Powered by Techcity

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai? - Ảnh 1.

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu

Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng:

“Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn. Đại học Huế cũng không có quyền xử lý người hướng dẫn và hội đồng thẩm định luận án tiến sĩ trong vụ này, vì đây là thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quyền thành lập hội đồng thẩm định luận án

Luận án tiến sĩ bị tố đạo văn của tác giả Lê Thị An Hòa – trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Bà Hòa là nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử khóa năm 2013 của Trường đại học Khoa học (Đại học Huế). Bà Hòa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2018 và được cấp bằng tiến sĩ sau đó.

Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 10/2009/TT-BGDĐT (Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ). Đến năm 2012, bộ tiếp tục ban hành thông tư 05/2012/TT-BGDĐT (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo thông tư 10/2009).

Đến năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ) thay thế thông tư 10/2009.

Trong khi hiện nay, các trường áp dụng Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo thông tư 18/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15-8-2021, thay thế thông tư 08/2017.

Do bà Hòa là nghiên cứu sinh năm 2013 nên áp dụng thông tư 10/2009 và thông tư 05/2012.

Theo đó, việc thẩm định hồ sơ quá trình đào tạo, nội dung và chất lượng luận án được thực hiện trong các trường hợp sau: thẩm định ngẫu nhiên: rút xác suất trong số hồ sơ luận án đã bảo vệ theo báo cáo của cơ sở đào tạo để thẩm định; khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về hồ sơ quá trình đào tạo, nội dung và chất lượng luận án.

Trường hợp có đơn, thư khiếu nại, tố cáo về nội dung, chất lượng luận án hoặc luận án có ít nhất 2 ý kiến thẩm định không tán thành, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định luận án, ủy nhiệm thủ trưởng cơ sở đào tạo có nghiên cứu sinh tổ chức họp hội đồng thẩm định luận án có sự giám sát của đại diện bộ.

PGS.TS Trịnh Quốc Trung – trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Luật TP.HCM – nhận định: “Do nghiên cứu sinh đã bảo vệ năm 2018 và đã được cấp bằng nên thời điểm này, trả lời của lãnh đạo Đại học Huế là phù hợp. Quyền hạn thành lập hội đồng thẩm định luận án là của Bộ Giáo dục và Đào tạo (khoản 9, điều 40) thông tư 05/2012″.

Căn cứ quy định xác định luận án tiến sĩ có đạo văn là phù hợp

Sau khi nhận được thông tin tố cáo, giám đốc Đại học Huế đã chỉ đạo lập tổ xác minh liên quan đến hai nội dung là lỗi đạo văn và lỗi sử dụng sai sử liệu trong luận án tiến sĩ của bà Hòa.

Qua xác minh, Đại học Huế đã ban hành kết luận, trong đó dẫn ra loạt căn cứ (Luật Tố cáo; các nghị định, thông tư liên quan đến quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy định liêm chính học thuật của Đại học Huế năm 2023…).

Theo kết luận: Nội dung tố cáo luận án tiến sĩ có đạo văn là tố cáo đúng. Lỗi đạo văn được xác định là 12 trang (căn cứ quy định tại khoản 6 điều 3 quyết định số 1860/QĐ-ĐHH ngày 30-11-2023 của giám đốc Đại học Huế quy định liêm chính học thuật trong đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ tại Đại học Huế).

Ngoài ra, luận án có sai về sử liệu.

Nhận định về kết luận trên, ông Trịnh Quốc Trung cho biết: “Quy định liêm chính học thuật năm 2023 của Đại học Huế có nêu ‘Trường hợp có đơn thư khiếu nại/tố cáo về vi phạm liêm chính học thuật đối với các sản phẩm học thuật đã công bố của cựu người học tại các đơn vị đào tạo thành viên’.

Tức quy định này được áp dụng trở về trước với những công bố trong phạm vi Đại học Huế.

Do vậy việc căn cứ quy định này để xác minh nội dung luận án là phù hợp. Nhưng trong trường hợp này Đại học Huế mới chỉ làm động tác kiểm tra đạo văn, chưa thực sự thẩm định luận án. Họ đã chuyển kết quả xác minh tố cáo lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và kiến nghị bộ trưởng thành lập hội đồng thẩm định nội dung luận án để giải quyết theo thẩm quyền của bộ, là đúng quy chế”.

Ai có thẩm quyền thu hồi bằng tiến sĩ?

Tuy nhiên, kết luận trên có nêu căn cứ thông tư 08/2017 (Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017). Việc này theo chuyên gia là không đúng vì trường hợp bà Hòa không áp dụng quy chế này.

Liên quan việc giám đốc Đại học Huế đề nghị tác giả luận án “chỉnh sửa những nội dung đã được chỉ ra trong kết luận nội dung tố cáo và nộp lưu chiểu theo quy định hiện hành”, lãnh đạo phòng đào tạo sau đại học một trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá: “Về nguyên tắc là không được vì luận án đã được công bố và nộp lưu chiểu. Chỉ sau khi có kết luận của bộ thì mới được làm ý đó, nếu được cho phép”.

Theo thông tư 05/2012, đối với luận án đạt yêu cầu khi thẩm định nhưng có ý kiến của người thẩm định độc lập hoặc của hội đồng thẩm định yêu cầu phải sửa chữa, thì hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện cùng với người hướng dẫn và nghiên cứu sinh xem xét và quyết định các điểm cần bổ sung chỉnh sửa.

Sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành việc sửa chữa, chủ tịch hội đồng đánh giá luận án cấp trường kiểm tra và xác nhận chi tiết những nội dung đã bổ sung chỉnh sửa, báo cáo thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh theo các yêu cầu quy định.

Về việc giám đốc Đại học Huế cho rằng “Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có quyền thu hồi luận án tiến sĩ đạo văn”, quy chế quy định đối với luận án không đạt yêu cầu thẩm định, trường hợp đã cấp bằng tiến sĩ sẽ được xem xét xử lý theo pháp luật hiện hành đối với văn bằng đã cấp.

“Như vậy, nếu hội đồng thẩm định kết luận luận án không đạt thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ yêu cầu cơ sở đào tạo, nơi đã cấp bằng tiến sĩ thu hồi văn bằng đã cấp cho người học”, một chuyên gia cho biết thêm.

Nguồn: https://tuoitre.vn/dai-hoc-hue-noi-khong-co-quyen-tham-dinh-luan-an-tien-si-dao-van-dung-hay-sai-2024112719083821.htm

Cùng chủ đề

Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn

Ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, khẳng định Đại học Huế không có quyền thẩm định hay thu hồi luận án tiến sĩ đạo văn của bà L.T.A.H. – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 24-11, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, cho biết đơn vị sẽ có văn bản chính thức liên quan đến quá trình xác minh thông tin luận án tiến sĩ của bà L.T.A.H. – trưởng phòng nghiên cứu khoa...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đại học Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024)” nhân dịp kỷ niệm 30 năm tái lập Đại học Huế. Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, thành lập vào tháng 3/1957 và được tổ chức lại vào năm...

‘Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước’

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước. Việc thu học phí rẻ khiến câu chuyện tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí đại học quốc gia gặp khó khăn – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 1-11, Đại học Huế tổ chức hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024). Đại học Huế phát triển...

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Trong cơn mưa nặng hạt, tân sinh viên Nguyễn Đức (Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế) vẫn trân mình ướt sũng để làm việc tại trại nuôi tôm giống đặng kiếm tiền đi học đại học – Ảnh: NHẬT LINH Đó hồ sơ gửi xét chọn học bổng Tiếp sức đến trường (báo Tuổi Trẻ) của tân sinh viên Nguyễn Đức (22 tuổi, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Năm nay 22 tuổi, Đức...

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) có tân hiệu trưởng

Ngày 31/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức công bố Nghị quyết công nhận Hiệu trưởng, bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại buổi lễ, Hội đồng Đại học Huế đã công bố Nghị quyết số 22/NQ-HĐĐH về việc công nhận Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Theo đó, công nhận ông Lê Hồ Sơn, Tiến sĩ, Giảng viên chính, Trưởng phòng Tổ chức và Hành chính Trường đại học...

Cùng tác giả

Bà Lê Thị Diệu Hồng giữ chức Chủ tịch Hội LHPN quận Thuận Hóa

Lãnh đạo Hội LHPN thành phố Huế...

Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12.500 tỷ đồng

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương...

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Cán bộ thuế hỗ trợ doanh nghiệp...

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Trường Lưu; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Văn Tuấn chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Đức Tiến;...

Cùng chuyên mục

Bà Lê Thị Diệu Hồng giữ chức Chủ tịch Hội LHPN quận Thuận Hóa

Lãnh đạo Hội LHPN thành phố Huế...

Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12.500 tỷ đồng

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương...

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Cán bộ thuế hỗ trợ doanh nghiệp...

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Trường Lưu; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Văn Tuấn chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Đức Tiến;...

Không khí lạnh sắp tràn về rất mạnh, Hà Nội thấp nhất 10 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (7/1), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Từ đêm 10/1, không khí lạnh tiếp...

Tập trung cao độ chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9

 Bế mạc Phiên họp thứ 41 của...

Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện chiến đấu

Kỹ thuật chiến đấu bộ binh là...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất và gợi ý du lịch

Tết Nguyên đán 2025 người lao động và học sinh, sinh viên được nghỉ 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ cuối tuần theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày rất dư giả cho một chuyến du lịch trong nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết...

Đẩy nhanh tiến độ cấp đổi thẻ căn cước công dân

Người dân đến làm thủ tục cấp...

– Vietnam.vn

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất