Powered by Techcity

Việt Nam: “Điển hình mẫu mực” về bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Di sản chính là tài sản quốc gia đặc biệt có giá trị trong việc phát triển du lịch. 

Theo kết quả kiểm kê di tích của các địa phương, trên cả nước hiện có khoảng 4 vạn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố trên khắp các vùng miền trong cả nước; 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; gần 3 triệu tài liệu, hiện vật, trong đó có 265 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia…

Đặc biệt, hiện Việt Nam có 8 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu và 3 Thành phố sáng tạo toàn cầu được UNESCO ghi danh. Chúng ta tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, với những đặc trưng riêng có của từng vùng miền, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại. Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị các danh hiệu, di sản UNESCO của chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tổng Giám đốc UNESCO và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo đã từng khẳng định: Việt Nam là “điển hình mẫu mực” của mô hình hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế và sinh kế của người dân. 

Đặc biệt, năm 2023 Việt Nam ghi nhận những dấu mốc lịch sử trong triển khai đối ngoại đa phương tại Tổ chức UNESCO. Nước ta được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO khóa 42, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam đã trúng cử Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam cùng một lúc đảm nhận trọng trách tại 5 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO, trong đó có 3 vị trí Phó Chủ tịch.

Điều này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa, hội  nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị số 25- CT/TW của Ban Bí thư và Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Những thành quả này còn minh chứng cho vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu. 

Có thể thấy, những dấu mốc lịch sử trong triển khai đối ngoại đa phương của Việt Nam tại UNESCO vừa qua không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại Việt Nam mà còn tiếp tục thể hiện sức mạnh mềm, vị thế quốc gia.

Cố đô Huế – một trong những di sản được UNESCO vinh danh (Ảnh: TL) 

Các di sản văn hóa nói riêng và danh hiệu UNESCO nói chung được cộng  đồng quốc tế đánh giá là “danh giá”, vì không chỉ là các tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc của từng quốc gia, dân tộc, mà còn có giá trị ở tầm toàn cầu, thậm chí là di sản của nhân loại. Do vậy, các di sản, danh hiệu UNESCO có tiềm lực lớn trong thu hút du lịch, thúc đẩy phát triển bền vững, tạo dựng thương hiệu địa phương, nâng cao hình  ảnh và sức mạnh mềm quốc gia. 

Tuy nhiên, trước những thách thức gay gắt của thế kỷ XXI như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, du lịch ồ ạt, sức ép của tăng trưởng và đô thị hóa, công nghệ mới… đe  dọa làm mai một bản sắc văn hóa, ảnh hưởng tới việc bảo tồn, phát huy các di sản… Chính vì vậy đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, biến tiềm lực thành nguồn lực, di sản thành tài sản thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội của người dân, địa phương và quốc gia. 

Trên thực tế hiện nay cả nước vẫn còn nhiều di tích, di sản… vẫn chưa được quan tâm bảo tồn, tôn tạo đúng mức, chưa phát huy được hết giá trị… Để các di sản văn hóa trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống và điểm đến hấp dẫn của khách du lịch chúng ta cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa, nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh các di tích, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là di sản thế giới…, cần nghiên cứu, làm nổi bật các giá trị di sản, văn hóa, lịch sử của những khu vực này để tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách du lịch tới tham quan, phát triển du lịch cộng đồng. Từ đó, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, kinh tế, xã hội của cộng đồng nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ, đón tiếp khách du lịch tại các di sản thế giới, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đón tiếp, thuyết minh đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi và sự thoải mái cho khách du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hoạt động trải nghiệm, vui chơi, giải trí… Đồng thời, hỗ trợ đầu tư, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng tại các di tích trọng điểm, vừa thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế, xã hội, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống tại các khu di sản, di tích…/.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/viet-nam-dien-hinh-mau-muc-ve-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-659502.html

Cùng chủ đề

Sẻ chia hơi ấm “Tình nguyện mùa Đông”

Trao tặng học bổng cho học sinh...

Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn Tầm nhìn của Công ty Cổ phần Xe Nâng Thiên Sơn đó là trở thành nhà phân phối xe nâng Trung Quốc số 1 tại Việt Nam, không chỉ cung cấp các sản phẩm xe nâng Hangcha chất lượng hàng đầu mà còn cam kết về dịch vụ bảo...

Cách sử dụng kí tự đặc biệt để làm đẹp chữ kí số

Kí tự đặc biệt là gì và vì sao chúng quan trọng?   ...

Rau muống xào tỏi là món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á

Món ăn rau muống xào tỏi vừa được chuyên trang ẩm thực thế giới Taste Atlas đưa vào danh sách ‘những món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á’. Món rau muống xào tỏi xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á. Được chuyên trang ẩm...

Cùng tác giả

Sẻ chia hơi ấm “Tình nguyện mùa Đông”

Trao tặng học bổng cho học sinh...

Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn Tầm nhìn của Công ty Cổ phần Xe Nâng Thiên Sơn đó là trở thành nhà phân phối xe nâng Trung Quốc số 1 tại Việt Nam, không chỉ cung cấp các sản phẩm xe nâng Hangcha chất lượng hàng đầu mà còn cam kết về dịch vụ bảo...

Cách sử dụng kí tự đặc biệt để làm đẹp chữ kí số

Kí tự đặc biệt là gì và vì sao chúng quan trọng?   ...

Rau muống xào tỏi là món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á

Món ăn rau muống xào tỏi vừa được chuyên trang ẩm thực thế giới Taste Atlas đưa vào danh sách ‘những món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á’. Món rau muống xào tỏi xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á. Được chuyên trang ẩm...

Cùng chuyên mục

Sẻ chia hơi ấm “Tình nguyện mùa Đông”

Trao tặng học bổng cho học sinh...

Rau muống xào tỏi là món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á

Món ăn rau muống xào tỏi vừa được chuyên trang ẩm thực thế giới Taste Atlas đưa vào danh sách ‘những món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á’. Món rau muống xào tỏi xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các món ăn kèm ngon nhất Đông Nam Á. Được chuyên trang ẩm...

Phát huy vai trò của cán bộ nữ

 Nữ cán bộ tích cực tham gia...

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Khi di sản thành ‘thương hiệu’

9 di sản thiên nhiên, văn hóa của nhân loại UNESCO công nhận 9 Di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới tại Việt Nam, trong đó Hạ Long – Cát Bà nổi bật về vẻ đẹp thiên nhiên; Huế và Hội An hấp dẫn bởi di sản văn hóa; Tràng An tổng hòa giá trị thiên nhiên và văn hóa… Ngày 16/9, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận quần thể vịnh Hạ Long – quần đảo Cát...

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Hướng dẫn và hỗ trợ người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất