Powered by Techcity

Nam Đông (Thừa Thiên Huế): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Mô hình nuôi bò vàng dưới tán cao su của gia đình ông Hồ Sỹ Thi ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn trở thành mô hình hỗ trợ phát huy hiệu quả tiêu biểu ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế
Mô hình nuôi bò vàng dưới tán cao su của gia đình ông Hồ Sỹ Thi ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn trở thành mô hình hỗ trợ phát huy hiệu quả tiêu biểu ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế

Chỉ tính trong 2 năm 2022 – 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ hơn 370 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong tổng số ngân sách được phân bổ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện giải ngân ở 2 huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới. Từ nguồn lực này, cơ sở hạ tầng, đời sống dân sinh ở vùng DTTS Nam Đông đã có chuyển biến mạnh mẽ.

Là huyện miền núi, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) có gần 50% dân số là đồng bào DTTS. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu có nhiều bất lợi nên đời sống đồng bào các DTTS ở Nam Đông còn nhiều khó khăn. Khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai thực hiện, Đảng bộ và chính quyền địa phương huyện Nam Đông xác định, đây là nguồn lực lớn để địa phương bứt phá vươn lên. Do đó, khi bắt tay vào triển khai Chương trình, Nam Đông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt thực hiện.

(Bài KH): Nam Đông (Thừa Thiên Huế): Chương trình MTQG 1719 Thức đẩy đời sống dân sinh vùng DTTS 1
Mô hình trồng bưởi của gia đình anh Trần Văn Đợi, dân tộc Cơ Tu ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế)

Xác định nội dung tạo sinh kế và đầu tư cơ sở hạ tầng, là nội dung trọng tâm để thay đổi đời sống dân sinh vùng DTTS. Khi được phân bổ nguồn vốn để thực hiện, Nam Đông đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả như cam, chuối, dứa ổi…. Từ mô hình trực quan, chính quyền địa phương cấp xã, tiến hành khảo sát hộ đồng bào có đủ điều kiện về nhân lực, đất đai…để hỗ trợ nguồn vốn để nhân rộng mô hình. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, đã hỗ trợ cây giống cho khoảng 200 hộ đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Đông.

Từ nguồn cây giống này, nhiều hộ đồng bào đã có sinh kế, từng bước phát sinh thêm thu nhập để cải thiện đời sống. Tiêu biểu như, mô hình trồng bưởi của gia đình anh Trần Văn Đợi, dân tộc Cơ Tu ở thôn A Giang, xã Thượng Long, huyện Nam Đông. 

Với lợi thế có đất vườn đồi, gia đình anh Đợi được Hội Nông dân xã chọn để hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn của Chương trình MTQG để triển khai trồng bưởi. Để mở rộng quy mô, gia đình anh Đợi vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư trồng thêm 90 gốc. Đến nay, vườn bưởi phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch bói.

 Cùng với đó, gia đình anh Đợi nuôi thêm 5 con bò vàng, trồng 3 ha keo và nuôi 100 con gà/ lứa. Từ nguồn hỗ trợ bước đầu và sự chăm chỉ của các thành viên, những năm gần đây, gia đình anh Trần Văn Đợi có thu nhập gần 100 triệu đồng/ năm.

Cùng với hỗ trợ cây giống, Nam Đông cũng chú trọng đến lợi thế chăn nuôi đại gia súc. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719,  xã Thượng Long đã hỗ trợ bò giống cho 20 hộ gia đình đồng bào Cơ Tu, với tổng trị giá trên 500 triệu đồng. Đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức nhưng có ý chí muốn vươn lên thoát nghèo. Trong đó, mô hình nuôi bò vàng dưới tán cao su của gia đình ông Hồ Sỹ Thi ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn là mô hình hỗ trợ thoát nghèo tiêu biểu.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tuyến đường giao thông vào khu định canh, định cư Ta Rinh, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông đang được đầu tư xây dựng
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tuyến đường giao thông vào khu định canh, định cư Ta Rinh, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông đang được đầu tư xây dựng

Bên cạnh hỗ trợ phát triển mô hình sinh kế để cải thiện đời sống dân sinh, Chương trình MTQG 1719 cũng góp phần rất lớn, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS và miền núi ở Nam Đông. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng 23 công trình ở Nam Đông, với tổng trị giá gần 60 tỷ đồng. 

Trong đó, có những nhóm công trình có mức tác động lớn đến đời sống dân sinh như: đường giao thông nội bản, công trình nước sạch, trường học…;Đặc biệt ở nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, đến nay đã có trên 200 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết: “Chương trình MTQG 1719 đã tạo ra động lực mạnh mẽ làm thay đổi đời sống dân sinh vùng DTTS ở Nam Đông. Hiện nay, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh vận động người dân thay đổi mô hình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Nguồn: https://baodantoc.vn/nam-dong-thua-thien-hue-chuong-trinh-mtqg-1719-thuc-day-phat-trien-vung-dtts-1721380678190.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Công an toàn tỉnh triển khai các phương án ứng phó với bão số 3

Nhiều phương án đã được công an...

Cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phòng bão Yagi

  Công nhân nhà thầu Đạt Phương thu...

Có 20 đại lý bảo hiểm là cán bộ, hội viên, nông dân

Quang cảnh hội nghị giao ban  ...

Cùng chuyên mục

Công an toàn tỉnh triển khai các phương án ứng phó với bão số 3

Nhiều phương án đã được công an...

Công bố quyết định công nhận A Lưới thoát nghèo

Đến dự về phía bộ, ngành Trung ương có ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo. Về phía tỉnh có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương;...

Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Tham dự có đồng chí Lê Trường Lưu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Quang cảnh buổi Lễ  A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời...

Cứu hộ thành công 9 thuyền của ngư dân bị trôi dạt ra biển

Các lực lượng cứu hộ lúc rạng...

10 giờ ngày 7/9: Siêu bão YAGI sẽ vào Vịnh Bắc Bộ

 Vị trí và đường đi của siêu...

Siêu bão Yagi cách Quảng Ninh 450km, đêm nay gió mạnh dần lên từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa

Lúc 13h ngày 6-9, vị trí tâm siêu bão Yagi (bão số 3) ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Hình ảnh vệ tinh vị trí mới của siêu bão Yagi: Cách Quảng Ninh 450km Hướng đi của bão số 3 Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17,...

Khai mạc giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 35 năm 2024

Giải đua năm nay có sự tham gia của 9 đơn vị, mỗi đội đua tham gia tranh tài theo thể thức hai vòng bốn tráo đối với độ tiền; riêng độ cúng và độ phá là ba vòng sáu tráo. Ngay sau lễ khai mạc, các vận động viên và hàng vạn khán giả hướng về điểm xuất phát để bước vào tranh tài với những cuộc so tài của các đội ghe. Các đội thi đấu hết mình,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất