Powered by Techcity

‘Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước’

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước - Ảnh 1.

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước. Việc thu học phí rẻ khiến câu chuyện tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí đại học quốc gia gặp khó khăn – Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 1-11, Đại học Huế tổ chức hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024).

Đại học Huế phát triển vượt bậc sau 30 năm tái lập

Tại hội thảo, PGS.TS Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho biết trong 30 năm tái lập, Đại học Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành một trong những nơi đào tạo nhân lực quan trọng, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước.

Năm 2024, Đại học Huế có 153 ngành đào tạo đại học, 108 ngành đào tạo thạc sĩ và 58 ngành đào tạo tiến sĩ, 63 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II; 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú.

Năm 2024, Đại học Huế lần đầu tiên được Tổ chức US News & World Report (Hoa Kỳ) đưa vào danh sách là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới.

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước - Ảnh 2.

Ông Lê Anh Phương, giám đốc Đại học Huế – Ảnh: NHẬT LINH

Theo ông Phương, mục tiêu tiếp theo mà toàn bộ đội ngũ Đại học Huế hướng đến là trở thành đại học quốc gia đầu tiên ở miền Trung.

Tuy nhiên tiến trình này gặp nhiều khó khăn, trong đó việc Chính phủ chưa ban hành Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khiến Đại học Huế chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện đề án xây dựng đại học quốc gia.

Ngoài ra theo ông Phương, do tính chất đặc thù ở miền Trung, Đại học Huế là đơn vị đào tạo đại học có học phí rẻ so với 2 đầu đất nước. 

Việc thu học phí rẻ, tăng học phí hạn chế khiến câu chuyện tái đầu tư vào cơ sở vật chất, đội ngũ của Đại học Huế gặp nhiều khó khăn.

Một trong những lý do khiến Đại học Huế chưa thể đạt được các tiêu chí trở thành đại học quốc gia như hiện tại là do bản thân đội ngũ nhân sự, giảng viên chưa phát huy hết nội lực của mình.

“Cơ sở vật chất có thể sắm được nhưng đầu tư con người rất khó. Câu chuyện chảy máu chất xám ở Đại học Huế vẫn đang diễn ra do nhiều yếu tố khác nhau”, ông Phương nói.

Ông Phương kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế sớm tháo gỡ các kiến nghị, vướng mắc của Đại học Huế, để đơn vị sớm thực hiện mục tiêu trở thành đại học quốc gia đầu tiên của miền Trung.

Kết hợp Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng?

PGS.TS Phan Thanh Bình (nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho rằng hiện nay ở miền Trung có hai đại học vùng có tiềm năng để phát triển thành đại học quốc gia là Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Với Đại học Huế, ông Bình nhận định đơn vị có lợi thế về bề dày lịch sử, nhân lực, nguồn lực và nhiều thuận lợi cơ bản để có thể phát triển thành một đại học quốc gia.

“Tuy nhiên so với những chuẩn mực cần thiết, yêu cầu và điều kiện kinh tế quốc gia, địa phương thì Huế còn nhiều thách thức”, ông Bình nêu.

Theo ông Bình, một trong những phương án xây dựng đại học quốc gia đầu tiên ở miền Trung có thể tham khảo đó là kết hợp hai Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng lại với nhau.

Tuy nhiên phương án này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khảo sát chuyên sâu.

Ông Nguyễn Thanh Bình, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh sẽ luôn ủng hộ, đồng hành, hỗ trợ tối đa để cùng Đại học Huế tháo gỡ những khó khăn trong tiến trình xây dựng đơn vị trở thành đại học quốc gia đầu tiên của miền Trung.

Nguồn: https://tuoitre.vn/dai-hoc-hue-la-mot-trong-nhung-don-vi-dao-tao-dai-hoc-re-nhat-ca-nuoc-20241101165105436.htm

Cùng chủ đề

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Thượng nguồn mưa lớn, lũ trên các sông ở Huế có thể lên trên báo động 2

Tối 24/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế phát cảnh báo, mưa lớn có thể gây ngập lụt ở vùng thấp trũng, khả năng gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi, ven sông suối.  Cụ thể, hiện các vùng núi và thượng nguồn các sông lớn ở Thừa Thiên – Huế đang có mưa rất lớn. Lượng mưa đo được lúc 17h ngày 24/11 tại đỉnh...

Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn

Ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, khẳng định Đại học Huế không có quyền thẩm định hay thu hồi luận án tiến sĩ đạo văn của bà L.T.A.H. – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 24-11, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, cho biết đơn vị sẽ có văn bản chính thức liên quan đến quá trình xác minh thông tin luận án tiến sĩ của bà L.T.A.H. – trưởng phòng nghiên cứu khoa...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Chí cho biết, sâu tre chỉ có trong mùa nhất định, từ tháng 9 năm này đến tháng 3 năm sau và ngay cả người bản địa cũng không dễ tìm...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đại học Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024)” nhân dịp kỷ niệm 30 năm tái lập Đại học Huế. Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, thành lập vào tháng 3/1957 và được tổ chức lại vào năm...

Cùng tác giả

Phát triển đô thị di sản đặc biệt

 Huế định hướng phát triển đô thị...

“Phải tự vươn lên”

 Ông Quý chăm sóc đàn bò ...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Hửng nắng tăng nhiệt, đêm vẫn rét 16 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (28-30/11), nền nhiệt có xu hướng tăng dần sau những ngày không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đổ bộ khiến trời rét. Cụ thể, trong 3 ngày này, khu vực thủ đô Hà Nội có mây, không mưa, trưa chiều hửng nắng; nhiệt độ cao nhất ban ngày dao động trong khoảng 23-26 độ. Trong 3 ngày tới, sáng sớm...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 28/11: Nắng nóng, tia UV mạnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, có mây, trời nắng nóng từ sáng đến chiều. Thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, trời nắng nóng từ sáng đến chiều, nền nhiệt cao nhất khoảng 32 độ C. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30 – 32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 58%. Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ...

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Cùng chuyên mục

Phát triển đô thị di sản đặc biệt

 Huế định hướng phát triển đô thị...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Hửng nắng tăng nhiệt, đêm vẫn rét 16 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (28-30/11), nền nhiệt có xu hướng tăng dần sau những ngày không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đổ bộ khiến trời rét. Cụ thể, trong 3 ngày này, khu vực thủ đô Hà Nội có mây, không mưa, trưa chiều hửng nắng; nhiệt độ cao nhất ban ngày dao động trong khoảng 23-26 độ. Trong 3 ngày tới, sáng sớm...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 28/11: Nắng nóng, tia UV mạnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, có mây, trời nắng nóng từ sáng đến chiều. Thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, trời nắng nóng từ sáng đến chiều, nền nhiệt cao nhất khoảng 32 độ C. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30 – 32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 58%. Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ...

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa dựng lại nhà bị sập do sạt lở

 Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt...

Công dân kiến nghị các vấn đề về đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Có xe đạp, đường đến trường gần hơn

Bà Nguyễn Thị Long (53 tuổi, trú thôn Tân Bình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cùng cháu gái đi ghe đến nhận học bổng Gieo mầm tri thức – Ảnh: NHẬT LINH Chiều 27-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế trao tặng 200 suất học bổng Gieo mầm tri thức cho các bạn học sinh nghèo vượt khó của tỉnh, gồm những chiếc xe đạp và dụng cụ học tập trị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất