Powered by Techcity

Đền Hoàng Bà – Báo Hưng Yên điện tử

Từ trung tâm thành phố Hưng Yên, xuôi theo đê sông Hồng về phía đông khoảng 3km, ta sẽ thấy một ngôi đền toạ lạc trên gò đất cao, quay về hướng đông nam. Bên phải là dòng sông Hồng cuộn chảy, bên trái là con đê bao quanh như một bức tường thành. Phía trước là cánh đồng, phía sau là xóm làng, thấp thoáng nhà mái ngói, mái bằng trong những vườn nhãn xum xuê xanh mướt. Đó là đền thờ Hoàng Bà, xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên).

Đền được tạo dựng từ đầu thế kỷ XVII, thờ bà Trần Mã Châu, một vị nữ tướng tài ba đã có công lao to lớn, cùng Hai Bà Trưng đánh tan quân Tô Định, giành lại độc lập cho đất nước. Theo ngọc phả còn được lưu giữ tại đền, Trần Mã Châu hay còn được gọi là Châu Nương, con gái bộ chúa Trưởng Quan, ở đất Nam Xương (Hà Nam). Tuy là nữ nhi nhưng bà có chí khí như các bậc nam nhi, dũng lược đa mưu, tính cách phi thường. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đau đớn quằn quại dưới gót giày quân xâm lược phương Bắc, cha của Châu Nương cũng bị chúng sát hại. Nung nấu trong lòng ý chí đền nợ nước, trả thù nhà, bà đã cắt tóc giả làm ni sư, đi khắp các chùa để chiêu mộ anh hùng hào kiệt, cùng đứng lên giết giặc cứu nước. Chùa làng Bảo Châu, nay thuộc xã Quảng Châu, là nơi được bà chọn làm căn cứ chiêu tập quân sĩ. Ái mộ đức cao tài rộng của Châu Nương, nghĩa sĩ quanh vùng đều về tụ hội. Ngay những ngày đầu Bảo Châu đã có nam tướng, nữ tốt được hơn 200 người. Ban ngày tụng kinh niệm Phật, ban đêm luyện tập binh pháp, quyết chiến với Tô Định. Sau khi được Trưng Trắc, Trưng Nhị thâu nạp, đón về để cùng đánh đuổi Tô Định. Thoả ý nguyện, Châu Nương trở về chốn cũ, chọn nơi hiểm yếu, thiết lập danh đồn tiếp tục chiêu mộ quân sĩ khắp nơi. Trong 3 tháng, quân tinh nhuệ đã lên tới 1.300 người. Châu Nương liền đem hùng binh tiến đến sông Hát Giang, yết kiến Trưng Nữ. Trưng Nữ vô cùng phấn khởi, liền giao cho Châu Nương làm thống quản 1000 kị mã, kiêm hành vệ quan tham tán mưu sự. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, Trưng Nữ lên ngôi hoàng đế, phong cho Mã Châu làm “Trưởng binh Nội các trung cung nội thị”, tặng thưởng kim ngân 100 hốt, gấm lụa 500 vuông và thuận cho đất Bảo Châu (nơi Mã Châu cư ngụ) làm lăng đền phụng sự sau khi nữ tướng qua đời. Tạ ơn vua, Châu Nương xin được trở về hương quán, thăm hỏi họ hàng thân thuộc, bái tạ gia đường tổ tiên. Xong việc bà trở về Bảo Châu nơi đồn cũ, nhân dân, hào mục nồng nhiệt đón mừng. Bà nói với mọi người rằng: “Nhờ công đức của nhân dân mà thành đạt, dù một ngày ân nghĩa cũng sâu nặng. Thật đáng khen dân ta phong tục thuần hậu lắm thay!”. Lại ban thưởng vàng kim 60 hốt chia cho dân để ngày sau tu sửa đền miếu. Truyền quân sĩ mổ bò, lợn khao thưởng nhân dân.

 

 

Trưng Vương lên ngôi được 3 năm thì quân Nam Hán lại sang xâm lược nước ta. Trần Mã Châu được lệnh ra quân quyết chiến với giặc. Quân giặc bao vây tứ phía. Trên mình ngựa, tay cầm song kiếm, bà tả xung hữu đột, thây giặc ngổn ngang. Được nửa ngày, gió thổi làm lộ thân hình, tướng giặc biết đó là nữ liền hô to: “Sĩ tốt khoả thân mà đánh” khiến bà lúng túng, bị thương, quay ngựa chạy về đến Bảo Châu thì hoá. Đó là ngày 3.3 năm Ất Mùi (năm 43 sau CN). Dân làng nơi đây đã lập đền thờ, tế lễ để ghi công đức của Hoàng Bà. Cảm phục và thương xót bậc lương thần đã quên mình vì nước, Trưng Vương truy phong cho Bà là “Thượng đẳng Phúc thần” và chuẩn phê cho làng Bảo Châu là nơi đền chính, phụng sự tế tự.

Tương truyền đền Hoàng Bà rất linh thiêng. Các triều đại nối tiếp về sau đứng lên dẹp giặc, gây dựng cơ đồ đều được Châu Nương linh thiêng hiển ứng, âm phù giúp nước, nên lại được phong: “Thượng đẳng tối linh anh linh hiển ứng” . Đến nay đền còn giữ được 7 sắc phong qua các triều đại. Triều Lê Thái Tổ phong cho Bà là: “Phương Dung trinh thục mĩ nga nhân Uyển Huệ Hoà công chúa.” Gần đây nhất là triều Khải Định năm thứ 4 (tháng 7 năm 1919), sắc phong cho Bà là: “Trinh tĩnh Trung đẳng thần”.

Suốt chiều dài lịch sử, trải bao biến cố thăng trầm, đối diện với thiên nhiên dữ dội và khắc nghiệt, đền Hoàng Bà đã nhiều lần phải trùng tu tôn tạo, song vẫn luôn giữ được nét xưa; uy nghi, giản dị, thanh tao. Hiện đền còn giữ được khá nhiều hiện vật quý giá, như: kiệu bát cống, kiệu võng, kiệu Bà, đại tự, hoành phi, câu đối, ca ngợi công đức Hoàng Bà với nhiều nội dung sâu sắc. Cung đệ nhị ngoài tiền đường là bức đại tự gồm bốn chữ: “Từ Quang Phả Bị” (nghĩa là: Nàng phi phàm này đã quy Phật có ánh từ quang chiếu khắp, phổ độ 4 cõi). Cũng tại đây có đôi câu đối: “Quốc xỉ phục thù Tô thủ tội, chung dung nhất kiếm – Nhân thần nữ kiệt Trưng Vương danh cộng thám thiên hoa”. (Nghĩa là: Rửa hận Cha, thẹn thùng mất nước, tên Tô Định tham tàn, muốn tìm ngươi cho một nhát kiếm – Người là bậc thần và người nữ oanh kiệt thời Trưng Vương nổi tiếng, tham mưu danh luận, nghìn vẻ dáng như hoa). Đặc biệt, đền còn giữ được bức tượng Hoàng Bà bằng gỗ quý rất đẹp từ thời Bà còn sống, đúng như lời một đôi câu đối ca ngợi: “Bảo sắc đằng không lâm Việt địa – Kim dung phóng diệu chiếu Nam thiên”. ( Nghĩa là: Sắc đẹp đã tôn màu vẻ bay khắp không trung, chọn nơi giáng sinh là đất Việt – Hình dung vàng ngọc chiếu khắp trời Nam, toả ra nhiều nét thiêng).

Năm 1997, đền Hoàng Bà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hàng năm, đền mở hội từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 3 âm lịch. Con em quê hương ở khắp mọi nơi cùng khách thập phương nô nức về dự hội, tưởng nhớ người nữ tướng anh hùng của dân tộc và ôn lại truyền thống chống ngoại xâm của ông cha ta. Phần lễ, sau khai mạc của ban tổ chức vào sáng mồng 1, là các đoàn tế trong và ngoài xã dâng hương, theo đó là cán bộ nhân dân các thôn, các dòng họ cùng khách thập phương dâng lễ, chiêm bái nhất tâm nguyện cầu cho mưa hoà, gió thuận, mùa màng tốt tươi, bốn phương vô sự, nhân dân ấm no hạnh phúc. Phần hội có các trò chơi dân gian, như: chọi gà, cờ tướng, múa gậy, đánh đu, giao lưu văn nghệ với nhiều tiết mục múa hát dân ca quan họ, chèo đặc sắc, ca ngợi công đức Hoàng Bà, truyền thống quê hương, đất nước. Cứ 2 năm lại tổ chức một lần rước, có múa rồng, kỳ lân, rước kiệu bát cống, kiệu Bà, với nhiều nghi thức uy nghi, lộng lẫy, hoành tráng.

Theo cụ Dương Công Uẩn, Chủ tịch Hội Người cao tuổi của xã cho biết: “Được sự quan tâm của lãnh đạo, chính quyền các cấp cùng với lòng thiện tâm công đức của đông đảo bà con nhân dân, với nguồn kinh phí trên 2,5 tỉ đồng, đến nay đền đã hoàn thành việc trùng tu tôn tạo, ngôi đền đã được đẹp đẽ, bề thế, khang trang, đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi từ lâu của nhân dân trong xã. Lễ hội năm 2012 sẽ được tổ chức cùng với lễ cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo đền, có tổ chức rước kiệu với nhiều nghi thức cổ truyền”.

Đây mãi sẽ là nơi tôn vinh, tri ân công đức của Hoàng Bà – vị nữ anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước, nơi bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc cho muôn đời con cháu mai sau.

Bài và ảnh : DƯƠNG TĂNG

 

 

 

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm sự bền vững trong thu ngân sách nhà nước

Từ năm 2017, tỉnh Hưng Yên được giao tự cân đối thu – chi ngân sách và điều tiết một phần về ngân sách Trung ương. Đây là tín hiệu tốt thể hiện sự vững mạnh của nền kinh tế nhưng cũng là áp lực trong công tác thu ngân sách đối với tỉnh. Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm, ngành Thuế tỉnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nuôi dưỡng, khai thác...

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Cùng tác giả

Bảo đảm sự bền vững trong thu ngân sách nhà nước

Từ năm 2017, tỉnh Hưng Yên được giao tự cân đối thu – chi ngân sách và điều tiết một phần về ngân sách Trung ương. Đây là tín hiệu tốt thể hiện sự vững mạnh của nền kinh tế nhưng cũng là áp lực trong công tác thu ngân sách đối với tỉnh. Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm, ngành Thuế tỉnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nuôi dưỡng, khai thác...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024

Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên. Theo văn bản số 43/KH-UBND do ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành ngày 6/3/2024, Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ 1 năm 2024 đã được sở VHTT&DL chủ trì tổ chức, khai mạc sáng nay, ngày 17/4...

Tưng bừng Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024

Gần 100 món ăn nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên. Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất năm 2024 diễn ra từ ngày 17 - 19/4, với quy mô 60 gian hàng hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh nhà và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh liên kết với Hưng Yên. Tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (đường Phạm Bạch...

Làn gió mới từ du lịch thôn quê níu chân du khách

Nằm ở vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển về kinh tế - văn hóa nói chung và phát triển về du lịch nói riêng. Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên năm 2023. Tại...

Tập huấn hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL ngày 8/02/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên về việc tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lớp tập huấn Hướng dẫn viên tại điểm tỉnh Hưng Yên năm 2023 diễn ra vào ngày 26/9 tại thành phố Hưng Yên. Tham dự lớp học có gần 200 học...

Để du lịch Hưng Yên cất cánh

Hưng Yên từ xa xưa thường được nhắc đến với câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, vùng đất tả ngạn sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bài viết của Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hưng Yên cho Mekong ASEAN. Vào thế kỷ XVI, XVII, Hưng Yên là trung tâm của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến - một thương cảng lớn nhất...

Hưng Yên tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Giang

Từ ngày 10 – 11/11, Du lịch Hưng Yên tham gia Khảo sát và Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại tỉnh Bắc Giang. Đây là hoạt động nằm trong chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trong mối...

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm qua, du lịch Hưng Yên đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 – 15%/năm. Năm 2023, sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, khách du lịch đến Hưng Yên bước đầu có tín hiệu phục hồi. Tổng lượt khách đến Hưng Yên đạt 800 nghìn lượt, doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Du lịch trải nghiệm nông thôn – làng nghề

Ngày 12/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề tại cụm di tích lịch sử làng cổ ở xã Đại Đồng, cánh đồng cúc dược liệu ở xã Lương Tài, huyện Văn Lâm. Đoàn khảo sát đánh giá mô hình sản phẩm du lịch trải nghiệm nông thôn - làng nghề đã đến thăm chùa Nôm, ngôi chùa hiện còn...

Hưng Yên: Sự hồi sinh và nỗ lực xúc tiến du lịch

Du lịch Hưng Yên đã chứng kiến một sự phát triển ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đáng kể, từ 10 – 15%/năm. Mặc dù bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19, nhưng năm 2023, du lịch Hưng Yên đã bắt đầu cho thấy tín hiệu phục hồi, với tổng 800 nghìn lượt khách và doanh thu đạt 600 tỉ đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội...

Tìm giải pháp thu hút khách du lịch cho Hưng Yên

Ngành du lịch Hưng Yên sẽ có những cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tại Hưng Yên. Tại hội nghị, các chuyên gia, doanh nghiệp có chung phản ánh, hệ thống cơ sở lưu trú,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất