Powered by Techcity

Hơn 351.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030

5 nhóm cảng biển

Theo quy hoạch, cảng biển việt Nam có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Hơn 351.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030- Ảnh 1.

Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng (Ảnh minh hoạ).

Nhóm cảng biển số 2 gồm 6 cảng biển cảng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng biển Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng biển là cảng biển TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và cảng biển Long An.

Nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển gồm Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và cảng biển Kiên Giang.

Quy hoạch nêu rõ: Đến năm 2030, nhóm cảng biển số 1 có sản lượng hàng hóa thông qua từ 322 – 384 triệu tấn (hàng container từ 13 triệu TEU đến 16 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 281 nghìn lượt khách đến 302 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng có từ 111-120 bến cảng (gồm174 cầu cảng đến 191 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 2 có sản lượng hàng hóa thông qua từ 182 triệu tấn đến 251 triệu tấn (hàng container từ 0,4 triệu TEU đến 0,6 triệu TEU); hành khách từ 374 nghìn lượt khách đến 401 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng có từ 69 – 82 bến cảng (gồm 173-207 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 3 có sản lượng hàng hóa thông qua từ 160 triệu tấn đến187 triệu tấn (hàng container từ 2,5 triệu TEU đến 3,1 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 3,4 triệu lượt khách đến 3,9 triệu lượt khách. Kết cấu hạ tầng có từ 80 – 83 bến cảng (gồm 176 – 183 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 4 có sản lượng hàng hóa từ 500 triệu tấn đến 564 triệu tấn (hàng container từ 29 triệu TEU đến 33 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 2,8 triệu lượt khách đến 3,1 triệu lượt khách. Kết cấu hạ tầng có từ 146 – 152 bến cảng (gồm 292 – 306 cầu cảng).

Với nhóm cảng biển số 5, mục tiêu đến 2030 có sản lượng hàng hóa từ 86 triệu tấn đến 108 triệu tấn (hàng container đến năm 2030 từ 1,3 triệu TEU đến 1,8 triệu TEU); hành khách từ 10,5 triệu lượt khách đến 11,2 triệu lượt khách. Kết cấu hạ tầng có khoảng 85 bến cảng (gồm 160 – 167 cầu cảng).

Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 72.800 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 278.700 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.800 ha (bao gồm các khu vực phát triển cảng biển, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng), trong đó cảng biển là 17.300 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha (chưa bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải là 900.000 ha).

Ưu tiên đầu tư các công trình hàng hải công cộng, cảng nước sâu

Quy hoạch cũng chỉ rõ các dự án sẽ ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Trong đó, với kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, sẽ đầu tư xây dựng luồng sông Văn Úc – Nam Đồ Sơn và hệ thống đê chỉnh trị (giai đoạn khởi động); nâng cấp, mở rộng luồng hàng hải Hải Phòng (mở rộng kênh Hà Nam, đoạn luồng Lạch Huyện bao gồm vũng quay tàu); thiết lập, nạo vét luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu neo chuyển tải Hòn Nét cho tàu 200.000 DWT.

Ngoài ra, còn có dự án nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Vũng Áng cho tàu đến 50.000 DWT và hệ thống đê chắn sóng (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Cửa Việt cho tàu đến 5.000 DWT và hệ thống đê chắn cát; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Chân Mây cho tàu đến 70.000 DWT; đầu tư mở rộng đoạn cong chữ “S” luồng Cái Mép – Thị Vải.

Cùng đó, đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn cát luồng Diêm Điền, Cửa Gianh; đầu tư hoàn thiện kè bảo vệ bờ kênh Quan Chánh Bố bao gồm kè chỉnh trị; đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng bến cảng ngoài khơi Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển); đầu tư các đèn biển tại các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo đậu tránh, trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS), tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ; đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.

Đối với bến cảng biển, sẽ đưa vào khai thác từ bến cảng số 3 đến bến cảng số 8 tại khu bến Lạch Huyện; các bến tại khu bến Liên Chiểu, các bến cảng chính thuộc cảng biển loại I; các bến cảng khách du lịch, bến khách quốc tế và các bến du thuyền gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn gắn trung tâm điện lực than, khí, xăng dầu, luyện kim; các bến phục vụ khu kinh tế ven biển; kêu gọi đầu tư các bến cảng tại các cảng biển tiềm năng Vân Phong và Trần Đề.

Theo quy hoạch, sẽ ưu tiên đầu tư bến khởi động khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng), các bến cảng tại khu vực Cái Mép hạ, bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và khu bến Trần Đề (Sóc Trăng).

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/hon-351000-ty-dong-dau-tu-he-thong-cang-bien-den-nam-2030-192250117114223313.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Ấm áp mùa xuân biên cương

Đại tá Phạm Tùng Lâm, Chính ủy...

Mì Quảng là món ngon phải thử, Đà Nẵng là nơi phải đến

Theo đó, Michelin Guide cho rằng ẩm thực luôn là trọng tâm của một chuyến du lịch, hình thành cách con người kết nối với các nền văn hóa và điểm đến trên khắp thế giới. Mì Quảng sứa tại Đà Nẵng được Michelin Guide gợi ý Sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hàng từ cao cấp cho tới bình dân thể hiện cách ẩm thực đưa du khách đến gần hơn với dân địa phương, đắm chìm vào...

Doanh nghiệp than khó thực hiện đổi giấy tờ khi TP Huế trực thuộc trung ương

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện thủ tục cập nhật giấy phép kinh doanh do phía đơn vị thuế chưa đồng bộ thông tin lên hệ thống của Tổng cục Thuế khi TP Huế trực thuộc trung ương – Ảnh: NHẬT LINH Nhiều doanh nghiệp ở TP Huế phản ánh rằng đã gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục cập nhật thông tin địa giới hành chính khi TP Huế trực thuộc trung ương. Cụ thể từ 1-2-2025,...

Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Thời tiết các vùng trên cả nước tương đối đẹp để du xuân. Ảnh: Hoàng Triều Sáng 17-1, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đã có những nhận định về tình hình thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo ông Lâm, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, có rất ít khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Trong giai...

Giữ gìn và nâng cao vị thế cho đô thị

Dấu ấn đậm nét của đô thị Huế trong năm 2024 đó là công tác bảo tồn di sản; sự tăng tốc của của các dự án lớn, công trình trọng điểm. Việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đạt tiêu chí đô thị loại I; đô thị Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại...

Cùng chuyên mục

Ấm áp mùa xuân biên cương

Đại tá Phạm Tùng Lâm, Chính ủy...

Mì Quảng là món ngon phải thử, Đà Nẵng là nơi phải đến

Theo đó, Michelin Guide cho rằng ẩm thực luôn là trọng tâm của một chuyến du lịch, hình thành cách con người kết nối với các nền văn hóa và điểm đến trên khắp thế giới. Mì Quảng sứa tại Đà Nẵng được Michelin Guide gợi ý Sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hàng từ cao cấp cho tới bình dân thể hiện cách ẩm thực đưa du khách đến gần hơn với dân địa phương, đắm chìm vào...

Doanh nghiệp than khó thực hiện đổi giấy tờ khi TP Huế trực thuộc trung ương

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện thủ tục cập nhật giấy phép kinh doanh do phía đơn vị thuế chưa đồng bộ thông tin lên hệ thống của Tổng cục Thuế khi TP Huế trực thuộc trung ương – Ảnh: NHẬT LINH Nhiều doanh nghiệp ở TP Huế phản ánh rằng đã gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục cập nhật thông tin địa giới hành chính khi TP Huế trực thuộc trung ương. Cụ thể từ 1-2-2025,...

Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Thời tiết các vùng trên cả nước tương đối đẹp để du xuân. Ảnh: Hoàng Triều Sáng 17-1, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đã có những nhận định về tình hình thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo ông Lâm, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, có rất ít khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Trong giai...

Việt Nam sẽ có ‘Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt’

Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU). Chương trình trưng bày, giới thiệu tinh hoa ẩm thực Việt 2024 do VCCA tổ chức Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành...

Kỳ công bánh đúc xanh cho lộc đầu năm

CHỈ CÓ Ở XỨ HUẾ Những ngày hối hả cuối năm, trên con phố thời trang Bà Triệu (Q.Thuận Hóa, TP.Huế) tấp nập, có một cụ bà dáng người nhỏ nhắn, mặc đồ bà ba, đầu đội nón lá quẩy gánh đi bán bánh đúc mật. Bà là Trần Thị Gái (83 tuổi), người duy nhất ở cố đô Huế còn giữ nghề làm món bánh mà xưa kia vốn chỉ xuất hiện vào dịp tết và kéo dài đến...

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết chức sắc tôn giáo

 Chủ tịch UBND thành phố tặng quà...

Nhận quà Tết sớm, bệnh nhi ung thư vui lắm

Ca sĩ, diễn viên Minh Hằng cùng bé Ngô Gia Phúc (5 tuổi) cười vui chụp hình lưu niệm – Ảnh: THANH HIỆP Cùng với buổi trao quà hôm nay, 480 phần quà Tết đã đến tay bệnh nhi ung thư tại 4 bệnh viện ở TP.HCM trong số 1.000 phần quà của “Tết sẻ chia” năm nay. Bệnh nhi ung thư chờ Tuổi Trẻ mang xuân về 124 phần quà đã đến với các bạn nhỏ Bệnh viện Nhi đồng 2....

Tin nổi bật

Tin mới nhất