Powered by Techcity

Định vị giá trị ẩm thực Huế trên thế giới

Trong kho tàng ẩm thực Việt có khoảng 1.700 món thì Huế chiếm đến hơn 1.300 món ăn và thức uống, chia làm 3 dòng chính là cung đình, dân gian và chay.

Huế – kinh đô của ẩm thực

Huế từng có mấy thế kỷ là trung tâm xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh kỳ phồn hoa đô hội, với non một thế kỷ rưỡi làm kinh đô nước Việt, nơi quy tụ một vương triều với biết bao quan lại, nho sĩ. Ở đó, ngoài chốn vương phủ còn có các tầng lớp quý tộc và thượng lưu, trí thức đều tụ họp về đây. Điều đó đã đòi hỏi người Huế không chỉ giỏi chế biến các món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ.

Ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế chia sẻ, ẩm thực mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng, tạo nên bản sắc riêng để người thưởng thức nhận biết. Xứ Huế, hay còn gọi là xứ Thơ bởi thành phố này luôn mang một nét đẹp thơ mộng. Nơi đây cũng có nền ẩm thực vô cùng phong phú và tinh tế. Món ngon xứ Huế có sự kết hợp ẩm thực Champa với món ngon của người Việt, món ngon dân gian cả nước hòa quyện với món ăn cung đình.

Món ăn Huế rất phong phú, có thể giản dị, mang hương vị đồng ruộng, đầm phá, núi sông, song cũng không kém phần sang trọng, tinh tế với cách bài trí món ăn mang đậm tính chất cung đình. Chính trong sự đa dạng của nguồn nguyên vật liệu, từ dân dã cho tới sơn hào hải vị và điểm đặc biệt nhất chính là bàn tay, tâm huyết và tài năng của các thế hệ, từ bình dân cho tới quý tộc thượng lưu, cung đình đã nâng tầm văn hóa ẩm thực Huế lên đẳng cấp cao.

Ẩm thực cung đình Huế là những món ăn ngự thiện được chế biến để dâng lên vua trước đây. Tất cả những món ăn này xếp vào hàng cao lương mỹ vị và được làm rất cầu kỳ, công phu, vừa đẹp mắt, ngon miệng lại vừa bổ dưỡng. Chính vì vậy, ẩm thực cung đình Huế không chỉ có bàn tay của các đầu bếp mà còn có sự tham gia của Thái y viện để đảm bảo nguồn nguyên liệu kết hợp hoàn hảo nhất. Ngoài những món ăn dân dã, quen thuộc thì các món ăn cung đình ở đây đã giúp thực khách như được sống lại những khoảnh khắc lịch sử với không gian xưa.

Món ngon Huế không chỉ ăn bằng miệng, mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm, tai nghe những âm thanh gây cuốn hút, tò mò, tức là ăn bằng ngũ quan. Ví như như các món gỏi vả hình rồng, nem công – chả phụng… đều được người nấu tỉa rau củ thành những tác phẩm nghệ thuật. Sự hài hòa về màu sắc, hương vị, hài hòa về âm – dương, nóng – lạnh, hài hòa trong bố cục chén, đũa, bát, dĩa… hài hòa như tự nhiên, thiên nhiên, chính là văn hóa ẩm thực Huế.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô ẩm thực” với nhiều hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa ẩm thực đặc sắc, thu hút sự quan tâm, trải nghiệm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Ví như, “Tuần lễ Ẩm thực truyền thống Huế 2024” vừa diễn ra với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương” ở khu vực công viên Thương Bạc. Tại đây, người yêu ẩm thực được trải nghiệm “Không gian ẩm thực truyền thống Huế” với ẩm thực dân gian và cung đình; Khám phá tinh hoa của món ăn ba miền.

Trong khuôn khổ chương trình “Tuần văn hóa du lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”, tháng 11/2013, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố và trao bằng xác lập đặc sản Thừa Thiên Huế đạt kỷ lục châu Á và kỷ lục Việt Nam cho 11 đặc sản Huế: bún bò Huế, chè hạt sen, tôm chua, ruốc, mè xửng, tré, thanh trà, bánh khoái, bánh lọc nhân tôm, bánh bèo và cơm hến.

Tháng 12/2023, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách “Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023” nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới. Các món ăn nổi tiếng nhất được nhắc đến đầu tiên gồm: bún bò, bánh bột lọc, cơm hến, nem lụi, chè, bánh nậm, bánh phu thê, tôm chua…

Hướng tới Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực ẩm thực

Tài nguyên ẩm thực Huế được khẳng định là một trong những lợi thế cạnh tranh bậc nhất về du lịch của vùng đất Cố đô. Với ưu thế đó, Thừa Thiên Huế đang xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô ẩm thực” cho mình để trở thành một thủ phủ, kinh đô ẩm thực, nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới. Huế đã đăng ký sở hữu trí tuệ một số món ăn đặc sản Huế. Tỉnh cũng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, thúc đẩy sự sáng tạo để ẩm thực phát triển, góp phần tạo sinh kế, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo, thu hút khách.

Bún bò Huế là món ăn nức tiếng với du khách trong và ngoài nước với hương vị đặc trưng, hấp dẫn. (Ảnh: khamphahue)

Ngày 25/7/2024, ông Võ Lê Nhật – Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, TP Huế vừa có kế hoạch về việc xây dựng hồ sơ “Huế – Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Địa phương này chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ. “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” ra đời từ năm 2004, với 7 lĩnh vực: thiết kế, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông, âm nhạc, điện ảnh, thủ công và nghệ thuật dân gian. Đến nay, đã có hơn 350 thành phố của hơn 100 quốc gia trên thế giới tham gia. Việt Nam đã có 3 thành phố được công nhận là “Thành phố sáng tạo UNESCO”, gồm: Hà Nội với lĩnh vực thiết kế, Hội An (tỉnh Quảng Nam) với lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian, Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với lĩnh vực âm nhạc.

TP Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” ở lĩnh vực ẩm thực. Và địa phương này cũng quyết định chọn ẩm thực để xây dựng hồ sơ trình UNESCO.

Theo kế hoạch của UBND TP Huế, sẽ triển khai các nội dung cụ thể để xây dựng hồ sơ, như: thành lập Tổ công tác xây dựng hồ sơ tham gia “Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO” trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực của TP Huế. Cùng với đó là tổ chức tọa đàm, hội thảo chuyên đề, hội thảo quốc tế và hoàn thiện hồ sơ. Trong đó, có 2 cuộc tọa đàm và 1 hội thảo chuyên đề, dự kiến tổ chức trong tháng 8 và tháng 9/2024; và tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Huế – Hướng tới Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực ẩm thực” vào cuối năm 2024.

TP Huế cũng sẽ tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông trong quá trình xây dựng hồ sơ với các hoạt động như: tổ chức cuộc thi thiết kế logo hoặc mời đơn vị thiết kế bộ nhận diện “Huế – Thành phố sáng tạo UNESCO”; lập website đăng tải các nội dung liên quan đến việc xây dựng hồ sơ “Huế – Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực”; tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, dự kiến tháng 6/2025, TP Huế sẽ nộp hồ sơ đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Sau khi nộp hồ sơ, TP Huế cũng sẽ triển khai các hoạt động xuất bản các ấn phẩm, sách, phim tư liệu giới thiệu về tiềm năng của TP Huế trong lĩnh vực ẩm thực. Tổ chức các không gian ẩm thực, các hoạt động trình diễn, chế biến món ăn dân gian và cung đình để góp phần quảng bá tiềm năng của Huế trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực…

Cùng chủ đề

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Chí cho biết, sâu tre chỉ có trong mùa nhất định, từ tháng 9 năm này đến tháng 3 năm sau và ngay cả người bản địa cũng không dễ tìm...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đại học Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024)” nhân dịp kỷ niệm 30 năm tái lập Đại học Huế. Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, thành lập vào tháng 3/1957 và được tổ chức lại vào năm...

‘Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước’

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước. Việc thu học phí rẻ khiến câu chuyện tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí đại học quốc gia gặp khó khăn – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 1-11, Đại học Huế tổ chức hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024). Đại học Huế phát triển...

Kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trường Cao đẳng Du lịch Huế

Tham dự lễ kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số cơ quan, ban ngành trung ương, địa phương và hơn 400 tân học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo của nhà trường. Có sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực du lịch cho khu...

(Trực tiếp) Bão số 6 gây mưa lớn làm nhiều tuyến đường, ngầm tràn ở Quảng Trị bị ngập

Đến 12h ngày 27/10, mưa lớn do bão số 6 gây ra làm nhiều tuyến đường, ngầm tràn tại Quảng Trị bị ngập, gây ách tắc giao thông. Tại huyện Đakrông, cầu tràn Đakrông tại km0+307, trên quốc lộ 15D bị ngập sâu 1,2m; ngầm tràn tại km8+560 thuộc tuyến ĐT571 bị ngập sâu 0,35m làm ách tắc giao thông. Tại huyện Vĩnh Linh, một số xã đã có ngập cục bộ, nước sông đang lên nhanh, sát mép mặt đê...

Cùng tác giả

Về xứ Huế tìm gánh xôi bánh dày có duyên mới gặp

Ngoài bún hến, bánh canh cua rời, bún bò Huế..., du khách có thể tìm xôi bánh dày - thức quà dân dã đi cùng năm tháng của bao thế hệ người dân xứ Huế. “Xôi bánh dày” không phải là tên gọi cho một loại xôi, cũng không phải để chỉ loại bánh dày. Ở Huế, cái tên này chính là sự kết hợp của xôi và bánh dày - hai món ăn truyền thống của người Việt. Nếu du khách đến Huế, nghe...

Huế dành riêng một số tuyến đường cho xe đạp vào cuối tuần

Ngày 25.8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần tại các tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm phát triển giao thông xe đạp như một loại hình giao thông xanh và an toàn, phù hợp với việc bảo tồn di sản và bảo vệ cảnh quan du lịch cho TP. Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. Với mục tiêu đưa TP. Huế trở thành thành phố xe đạp đặc trưng, đầu tiên của...

Bún nghệ xào lòng – đặc sản Huế vừa ngon vừa có thể trị ho

Bên cạnh cơm hến, bún hến, bánh bột lọc, bánh bèo,... bún nghệ xào lòng là một đặc sản dân giã sẽ khiến thực khách phải ngất ngây khi thưởng thức. Bún lòng xào nghệ là một món ăn bình dân nghe rất lạ với nhiều du khách khi có dịp đến Huế. Bún lòng xào nghệ có cách chế biến kỳ công, từ các nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, gồm bún, lòng non, gan, tiết luộc và nghệ xay nhuyễn. Từ...

Hàng trăm nghệ sĩ múa quốc tế hội tụ về Huế

Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ nhiều quốc gia hội tụ về Huế trong khuôn khổ chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Các tiết mục văn nghệ tại chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Ảnh: T. Vi. Tối 17.8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Khách thích thú với điểm dừng chân chủ đề ‘nền độc lập’ ở ga Lăng Cô

Điểm dừng chân mang chủ đề "nền độc lập" ở ga đường sắt Lăng Cô nối Huế với Đà Nẵng trang trí lạ lẫm khiến khách đi tàu lửa bất ngờ. Không gian điểm dừng chân nhà ga Lăng Cô thuộc dự án phục dựng tàu hơi nước - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Những ngày qua, khách đi tàu lửa Bắc - Nam đã bất ngờ khi tàu ghé ga đường sắt Lăng Cô. Nhiều hành khách lầm tưởng không gian nhà ga Lăng Cô...

Cùng chuyên mục

Về xứ Huế tìm gánh xôi bánh dày có duyên mới gặp

Ngoài bún hến, bánh canh cua rời, bún bò Huế..., du khách có thể tìm xôi bánh dày - thức quà dân dã đi cùng năm tháng của bao thế hệ người dân xứ Huế. “Xôi bánh dày” không phải là tên gọi cho một loại xôi, cũng không phải để chỉ loại bánh dày. Ở Huế, cái tên này chính là sự kết hợp của xôi và bánh dày - hai món ăn truyền thống của người Việt. Nếu du khách đến Huế, nghe...

Huế dành riêng một số tuyến đường cho xe đạp vào cuối tuần

Ngày 25.8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần tại các tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm phát triển giao thông xe đạp như một loại hình giao thông xanh và an toàn, phù hợp với việc bảo tồn di sản và bảo vệ cảnh quan du lịch cho TP. Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. Với mục tiêu đưa TP. Huế trở thành thành phố xe đạp đặc trưng, đầu tiên của...

Bún nghệ xào lòng – đặc sản Huế vừa ngon vừa có thể trị ho

Bên cạnh cơm hến, bún hến, bánh bột lọc, bánh bèo,... bún nghệ xào lòng là một đặc sản dân giã sẽ khiến thực khách phải ngất ngây khi thưởng thức. Bún lòng xào nghệ là một món ăn bình dân nghe rất lạ với nhiều du khách khi có dịp đến Huế. Bún lòng xào nghệ có cách chế biến kỳ công, từ các nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, gồm bún, lòng non, gan, tiết luộc và nghệ xay nhuyễn. Từ...

Hàng trăm nghệ sĩ múa quốc tế hội tụ về Huế

Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ nhiều quốc gia hội tụ về Huế trong khuôn khổ chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Các tiết mục văn nghệ tại chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Ảnh: T. Vi. Tối 17.8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Khách thích thú với điểm dừng chân chủ đề ‘nền độc lập’ ở ga Lăng Cô

Điểm dừng chân mang chủ đề "nền độc lập" ở ga đường sắt Lăng Cô nối Huế với Đà Nẵng trang trí lạ lẫm khiến khách đi tàu lửa bất ngờ. Không gian điểm dừng chân nhà ga Lăng Cô thuộc dự án phục dựng tàu hơi nước - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Những ngày qua, khách đi tàu lửa Bắc - Nam đã bất ngờ khi tàu ghé ga đường sắt Lăng Cô. Nhiều hành khách lầm tưởng không gian nhà ga Lăng Cô...

Ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch tại quán chè Huế trứ danh

Quán chè Thanh ở Huế là địa điểm quen thuộc đối với những tín đồ hảo ngọt. Đặc biệt, vào ngày Thất tịch nhiều thực khách tìm ăn chè đậu đỏ. Vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch), còn được gọi là Valentine của Á Đông, nhiều bạn trẻ lựa chọn đi ăn chè đậu đỏ để mong sớm gặp ý trung nhân, hoặc cầu mong may mắn, bền chặt trong tình yêu. Hoặc nếu chỉ đơn giản đang tìm kiếm một địa...

50.000 đồng ‘ăn hàng’ xả láng ở chợ Huế

Cầm trong tay 50.000 đồng, bạn có thể tự tin mời người bạn vô bất kỳ ngôi chợ dân sinh nào ở Huế để ăn một bữa lỡ ngon, no và thực đơn đa dạng đến bất ngờ. Nếu "trà chiều" của người phương Tây theo nghi thức sang trọng, cầu kỳ thì "bữa lỡ" của người Huế lại hết sức bình dân nhưng cũng rất "chất". Theo GS-BS Bùi Minh Đức - tác giả bộ Từ điển Tiếng Huế -...

Bài 2: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Thật khó có thể phân tích hết những đặc điểm văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô trong khuôn khổ một bài viết nên trong bài này, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh thể hiện yếu tố “đặc sắc” của Huế. Đó là hệ thống tài nguyên du lịch rất phong phú.  Huế không chỉ có các bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh như Lăng Cô, Cảnh Dương hay hệ đầm...

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác. Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch...

Trải nghiệm khó quên của cô gái đam mê xê dịch với người mẹ khiến dân mạng tò mò

Mới đây, bạn Ngọc Linh đã có những chia sẻ thú vị về chuyến đi 5N5Đ ở Huế - Đà Nẵng cùng mẹ có thể ăn chơi thả ga, check-in tuyệt đẹp chỉ với chi phí 5.500.000 đồng/người. Ngọc Linh và mẹ tại Đà Nẵng. (Ảnh: Ngọc Linh) Đi du lịch ở Huế - Đã Nẵng hết bao nhiêu tiền?: Ăn chơi thả ga, check in điểm đẹp hết 5.500.000đồng/người Ngọc Linh cho biết, một trong những mục tiêu năm nay cô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất