Powered by Techcity

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cũng như nhiều người dân khác, ông Nguyễn Anh Quân, ở phường Phú Nhuận đã thức dậy từ sáng sớm để cập nhật tin tức mới nhất về kết quả biểu quyết của Quốc hội và rất xúc động khi mong muốn và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền địa phương bao năm nay giờ đã trở thành hiện thực, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ sáu của Việt Nam.

Còn ông Nguyễn Đức Long, ở phường Phước Vĩnh bên cạnh niềm vui mừng trước sự phát triển đi lên của quê hương cũng kỳ vọng, thành phố mới sẽ sớm sắp xếp, ổn định bộ máy hoạt động theo mô hình chính quyền đô thị. Thành phố Huế cần phát huy tốt hơn nữa việc bảo tồn di sản truyền thống, gìn giữ và làm tỏa sáng một cố đô cổ kính của dân tộc, chứa đựng trong mình nhiều di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh. Đồng thời, thành phố mới cũng cần chuyển động mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển về kinh tế, xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thành phố Huế trực thuộc trung ương sẽ bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thành phố mới sẽ có 2 quận, 3 thị xã, và 4 huyện. Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, thành phố sẽ triển khai nghiên cứu, đề xuất tổ chức chính quyền đô thị, phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị loại I cấp quốc gia.

Trong dòng chảy lịch sử của đất nước, thành phố Huế trực thuộc Trung ương (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn giữ vai trò và vị thế quan trọng, với vị trí nằm ở trung độ của cả nước; là nơi có bề dày về lịch sử, văn hóa được hình thành và phát triển gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế, chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ và văn minh của dân tộc Việt Nam. Vùng đất này từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 – 1801) và cũng là nơi đóng đô của triều Nguyễn trong suốt 143 năm (1802 – 1945).

Thành phố Huế là một trong những đô thị quan trọng của Việt Nam, là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh và là thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế có uy tín như: mạng lưới các đô thị châu Á, tổ chức các thành phố di sản thế giới, liên minh các thành phố lịch sử… Hiện nay, thành phố Huế còn được biết đến với các danh hiệu như: “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”.

Theo định hướng tại Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là cơ sở để tổ chức chính quyền đô thị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đời sống của người dân; là tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu “Đến năm 2030, Thừa Thiên – Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao” .

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương sẽ có tác động toàn diện đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý nhà nước, đời sống sinh hoạt của người dân, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và môi trường… Cơ cấu nền kinh tế của thành phố sẽ tác động tích cực, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng cao hơn, đặc biệt là các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ – du lịch. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị trí đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực quốc tế để xây dựng thành phố xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch; giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; khoa học và công nghệ; trung tâm y tế chuyên sâu. Điều quan trọng, đối tượng thụ hưởng đầu tiên khi Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương chính là người dân, bởi thành phố mới sẽ được quy hoạch đồng bộ, hướng đến môi trường đô thị hiện đại, văn minh, tiện ích và một thành phố hạnh phúc, đáng sống.

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế đối thoại với bạn trẻ, đề nghị không cần kịch bản

Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong buổi đối thoại với thanh niên tỉnh sáng 24-12 “Thanh niên là nhân tố quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng, định hình thành phố Huế trực thuộc trung ương sao cho xứng tầm, mang đậm bản sắc văn hóa, di sản”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khi nói về vị trí, vai trò của thế hệ...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam. Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Trước đó, thảo luận tại phiên họp chiều 20.11, phương án...

Khi trực thuộc trung ương, Huế sẽ cắt giảm thời gian làm thủ tục hành chính

Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ về hành trình sắp tới của địa phương khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào 1-1-2025 – Ảnh: NGỌC HIẾU Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về những cơ hội, khó khăn cũng như thách thức khi chỉ còn 1 tháng nữa địa phương này chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Thủ tướng: ‘Năm 2025 là năm bứt phá, về đích’

Sáng 20.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị toàn quốc để quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tại đây, ông đã trình bày về những điểm mới trong Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021-2030. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề cập đến phương hướng phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2026-2030 và kế hoạch...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Sớm hoàn thiện trụ sở làm việc cho các cơ quan của quận Phú Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Không khí lạnh lại tăng cường liên tiếp, Hà Nội rét nhất 12 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/12), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Từ khoảng đêm mai và ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc...

Góp ý hoàn thiện lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế tập IV

Quang cảnh tại hội thảo  ...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ...

Chuẩn bị cho một khởi động mới

 Khu vực An Lỗ đã chỉnh trang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất