Powered by Techcity

Đề nghị có cơ quan phê duyệt hoa sen là quốc hoa, áo dài là di sản văn hóa

Sáng 26/6, Quốc hội thảo luận dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu, điều 7 dự thảo luật quy định ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu đã được đưa vào danh sách của UNESCO. 

Việt Nam có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như múa rối nước, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, hát Xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, dân ca ví dặm, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật xòe Thái… Đại biểu đề nghị có quy định cụ thể về việc ưu tiên bố trí ngân sách để làm căn cứ tạo điều kiện cho hoạt động của các loại hình nghệ thuật trên.

Ông Cảnh cho rằng, với hơn 700 đơn vị hành chính cấp huyện, Nhà nước có thể đặt hàng để các đoàn luân phiên biểu diễn hàng năm, mỗi loại hình phù hợp với từng vùng miền. Quy định này sẽ duy trì và tạo thêm nguồn thu để các đoàn hoạt động, bảo vệ và phát huy di sản, đưa các di sản văn hóa đến gần hơn với người dân.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Quốc hội

Với vấn đề quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết, từ năm 2011, Bộ VHTT&DL tổ chức bầu chọn quốc hoa và tỷ lệ chọn hoa sen đạt 81%. Khi người dân và các cơ quan được giao xây dựng đề án đang mong chờ lễ công bố quốc hoa thì có ý kiến là không có cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề này mới đây cũng được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trả lời tại phiên chất vấn.

Ông Cảnh viện dẫn thực tế áo dài đang được đề nghị tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể thế giới nhưng trong nước chưa công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Vì vậy, ông đề nghị Bộ VHTT&DL có quy định trong dự thảo Luật Di sản quy định cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt áo dài là di sản văn hóa quốc gia, trước khi trình lên di sản thế giới. Tránh trường hợp các chuyên gia tranh luận chọn áo tứ thân hay ngũ thân, giao lĩnh hay viên lĩnh, truyền thống hay cách tân, bởi “cứ bàn mãi mà không giải quyết được”.

Tỷ lệ chọn hoa sen đạt 81% khi bầu chọn quốc hoa. Ảnh: Hùng Nguyễn

Trong khi đó, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nhấn mạnh, mỗi quốc gia đều xây dựng cho riêng mình một thương hiệu, thương hiệu là hình ảnh, dấu ấn của quốc gia đó được cộng đồng trong và ngoài nước ghi nhận – còn gọi là sức mạnh mềm. Khi sức mạnh mềm càng được lan tỏa thì càng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội.

Đại biểu đề nghị bổ sung thêm 2 loại hình tiếng nói, chữ viết của các dân tộc và ngữ văn dân gian vào loại hình văn hóa phi vật thể (hiện có 6 loại hình). Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tiếng nói, chữ viết. Đồng bào dân tộc thiểu số vẫn bảo tồn tốt tiếng nói, chữ viết dân tộc mình.

Bà Tô Ái Vang dẫn chứng việc bảo tồn của dân tộc Khmer, Hoa, Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ…. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ lo ngại khi tiếng nói, chữ viết của các dân tộc vẫn có nguy cơ mai một, biến mất hoặc biến dạng trong tiến trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế.

Đại biểu Tô Ái Vang. Ảnh: Quốc hội

Nói về quảng bá hình ảnh di sản văn hóa, đại biểu Tô Ái Vang nêu Giải thưởng mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu được UNESCO vinh danh là thành viên với 294 TP của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có 5 TP là thành viên gồm TP.HCM, TP Cao Lãnh, TP Sa Đéc, TP Vinh và TP Sơn La.

Về Giải thưởng Mạng lưới các thành phố sáng tạo được UNESCO vinh danh là thành viên với 350 TP từ hơn 100 quốc gia. Trong số 10 TP ở Đông Nam Á là thành viên thì Việt Nam có 3 TP gồm TP Hà Nội là TP sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế, TP Hội An là TP sáng tạo trong lĩnh vực thủ công về nghệ thuật dân gian, TP Đà Lạt là TP sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc.

Đại biểu Tô Ái Vang kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để khuyến khích cho những nỗ lực vượt bậc của các TP đã được vinh danh. Đặc biệt, việc xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích người học, theo bà Tô Ái Vang, được xem là cơ sở rất quan trọng để xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. 

nguồn: https://vietnamnet.vn/de-nghi-co-co-quan-phe-duyet-hoa-sen-la-quoc-hoa-ao-dai-la-di-san-van-hoa-2295388.html

Cùng chủ đề

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia, hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch Cố đô dựa trên thế mạnh đặc biệt từ di sản văn hóa. Kinh đô xưa, trải nghiệm mới Thừa Thiên-Huế là nơi hiếm...

Thêm hai di sản tại Huế thuộc danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam và nghề làm bún Vân Cù, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ký quyết định công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Chiều 11/12, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị...

Thực Tế Ảo (VR) Và Thực Tế Tăng Cường (AR) Trong Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

Ứng dụng công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, đặc biệt tại quần thể Di tích Cố đô Huế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đã được triển khai như những giải pháp đột phá, giúp mang lại diện mạo mới...

Thực và số song hành Hải Vân Quan

Sau hai năm, Hải Vân Quan đã hoàn thành quá trình trùng tu và mở cửa chào đón du khách. Lần trở lại này, đây không chỉ là Thiên hạ đệ nhất hùng quan, nơi du khách ngắm nhìn phong cảnh, mà còn mang đến những trải nghiệm lịch sử qua lăng kính công nghệ hết sức sâu sắc, độc đáo… ở  thế giới thực và thế giới số song hành. Phygital Labs cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích...

Giáo Dục Di Sản: Từ Lý Thuyết Đến Thực Tiễn Trong Trường Học Việt Nam

Giáo dục di sản đang dần trở thành một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy tại các trường học Việt Nam. Đây không chỉ là việc cung cấp kiến thức về lịch sử, văn hóa mà còn là hành trình kết nối thế hệ trẻ với quá khứ, thổi bùng ngọn lửa yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Bằng những sáng kiến độc đáo, nhiều bảo tàng và di tích lịch sử đã thành công...

Cùng tác giả

Thưởng thơ cùng văn nghệ sĩ Cố đô

 Đêm thơ Nguyên tiêu là dịp để...

Phong Điền đề xuất khắc phục 3 điểm mất an toàn giao thông

Đoạn qua thôn Phú Kinh Phường (Phong...

Khởi tố nhóm đối tượng mua, bán thông tin dữ liệu cá nhân

Cơ quan an ninh điều tra đọc...

Khẩn trương thay thế gần 60 thanh gỗ ở cầu đi bộ gỗ lim

Đơn vị thi công tiến hành đo đạc, thay...

Hạt Kiểm lâm A Lưới tiếp nhận động vật rừng quý hiếm nhóm IIB

Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tiếp...

Cùng chuyên mục

Khởi tố nhóm đối tượng mua, bán thông tin dữ liệu cá nhân

Cơ quan an ninh điều tra đọc...

Những luận điệu lạc lõng, xuyên tạc và thù địch

Người lao động phấn khởi mua hàng...

Lực lượng vũ trang phấn đấu trồng trên 6.000 cây xanh

Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu...

Đề xuất điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN  ...

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biên giới, biển đảo

Các đại biểu, lãnh đạo các đơn...

Tìm nguồn đảng viên mới ở cơ sở

 Kết nạp đảng viên mới tại Phường...

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương triển khai các quyết định về công tác cán bộ

 Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên...

Thi đua thực chất, hiệu quả trên nhiều mặt

 Đoàn viên Thành đoàn Huế, thành viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất