Powered by Techcity

Xã hội hoá hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, các cấp chính quyền trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công…, cùng với đầu tư từ ngân sách nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của Nhân dân.

Đình Hành Lạc, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm) hoàn thành việc tu sửa năm 2019 nhờ xã hội hoá
Đình Hành Lạc, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm) hoàn thành việc tu sửa năm 2019 nhờ xã hội hoá

Đầu năm 2023, Nhân dân thôn Dị Chế, xã Dị Chế (Tiên Lữ) phấn khởi khi di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Dị Chế (Đền Già), thờ Đức vua Ngô Quyền hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo. Trước đó, nhiều hạng mục của đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền và người dân đã đề nghị cấp trên cho phép người dân góp công, sức, trùng tu, tôn tạo đình được khang trang hơn với tổng chi phí hơn 20 tỷ đồng. Trong đó hơn 19 tỷ là do anh Vũ Phi Hổ, người con xa quê ủng hộ, phần tiền còn lại và ngày công lao động do Nhân dân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp… đóng góp. Ngôi đền sau khi được tu bổ, tôn tạo có diện mạo mới khang trang nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Đền Dị Chế luôn là điểm “về nguồn” của bao thế hệ con em trong làng.

Đồng chí Phạm Văn Phương, Chủ Tịch UBND xã Dị Chế cho biết: Việc tu bổ di tích tại địa phương rất thuận lợi. Quá trình tu bổ, tôn tạo được thực hiện theo đúng quy trình và hướng dẫn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bảo đảm gìn giữ những giá trị lịch sử, truyền thống…

Đình Hành Lạc, thôn Hành Lạc, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm) thờ Ngũ vị đại thần, được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 2011. Năm 2019 nhận thấy mái đình bị trũng, nền thấp, nhiều chi tiết của đình xuống cấp…Chính quyền và Nhân dân thị trấn Như Quỳnh đã có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền về tu bổ, bảo vệ di tích. Được sự cho phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đền đã được trùng tu với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng, trong đó phần lớn là kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa.

Không chỉ có đình Hành Lạc, công tác bảo vệ, tôn tạo nhằm phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thị trấn được quan tâm. Từ năm 2013 đến nay, nguồn vốn xã hội hoá để tu sửa các di tích lịch sử của thị trấn là  gần 7 tỷ đồng. Đồng chí Vũ Đức Đoàn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Như Quỳnh cho biết: Những năm qua, nhận thức của các cấp ủy đảng chính quyền và Nhân dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích được tăng lên, nguồn xã hội hóa được huy động và sử dụng hiệu quả trong việc trung tu di tích. Quá trình tu bổ được đều diễn ra công khai, minh bạch, đúng quy định nên người dân rất phấn khởi.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.802 di tích, trong đó có 3 di tích, khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; 175 di tích, cụm di tích xếp hạng cấp quốc gia; 271 di tích, cụm di tích xếp hạng cấp tỉnh… Trong đó, nhiều di tích là công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo; hệ thống cổ vật, di vật và các giá trị văn hóa phi vật thể quý giá. Trải qua năm tháng, nhiều di tích bị xuống cấp cần được tu bổ để bảo đảm an toàn cho người dân cũng như các di vật, cổ vật. 

Với số lượng di tích lịch sử, văn hóa đứng thứ 3 cả nước, trong khi điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn chế, thời gian qua, các địa phương tích cực vận động, đẩy mạnh công tác xã hội hoá (XHH) nhằm huy động nguồn lực từ Nhân dân cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, công tác XHH nguồn lực trong đầu từ, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích những năm gần đây nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân, sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, tổ chức…

Từ năm 2017 đến 2020, đã có nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn xã hội hoá như: chùa An Xá, xã Toàn Thắng (Kim Động); đình Nho Lâm, xã Ngọc Lâm (Mỹ Hào); đền Triều Dương, xã Hải Triều (Tiên Lữ)…Năm 2021 có thêm 14 di tích đã được đầu tư tu bổ bằng nguồn lực xã hội hoá.

Nhìn chung công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, tập trung tu sửa các hạng mục chính, xuống cấp nặng, giữ gìn, bảo tồn tối đa yếu tố gốc của di tích. Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân địa phương; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh cho biết: Để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, thời gian tới, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu với tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong thực hiện các chế độ chính sách, công tác quản lý, tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền Luật Di sản văn hoá cho người dân; khuyến khích hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước; tạo sự gắn kết giữa bảo tồn phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch của tỉnh.


Kim Cúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Hơn 140 tiết mục âm nhạc, trong đó có 120 tác phẩm mới sáng tác và hơn 20 nghệ sĩ sẽ đua tài biểu diễn thanh nhạc và độc tấu nhạc cụ tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, diễn ra tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình...

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như: Cải cách hành chính, thư viện, bảo tàng, bảo tồn,...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, chống thất thoát, lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Công điện nêu rõ: Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp để...

Xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với phát triển kinh tế

Để giúp hội viên nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh thành lập các chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp (chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp). Đến nay, trong tỉnh đã có nhiều mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp...

Cùng tác giả

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Hơn 140 tiết mục âm nhạc, trong đó có 120 tác phẩm mới sáng tác và hơn 20 nghệ sĩ sẽ đua tài biểu diễn thanh nhạc và độc tấu nhạc cụ tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, diễn ra tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình...

Cân nhắc trước các kỳ thi đầu vào đại học tràn lan

Tại TP HCM, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức đã duy trì suốt nhiều năm qua. Tính đến kỳ tuyển sinh năm 2024, 132.865 lượt thí sinh đã tham gia kỳ thi này ở 23 tỉnh, thành (từ Đà Nẵng trở vào). Kết quả kỳ thi này được 100 trường ĐH trong và ngoài khối ĐHQG TP HCM cùng 9 trường CĐ sử dụng để xét tuyển. Đa dạng kỳ thi đánh giá năng...

Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử

Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp tăng giá mạnh mẽ. Ngay từ đầu phiên sáng nay, các mã KBC, SIP, VCG đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, giá khớp lệnh trogn xu hướng tăng và đồng loạt neo trần vào cuối phiên. Hôm nay cũng là ngày...

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như: Cải cách hành chính, thư viện, bảo tàng, bảo tồn,...

Cùng chuyên mục

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Hơn 140 tiết mục âm nhạc, trong đó có 120 tác phẩm mới sáng tác và hơn 20 nghệ sĩ sẽ đua tài biểu diễn thanh nhạc và độc tấu nhạc cụ tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, diễn ra tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình...

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như: Cải cách hành chính, thư viện, bảo tàng, bảo tồn,...

Trò chuyện với những “Đại sứ Văn hóa đọc”

Được tổ chức hằng năm, cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” đã trở thành sân chơi trí tuệ bổ ích và lý thú với những người yêu sách. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách của thế hệ trẻ, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách hiệu quả và phát triển văn hóa đọc. Năm 2024, tỉnh Hưng Yên có 3 học sinh đoạt giải trong cuộc thi “Đại sứ Văn...

Liên hoan tiếng hát khu dân cư tỉnh Hưng Yên năm 2024

Ngày 31/10, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức liên hoan tiếng hát khu dân cư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Đến dự liên hoan có các đồng...

Chương trình giáo dục ngoại khóa “Nét đẹp làng cổ Đại Đồng”

Ngày 30/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình giáo dục ngoại khóa với chủ đề “Nét đẹp làng cổ Đại Đồng”.  Tham gia chương trình có trên 200 học sinh của các trường: THCS Đoàn Thị Điểm (Yên Mỹ), THCS Nguyễn Thiện Thuật (Khoái Châu). Tại chương trình, các em học sinh được tham quan làng cổ Đại Đồng hay còn gọi là làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng (Văn Lâm). Đây là một...

Cung phi, Hoàng hậu đất Hưng Yên xưa

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, người phụ nữ có vai trò to lớn và cũng luôn có những đóng góp lớn lao. Phụ nữ kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, họ là hậu phương vững chắc, là những người thông minh, lao động cần cù và sáng tạo, có vai trò đặc biệt quan trọng để gìn giữ bản sắc, tinh hoa văn hoá dân tộc. Họ còn...

Hội thi dân vũ “Vũ điệu vui khỏe”

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), ngày 13/10, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh (thành phố Hưng Yên), Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức hội thi dân vũ với chủ đề “Vũ điệu vui khỏe”.  24 đội tham gia hội thi, được chọn lựa từ hội thi dân vũ tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Mỗi đội thi trình...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh

Từ năm 2016, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hưng Yên đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020 (Chương trình số 10). Chương trình đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo nền tảng cho việc tiếp tục thực hiện Chương trình số 10 mới giai đoạn...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Khắc Hào, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên đoạt Huy chương Bạc tại Cuộc thi...

Ngày 4/10, tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (thành phố Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao giải thưởng và khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt...

Chương trình Thái Lan – Càng hiểu càng yêu

Ngày 29/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và Tổng Cục du lịch Thái Lan phối hợp với tỉnh Hưng Yên tổ chức chương trình Thái Lan – Càng hiểu càng yêu. Dự chương trình có đồng chí Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Urawadee Sriphiromya, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất