Powered by Techcity

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá cổ vật triều Nguyễn - Ảnh 1.

Trong mỗi “hộp mù” là một bảo vật triều Nguyễn chờ người sưu tầm khai phá với những thông tin thú vị kèm theo – Ảnh: NGỌC ANH

Ngày 18-12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng 2 công ty start-up Comicola và Phygital Labs đưa vào hoạt động khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án “Đế Đô Khảo cổ ký” tại Không gian Nhà Rường thuộc khu vực Phủ Nội Vụ – Đại Nội Huế.

“Đế Đô Khảo cổ ký” là dự án đồ chơi sưu tầm độc đáo, kết hợp giữa di sản văn hóa Cố đô Huế, xu hướng “hộp mù” (blind box art toy) và giải pháp công nghệ định danh Nomion với chip NFC (Near Field Communication) trong lĩnh vực vật lý số.

Theo đó, kho báu ẩn giấu được đúc mô phỏng từ bộ tứ bảo vật của Cố đô Huế, gồm: Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ (do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1.710) – tượng trưng cho tín ngưỡng; Khẩu Hạ (1 trong Cửu Vị Thần Công, được vua Gia Long lệnh đúc năm 1.803) tượng trưng cho sức mạnh;

Cao Đỉnh (1 trong Cửu Đỉnh, của vua Minh Mạng lệnh đúc 1.835) – tượng trưng cho tri thức; và Ngai vàng của vương triều Nguyễn (1 trong 3 chiếc còn được lưu giữ và bảo tồn ở Huế) – tượng trưng cho quyền lực.

Bảo vật được giấu hoàn toàn trong hòm thạch cao đựng trong hộp giấy tạo thành hộp mù “Đế Đô Khảo cổ ký”. Người dùng sẽ phải “đào mỏ” bằng cách khai phá lớp thạch cao bên ngoài để bất ngờ nhận được món quà là một trong các bảo vật nêu trên.

Đặc biệt hơn, mỗi bảo vật đều được gắn một chip định danh NFC, cho phép người sưu tập đồ chơi có thể dùng smartphone (có chip đọc NFC, giống như đọc căn cước công dân) để quét và khám phá các thông tin về báu vật, như: hiện trạng, những câu chuyện lịch sử thú vị và bổ ích liên quan đến cổ vật, thông tin về dự án…

Với mỗi sản phẩm, người sưu tập đồ chơi có thể khám phá câu chuyện lịch sử qua hành trình “khảo cổ” đầy bất ngờ và sống động khi tap smartphone lên món đồ chơi. Người dùng còn có thể sưu tầm hoặc làm quà tặng thú vị dưới dạng các “hộp mù” theo xu hướng hiện nay. Hộp mù Đế Đô Khảo cổ ký dự kiến sẽ được phân phối trên toàn quốc trong tháng 12-2024.

Ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế, đánh giá dự án là một bước đi điển hình trong việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ những giá trị di sản văn hóa, lịch sử ngàn năm của dân tộc.

“Trong thời đại số, khi mà văn hóa đại chúng và xu hướng mới nổi lên từng ngày, việc kết nối các giá trị truyền thống văn hóa với du khách, với thế hệ trẻ trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, dự án “Đế Đô Khảo Cổ Ký” đang chứng minh rằng, việc làm sống lại lịch sử và văn hóa một cách sáng tạo có thể tạo ra sức hút mãnh liệt, đặc biệt là đối với thế hệ Gen Z”, ông Trung chia sẻ.

Dùng công nghệ bảo tồn và lan tỏa di sản Việt

Dự án Đế Đô Khảo cổ ký được đánh giá không chỉ mang đến trải nghiệm sưu tầm thú vị mà còn khơi dậy tình yêu và niềm tự hào về lịch sử dân tộc đến thế hệ trẻ. Dự án thể hiện cách tiếp cận mới trong việc kết hợp giữa bảo tồn di sản và ứng dụng công nghệ tiên phong, góp phần quảng bá văn hóa và di sản Việt Nam theo hướng sáng tạo và bền vững.

Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế nói riêng, di sản Việt Nam nói chung. Đây là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản để phát triển công nghiệp văn hóa, thu hút sự quan tâm của giới trẻ và cộng đồng yêu lịch sử, văn hóa.

Nguồn: https://tuoitre.vn/ket-hop-trao-luu-tui-mu-va-cong-nghe-kham-pha-bao-vat-trieu-nguyen-20241218170705158.htm

Cùng chủ đề

Tiếp nối truyền thống anh hùng

Ông Trần Công Phú - Bí thư...

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

 Hội viên phụ nữ thị xã Hương...

Bộ đội Biên phòng tỉnh phát động đợt thi đua cao điểm

Ký giao ước thi đua tại lễ...

Thanh tao mứt vỏ thanh trà

 Mứt vỏ thanh trà ...

Cùng tác giả

Tiếp nối truyền thống anh hùng

Ông Trần Công Phú - Bí thư...

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

 Hội viên phụ nữ thị xã Hương...

Bộ đội Biên phòng tỉnh phát động đợt thi đua cao điểm

Ký giao ước thi đua tại lễ...

Thanh tao mứt vỏ thanh trà

 Mứt vỏ thanh trà ...

Cùng chuyên mục

Tiếp nối truyền thống anh hùng

Ông Trần Công Phú - Bí thư...

Bộ đội Biên phòng tỉnh phát động đợt thi đua cao điểm

Ký giao ước thi đua tại lễ...

Hướng về cơ sở, đồng hành cùng các cấp hội

 Hội LHPN TP. Huế triển khai nhiều...

Lần đầu tiên trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới

 Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ...

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ: T.G/Vietnam+ Kế hoạch nhằm mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024...

Đánh sập đường dây đánh bạc qua mạng quy mô hơn 27 tỷ đồng

Đối tượng Phạm Thị Bích Ngọc khai nhận...

Đoàn kết, khát vọng, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Không khí sôi nổi tại Đại hội...

Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

video-options="{"video_autoplay":false,"video_autoplay_on_scroll":false,"video_autoplay_unmuted":true}"> Từ ngày 13 – 16/12, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”. Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ...

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong phát triển kinh tế – xã hội

Người dân Vinh Hưng ra quân làm...

Cảm hứng sống xanh từ A Lưới

Đoàn viên, thanh niên và người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất