Powered by Techcity

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 1

Chiều 22/6, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Cổ vật TPHCM và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức triển lãm có chủ đề “Cổ vật hội tụ”.

Cuộc triển lãm diễn ra từ ngày 22/6 đến 21/7, tại điện Kiến Trung, Hoàng thành Huế, giới thiệu đến công chúng 147 cổ vật quý của đất nước do các nhà sưu tầm cổ vật đã dày công sưu tập.

Các cổ vật, hiện vật được lựa chọn theo những nhóm chất liệu, như: đồ pháp lam, đồ gốm sứ, kim loại, đồ gỗ… chế tác dưới thời Nguyễn, sử dụng trong cung đình lẫn dân gian.

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 2

Nhận được sự chú ý nhiều nhất trong cuộc triển lãm “Cổ vật hội tụ” là khẩu súng thần công có niên đại năm Minh Mạng thứ 3 (1822).

Đây là khẩu thứ 256 trong số 300 khẩu súng thần công được đúc dưới thời vua Minh Mạng, mệnh danh là Vũ Công Tướng Quân.

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 3

Đây là một trong hai khẩu súng thần công đã hơn 200 tuổi được các ngư dân phát hiện, trục vớt tại vùng biển Thuận An (thành phố Huế) và tự nguyện giao nộp cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vào tháng 1.

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 4

Theo ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các hiện vật hội tụ trong dịp này đa dạng về chất liệu, chức năng sử dụng (sinh hoạt, tế tự, trang trí, tiêu khiển…), phong phú về loại hình và nguồn gốc xuất xứ.

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 5

Ấm trà trang trí Long Vân, hiệu đề Tự Đức niên tạo (thế kỷ XIX), do nhà sưu tập Võ Nhật Thái Bình (đến từ TPHCM) mang đến triển lãm.

Các chuyên gia về cổ vật cho biết, chiếc ấm này có thiết kế và trang trí rất độc đáo, thuộc dạng quý hiếm.

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 6

Bộ trang trí Long truy, được chế tạo thời vua Thiệu Trị (thế kỷ XIX) của nhà sưu tập Võ Nhật Thái Bình.

Nhiều loại Kim khánh, Kim ngọc, bức hoành, huân chương… cũng được các nhà sưu tập mang đến triển lãm.

Súng thần công và hàng trăm cổ vật triều Nguyễn trong không gian di sản Huế - 10

Triển lãm “Cổ vật hội tụ” thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, mang đến những trải nghiệm mới trong không gian di sản Huế.

Bên cạnh đó, sự kiện còn tạo cơ hội cho các nhà sưu tập cổ vật có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/giai-tri/sung-than-cong-va-hang-tram-co-vat-trieu-nguyen-trong-khong-gian-di-san-hue-20240622184600373.htm

Cùng chủ đề

Khám phá ngôi điện chỉ còn nền móng được phục hồi thành điểm đến thu hút du khách ở Huế

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, hoạt động du lịch tiếp tục có nhiều khởi sắc, duy trì đà phục hồi tích cực. Tổng lượt khách du lịch năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, đạt kế hoạch, tăng 26% so với năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt...

Gần 150 cổ vật triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Từ ngày 22/6 đến 21/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật thành phố Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/gan-150-co-vat-trieu-nguyen-hoi-tu-tai-hue-125359.htm

Cùng tác giả

Khi di sản thành ‘thương hiệu’

9 di sản thiên nhiên, văn hóa của nhân loại UNESCO công nhận 9 Di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới tại Việt Nam, trong đó Hạ Long – Cát Bà nổi bật về vẻ đẹp thiên nhiên; Huế và Hội An hấp dẫn bởi di sản văn hóa; Tràng An tổng hòa giá trị thiên nhiên và văn hóa… Ngày 16/9, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận quần thể vịnh Hạ Long – quần đảo Cát...

Giá xăng lại tiếp tục tăng

 Giá xăng được điều chỉnh tăng lần...

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Hướng dẫn và hỗ trợ người dân...

Cùng chuyên mục

Khi di sản thành ‘thương hiệu’

9 di sản thiên nhiên, văn hóa của nhân loại UNESCO công nhận 9 Di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới tại Việt Nam, trong đó Hạ Long – Cát Bà nổi bật về vẻ đẹp thiên nhiên; Huế và Hội An hấp dẫn bởi di sản văn hóa; Tràng An tổng hòa giá trị thiên nhiên và văn hóa… Ngày 16/9, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận quần thể vịnh Hạ Long – quần đảo Cát...

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Hướng dẫn và hỗ trợ người dân...

Việt Nam: “Điển hình mẫu mực” về bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Di sản chính là tài sản quốc gia đặc biệt có giá trị trong việc phát triển du lịch.  Theo kết quả kiểm kê di tích của các địa phương, trên cả nước hiện có khoảng 4 vạn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố trên khắp các vùng miền trong cả nước; 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; gần 3 triệu tài liệu, hiện vật, trong đó có...

Loạt món Việt được vinh danh trên chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới

Xếp thứ 7 trong danh sách với 4,3/5 sao là rau muống xào tỏi. Được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng mô tả là “món ăn truyền thống của Việt Nam”, rau muống xào tỏi đặc biệt phù hợp với những du khách ăn chay. Các nguyên liệu làm nên món ăn hấp dẫn này bao gồm: Rau muống, tỏi, dầu ăn, muối, đường và nước mắm. “Rau muống được chần qua, sau đó xào với tỏi, muối và đường. Nước...

Hơn 130 học viên tham gia tập huấn cán bộ Dân quân tự vệ

Lớp tập huấn thu hút hơn 130...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch – Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi Triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng Thành. Ngọ Môn có kiến trúc nhẹ nhàng, duyên dáng và xưa nay vẫn được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất