Powered by Techcity

Quá trình thành lập tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hưng Yên.

Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ, đậm nét truyền thống văn hiến của nước ta.

Ngay từ buổi đầu lịch sử thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Hưng Yên đã có sự cư trú của con người. Bằng chứng là các di chỉ, di tích còn lại đã được khai quật như mộ cũi ở An Viên (huyện Tiên Lữ), mộ thuyền tại Đống Lương (huyện Kim Động) cùng truyền thuyết về Chử Đồng Tử – Tiên Dung…

Về hành chính, vùng đất này vốn thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương; huyện Chu Diên thời Bắc thuộc; phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê; Khoái Lộ và Đằng Lộ rồi Khoái Châu và Đằng Châu thời Lý; lộ Long Hưng và lộ Khoái Châu thời Trần; dưới thời thuộc Minh, Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương.

Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), trong nước chia làm 12 đạo Thừa Tuyên, Hưng Yên thuộc Thừa Tuyên Thiên Trường.

Năm Hồng Đức thứ 21, tháng 4 năm 1490 cả nước chia thành 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.

Đặc biệt từ thế kỷ XVI – XVII, Phố Hiến được hình thành, đây là nơi hội tụ của các tàu thuyền nước ngoài từ bốn phương đến buôn bán ở Đàng Ngoài. Các tàu của người Xiêm, Mã Lai, Manila ở Đông Nam Á; của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ở châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm.

Thương cảng Phố Hiến thế kỷ XVI –XVII qua tranh của người phương Tây.

Thương cảng Phố Hiến lúc đó nhộn nhịp tàu thuyền chở hàng đến và chở hàng đi. Hàng nhập vào chủ yếu là vũ khí, vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng, bạc, đồ sứ, thuốc bắc, hàng dệt… Từ Phố Hiến đã xuất đi hương liệu, tơ sống, tơ tằm, đồ gốm sứ, đồ gỗ sơn… Thương cảng Phố Hiến thực sự đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối với nước ta lúc đó. Hơn 50 cơ sở từ các điểm ở trong nước đã hội tụ về Phố Hiến để buôn bán, làm ăn.

Ở thế kỷ XVII, Phố Hiến đã thực sự trở thành một đô thị sầm uất “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, các hoạt động của nền kinh tế hàng hóa đã tạo cho Phố Hiến một cảnh nhộn nhịp đông vui của cư dân địa phương cùng thương nhân nước ngoài. Thời đó Kinh thành Thăng Long có 36 phường, thì Phố Hiến có 20 phường, trong đó có tới 8 phường thủ công. Phố Hiến thực sự là một “Tiểu Tràng An”. Nhà thơ địa phương đương thời là Lê Cù đã ghi lại sự phồn thịnh của Phố Hiến trong bài phú “bán nguyệt hồ” với câu:

“Chữ Hiên nội hãy ghi lời bác khách

Cảnh Hiến nam giành đệ nhất phong quang”

Năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 10/1831):  Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hưng Yên.

Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tên tỉnh Hưng Yên xuất hiện. Khi thành lập, Hưng Yên gồm có hai phủ: phủ Khoái Châu (gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ của trấn Sơn Nam) và phủ Tiên Hưng (gồm các huyện Tiên Lữ, Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định). Như vậy, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Hưng Yên là một tỉnh nằm ở cả hai phía sông Luộc.

Ngày 25/2/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy, là một đơn vị hành chính mang tính chất quân quản để đối phó với cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Cẩm Lương, Văn Lâm, Thủ phủ của đạo Bãi Sậy đặt tại Yên Nhân (Mỹ Hào):

Chưa đầy một tháng sau khi thành lập đạo Bãi Sậy, ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình. Huyện Thần Khê của Hưng Yên, cùng hai phủ Thái Bình, Kiến Xương của Nam Định về với tỉnh Thái Bình.

Sau khi đánh chiếm và áp đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Hưng Yên, thực dân Pháp đã nhiều lần tiến hành thay đổi đơn vị hành chính. Trong năm 1891, hai lần Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định (12-4) và Quyết định (32-11) để bãi bỏ đạo Bãi Sậy, nhập các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm vào tỉnh Hưng Yên. Riêng huyện Cẩm Lương, phần thuộc Cẩm Giàng trả về nơi cũ, phần thuộc Lương Tài – Siêu Loại đưa vào Văn Lâm, Mỹ Hào.

Ngày 28/11/1894, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển huyện Tiên Lữ từ phủ Tiên Hưng sang phủ Khoái Châu; hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà sáp nhập vào tỉnh Thái Bình. Kể từ đây sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Ngoài đất của vùng Sơn Nam cũ, Hưng Yên có thêm một phần đất của Hải Dương và Bắc Ninh. Giai đoạn này kéo dài suốt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cũng như nhân dân cả nước, kể từ khi bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống của nhân dân Hưng Yên vô cùng khốn khổ. Chỉ tính từ năm 1806 đến năm 1898, trong vòng 92 năm, Hưng Yên đã có 39 năm đê vỡ, 10 năm hạn hán, 15 năm sâu dịch.

Đón được một trào lưu cách mạng tiên tiến đang tới, khi cán bộ của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội về thôn Sài Thị, xã Đại Quan (nay là xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu) tuyên truyền giác ngộ cách mạng, nhiều thanh niên tiến bộ đã tích cực tham gia thành lập chi bộ. Cuối năm 1928, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị được thành lập, chi bộ có 7 đồng chí. Đây là chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Hưng Yên, chi bộ được thành lập đã có những hoạt động tích cực như tuyên truyền giác ngộ quần chúng đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, in tài liệu tuyên truyền…

Đến cuối năm 1929, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã tích cực tuyên truyền, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân đi theo cách mạng.

Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị từ ngày 3 đến ngày 7/2 năm 1930 thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau khi thống nhất các tổ chức Đảng không lâu, cấp trên đã về Hưng Yên chuyển Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị thành Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị. Năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị đã có những hoạt động tích cực như treo cờ Đảng, dán áp phích, rải truyền đơn, giới thiệu Cương lĩnh của Đảng làm thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, để họ sẵn sàng đi theo cách mạng.

Đầu tháng 7/1941 dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy, tỉnh Hưng Yên mở Hội nghị các chi bộ Đảng  tại Ninh Thôn (Cẩm Ninh, Ân Thi). Hội nghị đã thảo luận tình hình trong nước, quốc tế, học nghị quyết của Trung ương và quyết định một số vấn đề lớn. Hội nghị đã thống nhất cử Ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Liệu, Vũ, Biểu, Thọ, Ái, trong đó đồng chí Liệu tức Nguyễn Thanh Liệu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đêm ngày 12/3/1945 tự vệ, Việt Minh tổ chức đánh đồn Bần lần thứ nhất, lực lượng ta ít, vũ khí thô sơ, nhưng đã chiến thắng nhanh chóng. Ta thu toàn bộ vũ khí gồm 20 súng trường, 1 trung liên, 6.000 viên đạn. Đây là trận đánh sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngay từ đầu tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển rất rầm rộ, các cơ sở Việt Minh của các huyện đã chủ động tổ chức nhân dân đấu tranh, tấn công vào các huyện đường. Chỉ trong vòng một tuần, chính quyền địch ở các huyện liên tiếp bị Việt Minh tấn công. Mở đầu là trận ngày 14/8/1945, Việt Minh huyện Phù Cừ tấn công vào huyện đường giành thắng lợi. Tiếp theo ngày 15/8/1945, Việt Minh Kim Động và Khoái Châu tấn công huyện đường Khoái Châu, giải phóng Khoái Châu, ta thu được 20 súng cùng một số đạn.

Ngày 16/8/1945, lực lượng Việt Minh tấn công vào đồn Bần lần hai. Ngày 17/8/1945, lực lượng Việt Minh đã tấn công vào các huyện đường và giải phóng các huyện Tiên Lữ, Văn Giang, Mỹ Hào. Đến ngày 18/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh mới nhận được lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh. Ban cán sự và Tỉnh bộ Việt Minh cấp tốc mở Hội nghị tại Thổ Cốc (xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ) để thông báo lệnh khởi nghĩa.

Dựa vào tinh thần Chỉ thị của Trung ương (12/3/1945) và Thông báo của Kỳ bộ Việt Minh (16/8/1945), Hội nghị quyết định “Những nơi đã đánh úp huyện thì tổ chức quần chúng mít tinh, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng lâm thời; những nơi khác tiếp tục khởi nghĩa bằng biểu tình vũ trang giành chính quyền…”. Đồng thời phát động nhân dân may cờ đỏ sao vàng để dùng cho vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. hực hiện chủ trương trên, chỉ trong một thời gian ngắn, các huyện trong tỉnh đã đứng lên khởi nghĩa. Ngày 18/8/1945 lực lượng Việt Minh tấn công huyện đường Ân Thi và giải phóng huyện Ân Thi.

Ngày 19/8/1945, giải phóng huyện Yên Mỹ. Ngày 21/8/1945, giải phóng huyện Văn Lâm.

Ngày 22/8/1945, hàng vạn quần chúng được vũ trang súng, dao, mác, gậy mang theo cờ và biểu ngữ, rầm rập tiến vào tỉnh lỵ trong khí thế hừng hực của cách mạng, địch không dám chống cự, ngụy quyền nhanh chóng tan rã… Đoàn người khổng lồ diễu hành qua dinh tỉnh trưởng rồi tiến vào sân vận động thị xã Hưng Yên tổ chức mít tinh lớn, tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

Ngày 22/8/1945, ta giải phóng thị xã Hưng Yên. Ngay đêm 22/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, Ủy ban lâm thời gồm 5 đồng chí, đồng chí Học Phi được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên.

Sáng ngày 23/8/1945, tại sân vận động thị xã Hưng Yên, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm 5 người do ông Học Phi làm Chủ tịch và ra mắt nhân dân để tiến hành quản lý và điều hành mọi công việc của tỉnh. Lực lượng tự vệ và hội viên cứu quốc các huyện tham gia khởi nghĩa đã rút về các địa phương cùng với nhân dân tịch thu triện bạ, xoá bỏ chính quyền cơ sở của địch. Đến ngày 25/8/1945, chính quyền cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh căn bản được thành lập.

Thắng lợi ở Hưng Yên góp phần chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 trong cả nước. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, Cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền trong cả nước thuộc về tay nhân dân. Người dân Hưng Yên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung, từ thân phận nô lệ, kiếp sống ngựa trâu đã chính thức trở thành người dân tự do, làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước. Sáng 2/9/1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Hưng Yên là đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Ủy ban hành chính Bắc Bộ.

Ngày 15/8/1946, thị xã Hưng Yên được thành lập gồm có hai khu phố (Đầu Lĩnh và Đằng Giang).

Để phù hợp với điều kiện mới, ngày 6/6/1947, Liên bộ Nội vụ – Quốc phòng đã ra Nghị định số 79-NĐ/NV-QP chỉ rõ “Về phương diện kháng chiến và hành chính, huyện Văn Giang trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, Khu XII, nay thuộc Khu III; huyện Văn Lâm trước thuộc Khu III, nay thuộc Khu XII”.

Ngày 20/10/1947, Liên bộ Nội vụ – Quốc phòng ra Nghị định số 167-NĐ/NV-QP đưa huyện Văn Lâm thuộc Khu XII về Hưng Yên (thuộc Khu III).

Ngày 28/11/1948, Chủ tịch nước ra Sắc Lệnh số 263-SL đưa huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh về tỉnh Hưng Yên.

Ngày 7/11/1949, Chủ tịch nước ra Sắc Lệnh số 131-SL, đưa huyện Gia Lâm trở về Bắc Ninh. Tỉnh Hưng Yên lúc này chính thức gồm 117 xã, gồm 9 huyện (Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ) và thị xã Hưng Yên; Hưng Yên thuộc Liên khu III.

Hòa bình lập lại, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi địa giới hành chính của một số xã.

Ngày 26/01/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.

Với yêu cầu của tình hình mới, một số huyện được hợp nhất lại với quy mô lớn hơn. Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58-CP: hợp nhất hai huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ; huyện Tiên Lữ và Phù Cừ thành huyện Phù Tiên. Ngày 24/2/1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 70-CP hợp nhất hai huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; huyện Văn Mỹ và huyện Văn Yên (trừ 9 xã của Văn Giang cũ và 5 xã của Yên Mỹ cũ) thành huyện Mỹ Văn; huyện Khoái Châu cùng 9 xã của Văn Giang và 5 xã của Yên Mỹ thành huyện Châu Giang.

Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, tỉnh và các huyện được tái lập theo địa giới hành chính như trước khi hợp nhất. Ngày 27/1/1996, Chính phủ ra Nghị định số 5-NĐ/CP tách huyện Kim Thi thành hai huyện Kim Động và Ân Thi.

Ngày 06/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Sau khi tỉnh được tái lập, ngày 24/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 17-NĐ/CP tách huyện Phù Tiên thành hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ, thành lập và điều chỉnh các phường thuộc thị xã Hưng Yên.

Ngày 24/7/1999, Chính phủ ra Nghị định số 60- NĐ/CP tách hai huyện Mỹ Văn và Châu Giang thành 5 huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Khoái Châu. Riêng huyện Văn Giang gồm 9 xã của Châu Giang và 2 xã của Mỹ Văn, huyện Yên Mỹ gồm 12 xã của Mỹ Văn và 5 xã của Châu Giang.

Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 108/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hưng Yên, thành lập phường, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các phường của thị xã Hưng Yên. Thị xã Hưng Yên tiếp nhận 4 xã thuộc huyện Tiên Lữ là: Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu và 1 xã thuộc huyện Kim Động là Bảo Khê; lập thêm phường mới là phường An Tảo trên cơ sở tách phường Hiến Nam làm 2 phường. Lúc này, sau khi điều chỉnh địa giới, thị xã Hưng Yên có 7 phường và 5 xã.

Ngày 19/01/2009, Chính phủ ra Nghị định số 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên. Ngày 06/8/2013, Chính phủ ra Nghị quyết số 95/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Hưng Yên; tiếp nhận 3 xã Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng (thuộc huyện Tiên Lữ) và 2 xã Hùng Cường, Phú Cường (thuộc huyện Kim Động) về thành phố Hưng Yên.

Sau nhiều lần điều chỉnh về địa giới hành chính, hiện nay Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; 161 xã, phường, thị trấn, với diện tích 930,22 km2, dân số 1.164.368 người, mật độ dân số 1.252 người/km2.

http://doingoaihungyen.vn/

Cùng chủ đề

18 câu lạc bộ tranh tài tại Giải lân sư rồng các câu lạc bộ tỉnh Hưng Yên mở rộng lần thứ I năm...

Trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024, sáng 23/11, tại Bảo tàng tỉnh (thành phố Hưng Yên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải lân sư rồng các câu lạc bộ tỉnh Hưng Yên mở rộng lần thứ I năm 2024.  Tham dự giải có gần 200 vận động viên của 18 câu lạc bộ lân sư rồng đến từ các tỉnh, thành phố: Hưng Yên,...

Giải khiêu vũ thể thao các câu lạc bộ tỉnh Hưng Yên năm 2024

Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh (thành phố Hưng Yên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải khiêu vũ thể thao các câu lạc bộ tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đây là hoạt động trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024. Tham dự giải có hơn 100 vận động viên đến từ 13 câu lạc bộ khiêu vũ trong tỉnh, thi đấu ở 2 nội dung:...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Lập hội đồng thẩm định dự án đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh nối với Trung Quốc

Ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), được giao làm Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, Trường Đại học và Cao đẳng Giao thông vận tải, Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam, các Sở GTVT có dự án đi qua. Nhiệm vụ của Hội đồng là thực hiện xem xét thông qua quy hoạch tuyến đường sắt nêu trên. Theo...

Xã An Viên đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ngày 22/11, xã An Viên (Tiên Lữ) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Dự buổi lễ có các đồng chí: Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế; Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.  Sau khi đạt xã NTM nâng cao năm 2020, Đảng ủy – HĐND -  UBND xã An Viên tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các thôn...

Cùng tác giả

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi... Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát...

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Cùng chuyên mục

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi... Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát...

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Tên gọi Hưng Yên qua các thời kỳ lịch sử

I. Thời Hùng Vương (2879 TCN - 258 TCN) Nước ta chia làm 15 bộ. Vùng Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ. II. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (207 TCN - 939 SCN) Nhà Tần (214 TCN - 204 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc Tượng quận. Nhà Triệu (207 TCN - 111 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Đông Hán (111 trước CN -...

Thăng trầm lịch sử Phố Hiến

Phố Hiến - đô thị cổ một thời, nức danh với câu ca: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến", đã từng là thương cảng lớn, trung tâm thương mại giao lưu quốc tế sầm uất và phồn thịnh trong suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Các tài liệu lịch sử như: "Đại việt sử ký toàn thư", "Đại nam nhất thống chí" đều cho biết từ thế kỷ XIII đã có người Trung Quốc sang lánh nạn ở Phố...

Đặc sắc Lễ hội cầu mưa

Ngày 25/04/2023 (tức ngày 06 tháng 3 âm lịch) tại Chùa Thái Lạc, UBND xã Lạc Hồng đã long trọng tổ chức Khai hội Lễ hội Cầu mưa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu, người dân đời đời có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đồng thời cũng là để giữ gìn, xây dựng và...

Tương Bần

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Tương truyền, nghề làm tương đã có từ rất lâu đời. Đến khi có lệ hàng năm mỗi địa phương phải tiến nạp cho vua những đặc sản của quê hương (đặc sản của Hưng Yên lúc đó là nhãn lồng Phố Hiến và tương làng Bần) thì tương Bần đã được đánh giá là thứ đặc sản ngon, bình dị, nhưng khó quên. Điều đó...

Khám phá, trải nghiệm làng nghề truyền thống Hưng Yên

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày về di tích lịch sử, có truyền thống văn hiến lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất