Powered by Techcity

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Nhiều cơ hội mới thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

Cảm xúc của Chủ tịch như thế nào khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

Ông Nguyễn Văn Phương: Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của nhân dân, các trí thức, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các chuyên gia, các ban, bộ, ngành Trung ương. Huế thực hiện đầy đủ những căn cứ pháp lý, chính trị, thực tiễn và điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng đề án, với phương án mô hình đô thị nhằm sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp một cách hợp lý và đã đạt được sự đồng thuận cao.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là thành quả có ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Tôi vô cùng phấn khởi, hạnh phúc và tự hào khi mục tiêu đưa Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã thành hiện thực. Đây là một mốc son, là dấu ấn quan trọng mang tính lịch sử, không chỉ cho sự phát triển của tỉnh mà còn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa và lịch sử đặc trưng của Huế.

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng định hướng, chỉ đạo, quan điểm, tư tưởng của Bộ Chính trị, tạo ra ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho Huế phát triển mà còn tạo điều kiện cho Huế khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh về vị trí, di sản, văn hóa và đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước, tạo ra những vận hội mới để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược của địa phương, vùng và quốc gia trong giai đoạn tiếp theo; đồng thời, sẽ giúp thành phố Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 2

Trung tâm thành phố Huế hiện nay.

Với việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra. Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đây cũng là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực và quyết tâm của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế và nhân dân toàn tỉnh trong nhiều năm qua.

Kiên định mục tiêu phát triển gắn với bảo tồn các giá trị di sản

Các bước tiếp theo sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Sau khi Quốc hội thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, các bước tiếp theo sẽ tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện nghị quyết này.

Tỉnh đã xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai nghị quyết như củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị các cấp; sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư; chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân…Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 3

Ngọ Môn – Đại nội Huế về đêm.

Rất nhiều nội dung công việc cần phải thực hiện, song song đó, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và phát triển thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới. Vậy công tác nhân sự, sắp xếp cán bộ, viên chức được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Khi Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 4

Thị trấn Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) vừa có quyết định thành lập.

Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình xây dựng đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp bộ máy, nhân sự, việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ và đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Khó khăn, thách thức lớn nhất khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng một trong những thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị. Huế là một thành phố với 8 Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới, cùng gần 1.000 di tích lịch sử; là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN, Thành phố Xanh quốc gia…; khẳng định thương hiệu Một điểm đến – 8 di sản. Do đó, thách thức này luôn được quan tâm chú trọng để giải quyết thấu đáo, bền vững.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 5

Việc phát triển Huế luôn được cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

Huế định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương; phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống… Quá trình phát triển của Huế luôn phải cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 6

Phát triển công nghiệp, dịch vụ tại Huế.

Huế sẽ luôn đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa. Mặc dù điều này có ảnh hưởng, làm hạn chế một phần đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cuối cùng là việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: https://tienphong.vn/phat-huy-hon-nua-gia-tri-di-san-co-do-va-ban-sac-van-hoa-hue-post1705347.tpo

Cùng chủ đề

“Đò anh Đới…”

Nhà thơ Võ Quê và nhà báo...

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: “Cửa” có sáng trong năm 2025?

 Hoa Kỳ có nhu cầu với nhiều...

Người vẽ giấc mơ trên đồi Kim Sơn

 Ngôi nhà được dựng lên từ giấc...

“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam

 Nhà thầu triển khai thi công hạng...

Những “Nghệ sĩ hát rong” của làng

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui” Cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng đã đi vào ca dao từ cách đây gần 2,5 thế kỷ khi bà Trần Thị Đạo xuất tiền xây tặng dân làng chiếc cầu gỗ “thượng gia hạ kiều” vào năm 1776 để bà con trong làng đi lại thuận...

Cùng tác giả

“Đò anh Đới…”

Nhà thơ Võ Quê và nhà báo...

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: “Cửa” có sáng trong năm 2025?

 Hoa Kỳ có nhu cầu với nhiều...

Người vẽ giấc mơ trên đồi Kim Sơn

 Ngôi nhà được dựng lên từ giấc...

“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam

 Nhà thầu triển khai thi công hạng...

Những “Nghệ sĩ hát rong” của làng

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui” Cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng đã đi vào ca dao từ cách đây gần 2,5 thế kỷ khi bà Trần Thị Đạo xuất tiền xây tặng dân làng chiếc cầu gỗ “thượng gia hạ kiều” vào năm 1776 để bà con trong làng đi lại thuận...

Cùng chuyên mục

Công bố Quyết định thành lập Quận đoàn Phú Xuân

Bí thư Thành đoàn Nguyễn Thanh Hoài...

Vé máy bay Tết: Nhiều đường bay đã kín chỗ, hết vé phổ thông

Phần lớn đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc trước Tết đã kín chỗ, hết vé – Ảnh minh họa: VNA Phần lớn đường bay từ TP.HCM đi các địa phương kín chỗ Cục Hàng không Việt Nam cho biết như vậy khi cập nhật tình hình đặt chỗ và giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến ngày 3-1. Theo Cục Hàng không, giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên...

Dự báo thời tiết ngày mai 5/1/2025: Không khí lạnh tăng cường về miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu hướng thời tiết từ nay đến ngày 6/1 như sau: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.          Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, đêm và sáng trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và giông vài nơi. Ngoài ra, cơ quan...

Toàn cảnh lễ trao học bổng Nâng bước Thủ khoa 2024

TPO – Sáng 4/1, tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã diễn ra lễ trao học bổng Nâng bước Thủ khoa 2024 khu vực phía Nam. Chương trình được Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam và báo Tiền Phong tổ chức thường niên từ năm 2016. TPO – Sáng 4/1, tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã diễn ra lễ trao học bổng Nâng bước Thủ khoa 2024 khu vực phía Nam. Chương...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

 Hội Cựu chiến binh huyện Quảng Điền...

Dự báo thời tiết 4/1/2025: Nam Bộ mưa rào, ứng phó triều cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu hướng thời tiết từ nay đến ngày 5/1 như sau: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Sáng và đêm trời rét.          Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và giông vài nơi. Đặc biệt, hiện nay,...

Thành lập Huyện đoàn Phú Lộc và Quận đoàn Thuận Hóa

Đại diện Thành đoàn Huế trao quyết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất