cấp phục vụ thi công các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc; quy định các địa phương có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, bảo đảm chỉ sử dụng vật liệu cho việc thi công các khu tái định cư.

Khẩn trương rà soát và nhanh chóng sửa đổi theo thẩm quyền và đề xuất nếu vượt thẩm quyền về quy trình cấp mỏ đất, đá, cát, sỏi vật liệu thông thường cho xây dựng các đường giao thông… theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, không kéo dài thời gian, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực và phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp. Việc cấp phép phải nhanh chóng, thuận lợi, bỏ các khâu trung gian không cần thiết, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, khẩn trương tổng hợp, rà soát kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 của các tỉnh, thành phố, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp điều hòa, xác định cụ thể tiêu chí ưu tiên, phải bảo đảm đủ đất để xây dựng các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm giao thông vận tải; hoàn thành trong quý 3 này…/.



Nguồn

Cùng chủ đề

Truyền thông về sử dụng nước sạch

Những năm trước, tỉ lệ hộ dân đấu nối và sử dụng nước sạch của xã Đoàn Đào (Phù Cừ) chỉ đạt 50%. 3 năm trở lại đây, nhờ  làm tốt công tác tuyên truyền, tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch của xã năm sau tăng hơn năm trước. Đến nay, gần 80% số hộ dân trong xã đã đấu nối và sử dụng nước sạch. Bà Nguyễn Thị Nga, một người dân trong xã cho biết:...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội vụ năm 2025

Ngày 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ… Dự hội nghị tại...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Hưng Yên: Các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 239 vụ việc

Ngày 20/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở xã, phường, thị trấn trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)" (Thông báo số 698). Dự hội nghị có...

Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Ngày 20/12, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản. Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có...

Cùng tác giả

Truyền thông về sử dụng nước sạch

Những năm trước, tỉ lệ hộ dân đấu nối và sử dụng nước sạch của xã Đoàn Đào (Phù Cừ) chỉ đạt 50%. 3 năm trở lại đây, nhờ  làm tốt công tác tuyên truyền, tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch của xã năm sau tăng hơn năm trước. Đến nay, gần 80% số hộ dân trong xã đã đấu nối và sử dụng nước sạch. Bà Nguyễn Thị Nga, một người dân trong xã cho biết:...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025 được tổ chức ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam – từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai. “Tôi đã ngồi trong đêm diễn có hơn 50.000 khán giả. Tất cả khán giả cùng hát vang những điệu chèo,...

Cùng chuyên mục

Truyền thông về sử dụng nước sạch

Những năm trước, tỉ lệ hộ dân đấu nối và sử dụng nước sạch của xã Đoàn Đào (Phù Cừ) chỉ đạt 50%. 3 năm trở lại đây, nhờ  làm tốt công tác tuyên truyền, tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch của xã năm sau tăng hơn năm trước. Đến nay, gần 80% số hộ dân trong xã đã đấu nối và sử dụng nước sạch. Bà Nguyễn Thị Nga, một người dân trong xã cho biết:...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Lê Huy kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra việc thực hiện Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026” (Đề án); thăm mô hình phát triển kinh tế do phụ...

Chợ hoa xuân Ất Tỵ ở thành phố Hưng Yên dự kiến tổ chức từ ngày 5/1/2025 đến hết ngày 28/1/2025

Theo kế hoạch của thành phố Hưng Yên, Chợ hoa xuân Ất Tỵ năm 2025 dự kiến tổ chức từ ngày 5/1/2025 đến hết ngày 28/1/2025 (tức từ ngày 6 đến 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024). Chợ hoa được tổ chức tại 2 bên vỉa hè đoạn đường giáp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao với đường Chùa Đông, phường Hiến Nam. Đây là hoạt động thường niên được thành phố Hưng Yên...

Người trồng đào hối hả chuẩn bị cho dịp tết

Những ngày này, nông dân các địa phương trồng đào đang tất bật cho công đoạn tuốt lá, tập trung chăm sóc, chuẩn bị công đoạn nuôi mắt, cho đào ra nụ, nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Đã từ lâu, làng đào Ngọc Đà, xã Tân Quang (Văn Lâm) được nhiều người biết đến. Hiện nay, thôn Ngọc Đà có trên 10 héc-ta trồng đào. Đối với người dân thôn Ngọc Đà, trồng đào đã trở thành một...

Hưng Yên: Gieo cấy 23,6 nghìn héc-ta lúa vụ xuân

Vụ xuân năm 2025, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 23,6 nghìn héc-ta lúa; trong đó, gieo cấy 100% trà xuân muộn, gieo cấy lúa chất lượng cao từ 70% diện tích trở lên; phấn đấu năng suất đạt 67-69 tạ/héc-ta. Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn với diện tích khoảng 1 nghìn héc-ta. Toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành gieo cấy trong tháng 2 nhưng không quá ngày...

Nhân rộng mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men IMO

Thực hiện Đề án "Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023 - 2026" (Đề án), qua khảo sát, đánh giá của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh, lượng rác hữu cơ thải ra môi trường giảm khoảng 50%. Qua đó, góp phần quan...

Hưng Yên có 1 sản phẩm đoạt giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024

Tại lễ tôn vinh 100 sản phẩm tiêu biểu của các hợp tác xã (HTX) trong toàn quốc và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức, tỉnh Hưng Yên có 1 sản phẩm là ổi lê Đài Loan của HTX rau, củ, quả an toàn Văn Giang (thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, Văn Giang) được tôn vinh. Đây là giải thưởng ghi nhận, tôn vinh các...

Khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Ngày 13/12,  Sở Công Thương tổ chức lễ khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2024 tại cửa hàng của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh Hồng Nam, ở địa chỉ số 135 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam (thành phố Hưng Yên).  Hiện nay, cửa hàng của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh Hồng Nam giới thiệu và bày bán khoảng...

Hợp tác xã sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp Hồng Nam: Hướng đi mới, lợi nhuận tăng

Hợp tác xã (HTX) sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) được thành lập năm 2022, ban đầu có 8 thành viên, nay phát triển lên 10 thành viên, quy mô sản xuất 3 héc-ta. Lĩnh vực chính là trồng, thu mua và chế biến các sản phẩm từ quả nhãn. Nắm bắt nhu cầu thị trường, HTX đầu tư nhà xưởng chế biến long nhãn đạt chuẩn HACCP nhằm nâng...

Diễn đàn Khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông năm 2024

Ngày 12/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương phối hợp tổ chức diễn đàn Khu công nghiệp (KCN) trục cao tốc phía Đông (VEHEC) năm 2024 với chủ đề: Liên kết, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất