Powered by Techcity

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế - Ảnh 1.

Trong cơn mưa nặng hạt, tân sinh viên Nguyễn Đức (Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế) vẫn trân mình ướt sũng để làm việc tại trại nuôi tôm giống đặng kiếm tiền đi học đại học – Ảnh: NHẬT LINH

Đó hồ sơ gửi xét chọn học bổng Tiếp sức đến trường (báo Tuổi Trẻ) của tân sinh viên Nguyễn Đức (22 tuổi, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế).

Năm nay 22 tuổi, Đức mới nhận được giấy báo trúng tuyển đại học. Chặng đường đến trường của cậu sinh viên nghèo từng bị suy dinh dưỡng về thể chất lẫn tinh thần ấy bị chững lại đến 4 năm vì gia cảnh ngặt nghèo.

Đội mưa, đầm mình ở hồ nuôi tôm kiếm tiền đi học

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế - Ảnh 2.

Khác với bao bạn bè cũng trang lứa, tân sinh viên Nguyễn Đức đã trải đủ vị đắng mưu sinh và nay quyết tâm thực hiện ước mơ được trở thành sinh viên đại học, ngành Quản lý thủy sản – ảnh: NHẬT LINH

Chiều cuối thu xứ Huế trời trở dông gió, trại nuôi tôm giống với hàng chục ao vuông lớn nhỏ của Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế nằm sát bờ biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

Anh Hòa phụ trách trại nuôi tôm, chỉ tay về vuông tôm phủ bạt ni lông đen kịch, cạn trơ đáy khi chúng tôi hỏi tân sinh viên Nguyễn Đức.

“Đức đang cùng mấy anh em làm việc ở hồ dọn dẹp, lau chùi ao nuôi tôm giống để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Nó gầy gò, sức yếu nhưng nhiệt tình, lễ phép lắm”, anh Hòa nói.

Giữa vuông tôm rộng chừng 300m2, bốn thanh niên đội mưa, trân mình giữa cái lạnh cuối thu chớm đông xứ Huế để lau dọn đống bùn rêu còn bám lại trên thành và đáy ao. Tân sinh viên Nguyễn Đức ốm nhom và nhẹ cân nhất nhóm.

Đội chiếc mũ tai bèo ướt đẫm, Đức một tay cầm vòi nước, một tay cầm bùi nhùi rồi nằm nhoài hẳn người bám vào thành hồ tôm để chùi cho kỳ sạch bùn đất.

Chùi xong hồ, hai bàn tay cậu co rúm lại vì ngâm nước và lạnh. Đó là một trong những công việc mà Đức đã quá quen thuộc khi làm việc ở hồ nuôi tôm này.

Đứa trẻ bơ vơ sau cuộc chia tay, sống nhờ tình thương mái ấm

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế - Ảnh 3.

Để đạt được ước mơ trở thành một kỹ sư thủy sản, trước mắt Nguyễn Đức là cả một chặng đường dài – Ảnh: NHẬT LINH

Đức là kết quả của một mối tình chẳng trọn vẹn giữa ba và mẹ cậu. Năm lên 3 tuổi, cả ba và mẹ Đức chia tay, mỗi người một nơi và cùng gia đình mới. Đức bị bỏ rơi giữa đời và được người dì ruột đem về cưu mang.

Thế nhưng gia cảnh của dì cũng nghèo nhất phường, nên năm tròn 6 tuổi Đức được đưa vào một trung tâm bảo trợ trẻ em ở TP Huế.

Sống thiếu hơi ấm của cha mẹ, nhiều đêm khi mọi ánh đèn đã tắt, Đức lại lén tìm đến một góc sân ở trung tâm rồi ngồi khóc. Trong ký ức, hình ảnh cha mẹ cũng chỉ là gì đó rất xa xăm mơ hồ.

“Cũng chính nhờ khoảng thời gian ở trung tâm được đi học, được các cô chú chăm sóc, thương yêu như con cái trong gia đình đã giúp mình mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, khi ở đó mình đã được các cô chú rèn giũa tính tự lập, biết tự chăm sóc bản thân”, Đức nói.

Tiếp sức đến trường: Nghỉ học giúp đỡ dì, rồi trở lại học đường ngoạn mục

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế - Ảnh 4.

Côi cút giữa đời, vượt biết bao nhiêu khó khăn, nay Nguyễn Đức đã trở thành tân sinh viên Trường ĐH Nông lâm, Đại học Huế – Ảnh: NHẬT LINH

Đến năm 14 tuổi, Đức được dì ruột xin về quê ở với dì cho đỡ cảnh côi cút, rau cháo nuôi nhau.

Đức được người dì hết mực yêu thương, nhưng gia cảnh dì quá nghèo, thu nhập chính trong gia đình chỉ trong chờ vào vài cọng rau ở góc vườn. Thương dì vất vả, học hết lớp 10, Đức quyết định nghỉ học đi làm thêm để phụ gia đình.

Từ bưng bê ở quán cà phê, rửa chén ở nhà hàng đến phụ tiệc đám cưới, Đức đều làm đủ cả. Đến năm tròn 18 tuổi, Đức thi bằng lái xe máy rồi xin giao hàng cho một công ty ở thị xã. Có lần giao hàng nặng, Đức còn bị tông trúng, ngã sõng soài, xe đổ tràn cả xăng ra lòng đường.

Suốt bốn năm làm lụng tay chân, Đức chưa bao giờ từ bỏ ý định quay trở lại trường học. Tích đủ một số tiền tiết kiệm, chàng trai trẻ quyết định tìm đến Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Hương Trà để xin đi học bổ túc lại lớp 11, khi đã 20 tuổi.

Phải bắt đầu lại từ đầu khiến nhiều lúc Đức muốn dừng lại một lần nữa. Nhưng đã nếm đủ nỗi khó nhọc vì mưu sinh, Đức tự nhủ không bao giờ được bỏ cuộc. Cậu lao đầu vào học, nỗ lực gấp ba, gấp bốn lần bạn bè cùng lớp, để tự ôn lại kiến thức.

Thành quả của những đêm thức trắng đèn sách suốt 2 năm đi học trở lại của Đức là việc cậu bạn thi đậu vào ngành Quản lý thủy sản, khoa Thủy sản, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế với số điểm 20,45.

“Bản thân mình tự nhủ dù khó khăn đến mấy cũng không được phép từ bỏ việc học một lần nữa. Mình phải trở thành một kỹ sư nông nghiệp thật giỏi để có việc làm, kiếm được tiền để đến đáp công ơn cưu mang của dì và của các cô chú trung tâm”, Đức nói.

Cậu sinh viên tự tạo may mắn và tấm lòng các giảng viên khoa Thủy sản

Cầm trên tay giấy báo trúng tuyển đại học, Đức chẳng dám nói với dì vì sợ dì lo lắng. Đức rong ruổi khắp bờ bắc TP Huế để xin việc làm thêm đặng kiếm tiền đóng học.

Thế nhưng cứ hết quán này sang tiệm khác, chẳng ai nhận Đức vào làm. Hết cách, Đức đánh liều nhắn tin vào trang Facebook của Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế với hi vọng nhà trường có thể cho cậu… nợ học phí kỳ học đầu tiên.

May mắn đã mình cười với nỗ lực của chàng sinh viên không đầu hàng số phận. Dòng tin nhắn ấy được một thầy giáo ở trường đọc được và hồ sơ của Đức được chuyển về khoa Thủy sản.

Cầm tập hồ sơ trên tay, TS Trương Văn Đàn, trưởng bộ môn Cơ sở và Quản lý thủy sản, đã tìm đến tận nhà và xác minh gia cảnh của tân sinh viên Nguyễn Đức.

“Sau khi xác minh hoàn cảnh, trường đã tạo điều kiện để Đức có thể đến làm thêm ở khu vực hồ nuôi tôm giống của trường tại xã Phú Thuận. Tại đây Đức sẽ vừa học, vừa làm và hàng tháng có một khoản hỗ trợ nho nhỏ cho em tích cóp để có thể đến trường”, thầy Đàn nói.

Hôm nay, 91 tân sinh viên được Tiếp sức đến trường

Hôm nay 9-10, 82 bạn sinh viên nghèo hiếu học xứ Huế và 9 bạn sinh viên Quảng Ngãi sẽ được trao học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Lễ trao diễn ra vào chiều cùng ngày, tại Hội trường nhà khách Thanh Niên Huế, 91A Trương Gia Mô, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tổng kinh phí chương trình hơn 1,5 tỉ đồng do Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần ôtô Đô Thành tài trợ (mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng).

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 02 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn còn thiếu thiết bị học tập.

Đây là điểm trao thứ tư trong chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 593 của báo Tuổi Trẻ. Chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế - Ảnh 5.

Nguồn: https://tuoitre.vn/lon-len-nho-tinh-thuong-cua-xa-hoi-nay-duc-thanh-sinh-vien-dh-nong-lam-hue-2024100812244998.htm

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Phạm Đức Long làm việc với Sở TT&TT Thừa Thiên Huế về công tác chuyển đổi số

Tham dự buổi làm việc có Ban Giám đốc Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở và Ban Giám đốc Trung tâm IOC. Quang cảnh buổi làm việc Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua, trên cơ sở định hướng của Bộ TT&TT, sự quan tâm, định hướng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế đã có...

Chàng trai không tay từng được Tiếp sức đến trường nay là cử nhân IT ‘có thể tự nuôi mình’

Anh Nguyễn Đình Nhẫn nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2016 – Ảnh: DOÃN HÒA Không có đôi tay, mồ côi cha, không gục ngã  Năm 2016, bài báo “Nghị lực vượt khó của Nhẫn” đăng trên báo Tuổi Trẻ trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường khu vực Bắc Trung Bộ đã lay động nhiều trái tim cảm phục của bạn đọc. Là con thứ năm trong gia đình nghèo ở xã Nghi Kim (TP Vinh), từ lúc lọt lòng Nhẫn...

Chủ tịch Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kể chuyện 135 ngày thần tốc kiến tạo tuyệt tác sân gôn tại xứ Huế

Tại Lễ khai trương sân gôn Golden Sands Golf Resort, sáng 28/9/2024, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, đại diện chủ đầu tư đã chia sẻ câu chuyện 135 ngày thần tốc kiến tạo tuyệt tác sân gôn tại xứ Huế này. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ, kể từ hôm nay, trên bản đồ các điểm đến gôn đặc sắc nhất thế giới đã đánh dấu thêm địa danh Vinh Xuân và...

Tỉnh duy nhất nào của Việt Nam tên gọi có ba từ?

1. Tỉnh duy nhất Việt Nam tên gọi có ba từ thuộc vùng nào? Đông Nam Bộ ...

Chào đón 100 tân SV Quảng Nam – Đà Nẵng nhận học bổng ‘Tiếp sức đến trường’ tại thành phố Hội An

Sáng sớm nay, nhiều sinh viên đã tập trung đến Tỉnh đoàn Quảng Nam để lên xe đến Hội An nhận học bổng – Ảnh: LÊ TRUNG Từ sáng sớm, các tân sinh viên hai tỉnh thành đã được Tỉnh đoàn QuảnG Nam Thành Đoàn Đà Nẵng, Báo Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng chào đón và đưa các bạn di chuyển từ thành phố Đà Nẵng và thành phố Tam Kỳ về thành phố  về thành phố Hội An.  Tân sinh...

Cùng tác giả

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Khách hàng tham quan, nghe giới thiệu...

Giá trị vô giá của bản đồ Taberd 1838

Jean – Baptistc Taberd (tên Việt là Từ) sinh tại Saint-Etienne, quận Loire (Pháp) ngày 18.6.1794, Taberd gia nhập Hội Truyền giáo nước ngoài, trụ sở tại Paris (MEP), thụ phong linh mục ngày 27.7.1817. Ngày 7.11.1820, ông rời Pháp sang Đàng Trong – Việt Nam truyền giáo. Taberd nỗ lực học nói tiếng Việt và viết các thứ chữ Hán – Nôm – Quốc ngữ Latinh, mà tư liệu học tập tốt nhất có lẽ là Tự vị...

Khi dòng họ không có người vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự

 Thượng tá Hồ Văn Thìn, Chính trị...

Tín dụng đã phục hồi

Nguồn vốn vay được thúc đẩy vào...

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

 Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản...

Cùng chuyên mục

Giá trị vô giá của bản đồ Taberd 1838

Jean – Baptistc Taberd (tên Việt là Từ) sinh tại Saint-Etienne, quận Loire (Pháp) ngày 18.6.1794, Taberd gia nhập Hội Truyền giáo nước ngoài, trụ sở tại Paris (MEP), thụ phong linh mục ngày 27.7.1817. Ngày 7.11.1820, ông rời Pháp sang Đàng Trong – Việt Nam truyền giáo. Taberd nỗ lực học nói tiếng Việt và viết các thứ chữ Hán – Nôm – Quốc ngữ Latinh, mà tư liệu học tập tốt nhất có lẽ là Tự vị...

Khi dòng họ không có người vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự

 Thượng tá Hồ Văn Thìn, Chính trị...

Ngắm nhìn những Cửa ô của Hà Nội xưa và nay

Buổi trưng bày với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10. Đây là sự kiện nhằm tái hiện những khoảnh khắc hào hùng lịch sử khi Thủ đô chính thức được giải phóng, bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do và hoà bình. Sự kiện do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và...

Hội Cựu chiến binh Phú Lộc thúc đẩy hội viên phát triển kinh tế

 Cựu Chiến binh huyện Phú Lộc tham...

Công diện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Về với dân

 Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6...

Nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024

 Danh nghiệp chia sẻ về ứng dụng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất