Chiều nay (28/10), UBND TP Thủ Đức tổ chức hội nghị công bố dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 2 Dự án thành phần phục vụ đầu tư xây dựng đường Vành đai 2 TPHCM qua địa bàn TP Thủ Đức.
2 đoạn dự án gồm: đoạn 1, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài hơn 3,5 km và đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài gần 2,5 km. Phạm vi có 1.166 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng, diện tích thu hồi khoảng 61ha, tổng số vốn bồi thường, hỗ trợ khoảng 7.600 tỷ đồng.
Đến nay, đơn vị tư vấn độc lập đã đề xuất hơn 122 vị trí giá đất trong dự án, được các phòng, ban chuyên môn của UBND TP Thủ Đức, Hội đồng bồi thường của dự án xem xét đánh giá…
Dự thảo giá đất của TP Thủ Đức đưa ra sẽ cao hơn so với bảng giá đất TPHCM công bố, nhiều vị trí cao hơn từ 30 – 97%, trung bình là 50%. Trong đó, giá đền bù đất ở (đất thổ cư) có mức cao nhất hơn 111 triệu đồng/m2 tại mặt tiền đường Phạm Văn Đồng. Vị trí trong hẻm tuyến đường này cũng dao động từ 46,9 đến 78,5 triệu đồng/m2.
Các tuyến đường chính như Kha Vạn Cân, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Bá và Đặng Văn Bi có giá đất ở bồi thường trên 100 triệu đồng/m2.
Khu vực có mức giá đền bù thấp nhất là hơn 26 triệu đồng/m2 là các hẻm nhỏ như đường 22 (phường Phước Long B) và hẻm đường 147 (phường Phước Long B và Tăng Nhơn Phú).
Đối với đất nông nghiệp, mức bồi thường cao nhất là hơn 9,4 triệu đồng/m2 cho đất trồng cây lâu năm tại các tuyến đường lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, song hành Xa lộ Hà Nội, Dương Đình Hội, Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Bi và Nguyễn Văn Bá.
Đối với đất trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản tại các tuyến này, giá đền bù hơn 7,78 triệu đồng mỗi m2.
Giá thấp nhất cho đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là hơn 6,7 triệu đồng/m2, áp dụng cho các vị trí không tiếp giáp các đường số 2, số 8 và số 11, trong khi mức thấp nhất cho đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản tại đây là hơn 6,4 triệu đồng mỗi m2.
Theo UBND TP Thủ Đức, giá đất trên chưa bao gồm vật kiến trúc, công trình xây dựng và cơ bản phù hợp với giá thị trường.
Dự thảo phương án bồi thường sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở UBND các phường và các ban điều hành khu phố thuộc phạm vi dự án từ ngày 28/10 đến ngày 27/11.
Sẽ giải ngân tiền đền bù từ đầu tháng 12/2024
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng cho biết, thành phố đặt lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng lên trên hết.
Ông đề nghị các phường lắng nghe ý kiến góp ý, ghi nhận thêm nguyện vọng của người dân trong dự án, dựa trên nhu cầu người dân để thực hiện bố trí phù hợp nhu cầu sinh sống, làm việc. Từ đó, TP cũng sẽ hỗ trợ người dân trong làm thủ tục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy trình hoàn công…
“Cố gắng giải ngân tiền bồi thường vào đầu tháng 12/2024, bàn giao mặt bằng để triển khai dự án vào tháng 6/2025′, ông Tùng nhấn mạnh.
TPHCM chốt phương án xây nút giao Vành đai 2 – Phạm Văn Đồng
Theo phương án vừa UBND TPHCM lựa chọn, nút giao Vành đai 2 với đường Phạm Văn Đồng sẽ có thiết kế 3 tầng với 3 cầu vượt, 1 hầm chui.
Vì sao chi hơn 2.000 tỷ đồng, đoạn 2,7km Vành đai 2 TPHCM vẫn chậm tiến độ?
Dù người dân đã bàn giao mặt bằng, đoạn dự án Vành đai 2 dài 2,7km được chi hơn 2.000 tỷ đồng vẫn chậm tiến độ do vướng các thủ tục từ các sở, ngành TPHCM.
TP.HCM cần hơn 30.000 tỷ đồng để khép kín đường Vành đai 2
Để triển khai 3 đoạn còn lại dài 11,3km nhằm khép kín toàn bộ đường Vành đai 2, TP.HCM dự toán cần hơn 30.000 tỷ đồng.