Trang chủDestinationsThái BìnhHưng Hà: Thúc đẩy xây dựng sản phẩm OCOP

Hưng Hà: Thúc đẩy xây dựng sản phẩm OCOP


Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Hưng Hà chú trọng phát triển các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng địa phương, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất theo hướng bền vững. Tuy nhiên, đến nay toàn huyện mới có 5 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao. Nhận thức rõ việc xây dựng sản phẩm OCOP sẽ đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ mỗi xã, thị trấn chưa xây dựng sản phẩm OCOP 100 triệu đồng/sản phẩm, từ đó tạo đà hoàn thành mục tiêu đề ra.

Sản phẩm khoai lang kén của gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh, xã Hòa Bình (Hưng Hà).

Vụ xuân năm nay, các hộ xã viên HTX DVNN xã Điệp Nông mở rộng gieo trồng trên 85ha lạc. Do thời tiết thuận lợi, sâu bệnh được khống chế kịp thời nên toàn bộ diện tích lạc trên địa bàn xã phát triển tốt, đạt năng suất khoảng 4 – 5 tạ/sào. Lạc thu hoạch đến đâu được bà con bán tươi ngay tại ruộng cho các thương lái với giá 14.000 – 18.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi sào lạc cho nông dân thu lãi khoảng 3 – 4 triệu đồng. Hiệu quả từ trồng lạc sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương từng bước xây dựng thành công sản phẩm OCOP từ cây trồng chủ lực này. 

Ông Ngô Quang Tú, thôn Ngũ Đông, xã Điệp Nông chia sẻ: Sản phẩm lạc của thôn Ngũ Đông chỉ mới ở giai đoạn xuất bán tươi hoặc phơi nắng chứ chưa được sấy khô bằng máy móc hiện đại, chưa tiếp cận với các siêu thị, cửa hàng rau sạch, do vậy giá trị chưa cao. Hy vọng rằng, khi có cơ chế hỗ trợ của huyện nghề trồng lạc của chúng tôi có cơ hội để phát triển bền vững, xây dựng thành công sản phẩm đặc thù của địa phương, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, HTX DVNN xã Điệp Nông còn định hướng xây dựng sản phẩm cây kê và nấm mỡ trở thành sản phẩm OCOP trong thời gian tới. Bà Nguyễn Thị Lương, Phó Giám đốc HTX cho biết: Khi có cơ chế hỗ trợ của huyện, chúng tôi sẽ đầu tư giàn sấy giúp người dân giảm bớt công sức lao động; đồng thời, tập huấn cho nông dân sản xuất theo quy trình bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; cải tiến mẫu mã, quảng bá thương hiệu sản phẩm và hoàn thiện thủ tục hồ sơ để thẩm định. Việc xây dựng thành công sản phẩm OCOP không chỉ phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần tích cực trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Tại xã Hòa Bình, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản của gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh hiện đang sản xuất 3 mặt hàng chủ lực gồm ngô chiên, khoai lang kén và cùi bưởi nấu chè. Trung bình mỗi năm cơ sở tiêu thụ trên 300 tấn nông sản của địa phương, xuất bán trên 350 tấn thành phẩm, tạo việc làm ổn định cho 30 – 40 lao động với thu nhập bình quân từ 4 – 7 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 300 triệu đồng/năm. Đây là sản phẩm được xã Hòa Bình lựa chọn xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới. 

Ông Nguyễn Văn Lượng, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: Được sự hỗ trợ của UBND huyện, chúng tôi tập trung đầu tư trang thiết bị cho cơ sở để phục vụ khâu chế biến sản phẩm như: máy tách hạt, kho lạnh… hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, tem, truy xuất nguồn gốc; xây dựng các vùng nguyên liệu và thực hiện mô hình sản xuất an toàn thực phẩm làm thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn, nhất là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa bảo đảm nguồn cung cho cơ sở. 

Ông Nguyễn Tiến Mạnh cho biết: Đây đều là sản vật của quê hương, vì vậy tôi muốn phát triển thương hiệu để nâng cao thu nhập và tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất chúng tôi còn gặp không ít khó khăn như: diện tích nhà xưởng còn nhỏ, chưa đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, vì vậy cơ chế của huyện như luồng gió mới hỗ trợ, thúc đẩy chúng tôi tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng sản phẩm OCOP của cơ sở.

Theo kế hoạch chương trình OCOP giai đoạn 2022 – 2025, toàn huyện Hưng Hà phấn đấu có 30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 10 sản phẩm OCOP được công nhận 4 sao, 5 sản phẩm OCOP được công nhận 5 sao. Chính vì thế, việc ban hành cơ chế khuyến khích các hộ nông dân, HTX quan tâm cải tiến quy trình, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để được công nhận sản phẩm OCOP là việc làm cần thiết. 

Ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Bên cạnh cơ chế hỗ trợ, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình OCOP; khuyến khích các chủ thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học – kỹ thuật và tiếp cận những thị trường mới thông qua công nghệ 4.0. Đối với các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận, huyện tăng cường công tác phối hợp quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh.

Cơ chế hỗ trợ của huyện Hưng Hà được kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy khuyến khích, kích cầu để sản xuất phát triển nhằm tăng về số lượng, chất lượng, chủng loại và gia tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống của quê hương lên tầm cao mới.

Khâu đóng gói tại cơ cở chế biến nông sản của ông Nguyễn Tiến Mạnh, xã Hòa Bình.

Thanh Thủy





Source link

Cùng chủ đề

một xã được đầu tư hơn 406 tỷ đồng, cán đích NTM nâng cao

Xã Hoàng Diệu nằm ở phía Đông Nam của huyện Chương Mỹ, có 7 thôn, 2.710 hộ với 11.263 người. Sau khi được công nhận xã NMT năm 2015, từ năm 2016 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoàng Diệu luôn kiên trì con đường phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2023 tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 492 tỷ 220 triệu đồng, thu nhập bình...

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành...

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP ở miền núi

Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Tuy nhiên, hiện sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi vẫn còn ở dạng tiềm năng. Nỗ lực triển khai, xây dựng Theo đánh giá từ Sở NN&PTNT, để có được thành...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Tạo sức bật cho sản phẩm OCOP qua Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Tiếp nối thành công của năm 2023, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2024 tiếp tục trở thành cầu nối và là kênh xúc tiến thương mại quan trọng, tạo nên làn sóng tuyên truyền mạnh mẽ về sản phẩm OCOP, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể sản xuất trong tỉnh cũng như cả nước có dịp giao thương, học tập, trao đổi kinh nghiệm,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Thư viện tỉnh: Cấp mới 1.850 thẻ bạn đọc

Thư viện tỉnh: Cấp mới 1.850 thẻ bạn đọc ...

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, là sự hợp thành của ba bộ phận: triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ giới thiệu Bộ sách thường thức chính trị-bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ...

Việt Nam có thể “thanh toán” hoàn toàn ung thư cổ tử cung vào năm 2025

Việc đầu tư toàn diện vào chương trình tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang lại những lợi ích to lớn về KT-XH, góp phần loại bỏ căn bệnh này.Ảnh minh họa. Đây là kết luận từ Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt...

Philippines: Chiếc phà chở 120 người bất ngờ bốc cháy trên biển

Philippines: Chiếc phà chở 120 người bất ngờ bốc cháy trên biển ...

Sôi nổi các hoạt động ngày chủ nhật xanh

Ngày chủ nhật xanh đã trở thành phong trào của các cấp bộ đoàn trong tỉnh với ý nghĩa chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thông qua các hoạt động của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) góp phần từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội.Đoàn viên, thanh niên trồng cây xanh tại xã Minh Phú (Đông Hưng). ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi...

Mới nhất