Powered by Techcity

Thời kỳ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1975 đến nay)

Sau ngày quê hương giải phóng, đứng trước muôn vàn khó khăn phức tạp, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất và đời sống, xây dựng chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng cuộc sống trong độc lập, hòa bình, thống nhất. Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn tỉnh ngày 23/8/1975 đã khẳng định quyết tâm nhân dân Thừa Thiên Huế xây dựng quê hương theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo.

Mười ba năm trong tỉnh hợp nhất Bình Trị Thiên, cán bộ, Đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng tỉnh, đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những biến đổi hứa hẹn đà đi lên tốt đẹp của tỉnh Bình Trị Thiên.

Sau khi phân định lại địa giới hành chính (1989), Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đứng trước những thách thức to lớn trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; nhất là các lực lượng thù địch coi Huế là một trong những trọng điểm để chúng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,“bạo loạn lật đổ” ở nước ta.

Từ đại hội X (1991) đến đại hội XIII (2006) của Đảng bộ tỉnh là một quá trình trăn trở tìm tòi cơ cấu kinh tế thích hợp công nghiệp – du lịch, dịch vụ – nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định rõ các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, đề ra 4 mũi nhọn kinh tế, các chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm, các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước cực kỳ phức tạp lại thêm thiên tai, thời tiết quá khắc nghiệt, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt: kinh tế tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các thành phần kinh tế phát huy tác dụng, đã hình thành các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ; khu kinh tế Chân Mây, phấn đấu thực hiện định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng gò đồi, vùng đầm phá và ven biển. Một số chương trình, công trình trọng điểm được triển khai thực hiện như: chương trình cửa ngõ Bắc – Nam thành phố Huế, chương trình trồng rừng, hồ Truồi, nâng cấp sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, đập Thảo Long, hồ Tả Trạch…

Sau ba mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh, năm 2008 được công nhận là thành phố Festival. Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/1 năm, cao hơn hẳn so với mức 7,4%/1 năm thời kỳ 1976-1989), thời kỳ 2001-2005 đạt bình quân 9,5%/1 năm, năm 2007 đạt 13,6%. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1990, trong đó công nghiệp tăng 4,3 lần, dịch vụ tăng 2,5 lần, nông nghiệp tăng 1,2 lần. GDP bình quân đầu người đến năm 2007 đạt 560 USD, gấp 2,5 lần so với năm 1990.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 19,7% (năm 1990) lên 34,1% (2004), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 43,7%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 44,2% xuống còn 22,2%.

Văn hóa – xã hội đạt được những thành tựu đáng kể. Tiếp tục phát huy vị thế là trung tâm văn hóa du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là kiệt tác di sản của nhân loại. Chương trình xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, ưu tiên tập trung cho 15 xã đặc biệt khó khăn và 27 xã nghèo khác, hạ tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 8%. Chương trình xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo được triển khai và bước đầu đem lại kết quả tốt. Hầu hết các xã đã từng bước xây dựng đường nông thôn, tạo cơ sở vật chất cho giáo dục, nhất là tiểu học, mẫu giáo, trạm y tế xã. Làng văn hóa đã được xây dựng, phát triển ở các huyện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, đã thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh trong tình hình mới. Cuộc vận động xây dựng xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư được nhân dân tích cực tham gia, xuất hiện nhiều mô hình tốt. Khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng, chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế sẽ không ngừng phát huy hơn nữa những truyền thống cách mạng vẻ vang của mình, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu viết tiếp những trang sử mới trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005)

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 4/7/2024: Bắc Bộ mưa rào, Nam Bộ khả năng có giông lốc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng nay (4/7), ở khu vực Việt Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 120mm. Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm,...

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

An Cựu – Dòng sông tuổi thơ tôi

Sông An Cựu, hay còn gọi là...

Cảnh giác khi cho thuê ô tô tự lái

 Các đối tượng Trần Anh Tuấn và Trần Xuân...

Cùng tác giả

Thừa Thiên Huế: Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Ngày 1/7, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến các đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí loại I và đánh giá trình độ cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại buổi làm...

Thừa Thiên Huế: Kinh tế chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm

Sáu tháng đầu năm, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ảnh: VGP/Nhật Anh Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện...

Cửu đỉnh được công nhận di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu được UNESCO công nhận di sản tư liệu thế giới, ngày 8/5. Ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được đưa vào Danh mục Ký ức thế giới tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu...

Huế – Điểm dừng chân không thể bỏ qua

Đúng vậy, Huế là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch tại Việt Nam. Thành phố này có những đặc điểm độc đáo và thu hút du khách bằng lịch sử, văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp. Di sản văn hóa thế giới: Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với Đại Nội - thành của cung đình nguyên thủy của triều đại Nguyễn, lăng tẩm các vua Nguyễn...

Huế là điểm du lịch tiết kiệm nhất dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

Trong bối cảnh nhiều người dân Việt Nam và châu Á đang háo hức chào đón các kỳ nghỉ lễ sắp tới, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố báo cáo về điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất...

Cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Ngày 1/7, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến các đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí loại I và đánh giá trình độ cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại buổi làm...

Thừa Thiên Huế: Kinh tế chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm

Sáu tháng đầu năm, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ảnh: VGP/Nhật Anh Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện...

Cửu đỉnh được công nhận di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu được UNESCO công nhận di sản tư liệu thế giới, ngày 8/5. Ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được đưa vào Danh mục Ký ức thế giới tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu...

Huế – Điểm dừng chân không thể bỏ qua

Đúng vậy, Huế là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch tại Việt Nam. Thành phố này có những đặc điểm độc đáo và thu hút du khách bằng lịch sử, văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp. Di sản văn hóa thế giới: Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với Đại Nội - thành của cung đình nguyên thủy của triều đại Nguyễn, lăng tẩm các vua Nguyễn...

Nhà máy nước sạch lớn nhất Thừa Thiên Huế

Nhà máy nước Vạn Niên được xây dựng với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho hơn 80% người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà máy nước Vạn Niên nằm trên diện tích 13,5 ha ở phường Thủy Biều, TP Huế, được khởi công cách đây 3 năm, do Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một, nhà thầu xây dựng tất...

Một ngày thưởng thức đặc sản Huế

Ăn sáng với bún bò, bánh canh, dùng bữa trưa với cơm hến, bún hến, cơm niêu và bữa xế với các loại bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo là gợi ý cho du khách khi đến Huế. Bên cạnh các cung điện, lăng tẩm cùng các công trình kiến trúc cổ kính, ẩm thực cũng là một trong nét hấp dẫn du khách khi đến Huế. Trong danh sách Best Food Cities in the World (Những thành phố có...

Đua ghe trên sông Hương thu hút hàng nghìn người

Giải đua ghe truyền thống làng Triều Sơn Đông, phường Hương Vinh, được tổ chức trên sông Hương, thu hút hàng nghìn người dân và du khách theo dõi, ngày 20/2. Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách đổ về sông Hương đoạn qua làng Triều Sơn Đông, phường Hương Vinh, TP Huế, để theo dõi giải đua ghe truyền thống. Giải đua nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, thể thao của...

6 món ăn của Huế được vinh danh món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Thừa Thiên Huế có nhiều món được vinh danh nhất trong “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hoá ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” giai đoạn I. Tại TP Huế, Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (VCCA) vừa trao chứng nhận 6 món ẩm thực tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, đó là những món gồm bún bò Huế, chè bột lọc bọc heo quay, cơm hến, bánh lọc, vả trộn hoa màu chay, cơm...

Hút hồn mưa Huế

Vẻ đẹp lãng mạn của mùa mưa xứ Huế làm say đắm không biết bao người. Đó có lẽ chỉ là một trong 1001 lý do khiến mưa Huế hấp dẫn du khách. Huế - cố đô Việt Nam,  đang vào mùa mưa. Những cơn mưa dai dẳng từ ngày này sang ngày kia nhưng lại đem đến cho du khách những điều thú vị. Trên nhiều diễn đàn du lịch, nhiều du khách cảm nhận rằng mưa xứ Huế...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tiếp xã giao Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh

Chiều ngày 06/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã tiếp xã giao bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (phải) tiếp xã giao bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương bày tỏ vui mừng được tiếp đón bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất