Powered by Techcity

Lễ hội xuống giống của người Pa Cô ở A Lưới

Lễ hội A Pier (Lễ hội Xuống giống) của người Pa Cô A Lưới, Thừa Thiên Huế đã có từ lâu đời, có ý nghĩa Xuống giống cây trồng, xuống giống thể hiện mùa màng bắt đầu vào vụ mới, các loại giống cây trồng được trồng xuống đất bắt đầu sinh sôi nảy nở phát triển tươi tốt. Khi Lễ hội APier diễn ra bà con thường làm các nghi thức mang tính tín ngưỡng dân gian cầu mong cây cối xanh tươi, cây lúa chắc hạt, cho cây kê trĩu cành….cầu cho mùa mang bội thu, nuôi sống bà con làng bản.

Mời các bạn cùng Vietnam.vn tìm hiểu về lễ hội xuống giống qua bộ ảnh “Lễ hội xuống giống của người Pa Cô ở A Lưới” của tác giả NGUYEN XUAN HUU TAM. Bộ ảnh được tác giả chụp tại Thừa Thiên Huế, diễn tả lại Lễ hội A Pier (Lễ hội Xuống giống) của người Pa Cô A Lưới, Thừa  Thiên Huế. Theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào Pa Cô cho rằng các đấng thần linh (Giàng) đều ngự trị trên tất cả những mảnh nương, con suối. Họ luôn tin vào sự bảo vệ chở che của các Yang với buôn làng của mình. Trong tín ngưỡng nông nghiệp đồng bào luôn thể hiện sự tôn thờ thần Núi, thần Sông và đặc biệt là thần Lúa để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chính vì lẽ đó, hàng năm đồng bào Pa Cô thường tổ chức lễ A Pier trước khi bà con trỉa lúa, gieo hạt trên nương. Bởi họ quan niệm nếu không làm lễ cúng này thì thần Lúa sẽ không thức dậy mùa màng không tốt tươi, sẽ bị con sâu con mọt, phá hoại, vậy nên việc làm lễ cúng thần là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Pa cô- Trưởng làng sẽ họp làng lại và chọn ngày giờ tốt để chọn mảnh đất cho nghi lễ gieo hạt. Sau khi họp bàn và chuẩn bị đất xong họ sẽ cùng nhau cải tạo mảnh đất đó thành những mảnh nhỏ để chuẩn bị cho nghi lễ gieo hạt. Khi đất đã được chọn lựa và cải tạo, đồng bào Pa Cô tiến hành một cây nêu tại khoảnh đất đó và chọn giờ làm lễ cúng. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Theo phong tục tập quán của người đồng bào Pa Cô trước đây, Lễ hội A Pier được thực hiện dưới dạng 5 nghi thức truyền thống. (Bước 1. Họp bàn; Bước 2. Khai rẫy thiêng; Bước 3. Trỉa lúa chính thức; Bước 4. Đánh thức giống lúa; Bước 5. Làm rào chắn; Bước 6. Rửa Ca ria).

Sau khi Rửa Ca ria xong, các cô gái, chàng trai cùng nhau tắm suối, vui đùa mừng thành công Lễ hội. Lễ hội A Pier được người Pa Cô duy trì, nhất là đối với các làng, xã còn làm nương rẫy, đã trở thành nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người Pa Cô.

Lễ hội A Pier kết thúc, Giàng đã ăn uống no nê và trên đường trở về nơi ngự trị của mình, để trông coi, bảo vệ bản làng, bảo vệ đất đai, mùa màng, bảo vệ người dân tộc Pa Cô. Lúc này, già làng, trưởng bản cùng với bà con quây quần bên nhau, cùng nhau ăn uống, cùng nhau nhảy múa với hy vọng một mùa lúa mới bội thu, làm cho dân bản được ấm no, hạnh phúc, ngày càng giàu có hơn. Lòng họ vui mừng, hò reo phấn khởi. Họ cùng nhảy múa theo các vũ điệu, theo tiếng trống, tiếng khèn truyền thống của người Pa Cô để mừng lễ hội, mừng xuống giống mùa vụ mới đã thành công mỹ mãn.

Hiện nay, tất cả các lễ hội nói chung và lễ hội A Pier nói riêng đã trở thành sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ du khách theo yêu cầu. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch của huyện A Lưới.

Năm 2024, Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trên trang web https://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.

Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.

Vietnam.vn

 

Cùng chủ đề

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Huyện A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, A Lưới có 95 thôn, tổ dân phố tương đương với 95 khu dân cư trực thuộc các xã, thị trấn. Trong đó, có 1 khu...

Trồng rừng trên đất cát nhằm giảm thiếu tác động của biến đổi khí hậu

Vietnam.vn giới thiệu cùng quý vị mô hình trồng rừng trên đất cát tại Thừa Thiên Huế qua bộ ảnh “Trồng rừng trên đất cát nhằm giảm thiếu tác động của biến đổi khí hậu” của tác giả Hồ Ngọc Anh Tuấn. Bộ ảnh được tác giả chụp tại Thừa Thiên Huế và gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Người dân vùng cát ven...

Cà kheo đường phố – Vietnam.vn

Trong Festival nghề truyền thống Huế, chính quyền thành phố Huế tổ chức Lễ hội Quảng diễn đường phố với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật trên địa bàn và đoàn cà kheo đến từ Vương quốc Bỉ. Suốt lộ trình lễ quảng diễn, các đoàn nghệ thuật sẽ thay nhau trình diễn tiết mục mang sắc màu văn hoá truyền thống. Quý vị hãy cùng Vietnam.vn xem lại những màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc...

Vũ khúc cung đình Lục cúng hoa đăng

Múa Lục cúng hoa đăng là một vũ khúc bắt nguồn từ Phật giáo được vua Minh Mạng (1820 – 1839) cho viện Hàn lâm sửa chữa vũ khúc này để biểu diễn trong các ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ và lễ cúng mụ của triều đình. Tên gọi Lục cúng hoa đăng chính thức có từ thời ấy. Vũ khúc cung đình Lục cúng hoa đăng có 6 lần cúng, tương ứng với mỗi lần cúng...

Người A Lưới đưa bản sắc văn hoá vào làm du lịch

Cách làm du lịch của người dân A Lưới đang thu hút rất nhiều du khách đam mê trải nghiệm văn hóa tìm đến với mảnh đất vùng cao này...

Cùng tác giả

Nỗ lực gỡ khó, hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra

 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Chưa đáp ứng yêu cầu – Kỳ 1: Khó khăn lưu cữu

Thiếu vốn sản xuất, thiếu nguồn nhân lực trẻ, có trình độ… là những khó khăn “lưu cữu” đến nay vẫn chưa được giải quyết, là trở lực trong phát triển kinh tế HTXNN. ...

Công đoàn Công Thương Việt Nam đến thăm các đơn vị bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh

Tấm lòng người chiến sĩ Cảnh sát giao thông Quảng Ninh: Ánh sáng ấm áp sau cơn bão dữ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ninh đã có...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực gỡ khó, hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra

 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Công đoàn Công Thương Việt Nam đến thăm các đơn vị bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh

Tấm lòng người chiến sĩ Cảnh sát giao thông Quảng Ninh: Ánh sáng ấm áp sau cơn bão dữ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ninh đã có...

Xuất cấp lương thực, vật tư cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Chuyển hàng cứu trợ từ trực thăng...

Khẳng định vị thế công đoàn từ kiểm tra, giám sát

 Kiểm tra, giám sát công đoàn góp...

Cảng cá hơn 200 tỷ xây xong rồi bỏ không, lộ lý do không ngờ

Cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP Huế) được xem là khu cảng lâu đời, có quy mô lớn nhất phục vụ nghề cá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau thời gian vận hành, khai thác hơn một thập niên qua, cảng cá này dần bị xuống cấp, việc neo đậu của tàu thuyền bị quá tải. Để phát huy hiệu quả vận hành, khai thác và theo nhu cầu của ngư dân, tháng 10/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên...

Toàn lực để học sinh trở lại trường

NHỮNG THẦY TRÒ VĨNH VIỄN KHÔNG TRỞ LẠI Ám ảnh nhất đến lúc này với ngành giáo dục cả nước, có lẽ vẫn là hình ảnh các cô giáo Trường mầm non số 1 Phúc Khánh, Làng Nủ (H.Bảo Yên, Lào Cai) bàng hoàng lần giở lại di vật của các con đến từ thôn Làng Nủ. Một lớp học mầm non có 18 trẻ thì chỉ sau một ngày, 9 em đã vĩnh viễn không thể trở lại trường...

Biết đường gập ghềnh, nhiều tân sinh viên nghèo miền Trung vẫn ước mơ làm bác sĩ

Lê Tiến Đạt với chiếc xe máy được nhà hảo tâm tặng lúc còn học THPT – Ảnh: B.D. Chúng tôi gặp hai tân sinh viên Quảng Nam đậu vào Trường đại học Y Dược Huế chỉ vài giờ trước khi họ từ làng quê cùng lên đường nhập học. Hành trang ngoài những bộ áo quần nhàu cũ, sách vở, kỳ vọng của cha mẹ, còn thêm những lo toan trĩu nặng của gia đình với khoản...

Techfest 2024 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Liên kết để phát triển bền vững

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo – Techfest vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung năm 2024 tại tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề: “Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững”. Quyết tâm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất