Powered by Techcity

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước

Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đại học Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024)” nhân dịp kỷ niệm 30 năm tái lập Đại học Huế.

Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, thành lập vào tháng 3/1957 và được tổ chức lại vào năm 1994 theo Nghị định số 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ. Đại học Huế là 1 trong 3 Đại học vùng trong cả nước, là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, viện thành viên, các đơn vị thuộc, trực thuộc, tổ chức theo hai cấp, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các trình độ của giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của vùng, miền và cả nước.

Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Đại học Huế đã phấn đấu không ngừng, phát triển về mọi mặt, trở thành một cơ sở giáo dục đại học uy tín, một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung-Tây Nguyên và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng.

Hiện nay, Đại học Huế có 3.647 viên chức và lao động, trong đó có 214 giáo sư, phó giáo sư, 807 tiến sĩ, 1.526 thạc sĩ, 38 giáo sư danh dự người nước ngoài. So với năm 1994, số lượng đội ngũ trình độ cao của Đại học Huế tăng hơn 9 lần.

Năm 2024, Đại học Huế có 153 ngành đào tạo đại học, 108 ngành đào tạo thạc sĩ và 58 ngành đào tạo tiến sĩ; 63 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II; 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú. Quy mô đào tạo năm 2024 đạt 54.175 sinh viên; 4.148 học viên cao học, 602 nghiên cứu sinh. Những con số này không chỉ phản ánh năng lực đào tạo mạnh mẽ của Đại học Huế mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của Đại học Huế trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 1

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024).

Hội thảo đã thu hút nhiều báo cáo tham luận đánh giá những thành tựu nổi bật của Đại học Huế trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 30 năm tái thành lập (1994-2024), chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thách thức, đề xuất các giải pháp để giúp Đại học Huế phát triển trong thời gian tới, khẳng định sự sẵn sàng của Đại học Huế để phát triển thành Đại học Quốc gia.

Nổi bật có báo cáo tham luận đáng chú ý như: “Sự đồng hành của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với Đại học Huế trong tiến trình xây dựng và phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”; “Một số ý kiến về Đại học Huế và phát triển Đại học Quốc gia tại khu vực miền Trung”; “Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước trong suốt quá trình phát triển của Đại học Huế”; “Nhận diện đại học Việt Nam – Thành tựu và thách thức của Đại học Huế”.

Duy trì thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào các vấn đề bối cảnh của giáo dục đại học hiện nay; những khó khăn, vướng mắc của mô hình Đại học vùng; khẳng định sự phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; các luật và các văn bản dưới luật quy định về tự chủ đại học chưa đầy đủ, còn chồng chéo lẫn nhau; sự đồng hành của tỉnh Quảng Trị trong tiến trình xây dựng và phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia; đề xuất những cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của Đại học Huế trong thời gian đến.

Với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết, các ý kiến đóng góp của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia tại Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, giúp cho Đại học Huế tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, gợi ý những định hướng phát triển quan trọng trong thời gian tới, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết số 54, Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83 của Chính phủ.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại hội thảo.

Giám đốc Đại học Huế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương cho biết, Đại học Huế đã huy động được nguồn lực tài chính tương đối lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển hệ thống cơ sở vật chất khang trang và hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu của cán bộ và sinh viên. Truyền thống, vị thế và vai trò của Đại học Huế tích lũy trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 30 năm tái thành lập đã tạo cho Đại học Huế tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia, mang trong mình những đặc sắc và tinh hoa trong giáo dục và đào tạo ngành nghề phục vụ bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước. Tính đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo của Đại học Huế được đánh giá là đặc biệt rõ nét nhất với đầy đủ các ngành, nhóm ngành đào tạo.

Qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 30 năm tái thành lập theo Nghị định 30/CP của Chính phủ, Đại học Huế đã đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân; gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ. Riêng giai đoạn 2018-2024, Đại học Huế đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một số lượng lớn nhân lực chất lượng cao, gồm 45.227 cử nhân, bác sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư; khoảng 7.000 thạc sĩ; hơn 200 tiến sĩ; và gần 7.000 bác sĩ chuyên khoa cấp I, II.

Đại học Huế đã đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân; gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ. Giai đoạn 2018-2024, Đại học Huế đã đào tạo 45.227 cử nhân, bác sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư; khoảng 7.000 thạc sĩ; hơn 200 tiến sĩ; và gần 7.000 bác sĩ chuyên khoa cấp I, II.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, những năm qua, Đại học Huế luôn duy trì thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới. Theo bảng xếp hạng đại học QS châu Á 2024, Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 351-400 châu Á và theo bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 của Times Higher Education (THE), Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 1.501+ thế giới và là 1 trong 6 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Việt Nam.

“Từ năm 2014 đến nay, Đại học Huế đã thực hiện nhiều đề tài nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới giáo dục; nhiều đề tài đã được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại giá trị kinh tế-xã hội cho các tỉnh khu vực miền trung-Tây Nguyên và cả nước, tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong xã hội. Hiện nay, Đại học Huế đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 400 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới; thực hiện 21 chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các đại học nước ngoài”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương cho biết.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 3
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội thảo.

Phát triển thành Đại học Quốc gia

Tham luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Đại học Huế vẫn đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên trình độ cao; thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương khẳng định, với truyền thống, vị thế và vai trò của Đại học Huế tích lũy trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 30 năm tái thành lập đã tạo cho Đại học Huế tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia, mang trong mình những đặc sắc và tinh hoa trong giáo dục và đào tạo ngành nghề phục vụ bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng. Đại học Huế đang cho thấy sự tiến bước vững chắc hướng đến mục tiêu phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

“Có thể nói đây là những chủ trương hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Đại học Huế thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế rất tự hào và đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu của Đại học Huế và xác định: Đại học Huế là một thiết chế, là cơ sở nền tảng, bộ phận quan trọng không thể thiếu trong chỉnh thể cấu trúc kinh tế-xã hội của địa phương. Vị thế của Đại học Huế góp phần nâng cao vị thế của Thừa Thiên Huế; thành quả của Đại học Huế là thành quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong tiến trình này, sự đồng hành của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã, đang và sẽ đóng vai trò then chốt. Chính sự hỗ trợ toàn diện của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để Đại học Huế phát triển một cách bền vững, đáp ứng các tiêu chí của một Đại học Quốc gia trong tương lai gần. Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, là trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa-du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh này, Đại học Huế được xác định là một trong những trụ cột chính trong chiến lược phát triển của tỉnh.

Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia ảnh 4

Việc phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia được thực hiện thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết số 54, Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83 của Chính phủ.

“Nghị quyết 54-NQ/TW cũng đã nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu châu Á. Điều này không chỉ nhằm mục tiêu phát triển giáo dục mà còn để phát triển kinh tế-xã hội của toàn tỉnh. Đại học Huế, với vai trò là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của miền trung, sẽ đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện các nghiên cứu có giá trị để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Với xếp hạng QS Asia, Đại học Huế liên tục có mặt trong top các trường đại học châu Á, trong đó top 351 vào năm 2023, 2024. Năm 2019, Đại học Huế là một trong những đại học Việt Nam được THE (Time Higher Education) khuyến nghị sinh viên nước ngoài nên theo học. Năm 2023 và 2024, Đại học Huế là một trong 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới với vị trí 1501+. THE cũng đã công bố xếp hạng đại học thế giới theo các lĩnh vực khoa học năm 2024. Trong số 11 lĩnh vực, Đại học Huế được xếp hạng ở 4 lĩnh vực, tăng 3 lĩnh vực so với THE năm 2023. Đặc biệt, trong lần đầu tiên được xếp hạng ở lĩnh vực Lâm sàng và Sức khỏe, Đại học Huế đã có được thứ hạng chính thức 801-1000.

Nguồn: https://nhandan.vn/dai-hoc-hue-30-nam-tai-lap-va-phat-trien-thanh-dai-hoc-quoc-gia-post842612.html

Cùng chủ đề

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn

Ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, khẳng định Đại học Huế không có quyền thẩm định hay thu hồi luận án tiến sĩ đạo văn của bà L.T.A.H. – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 24-11, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, cho biết đơn vị sẽ có văn bản chính thức liên quan đến quá trình xác minh thông tin luận án tiến sĩ của bà L.T.A.H. – trưởng phòng nghiên cứu khoa...

‘Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước’

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước. Việc thu học phí rẻ khiến câu chuyện tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí đại học quốc gia gặp khó khăn – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 1-11, Đại học Huế tổ chức hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024). Đại học Huế phát triển...

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Trong cơn mưa nặng hạt, tân sinh viên Nguyễn Đức (Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế) vẫn trân mình ướt sũng để làm việc tại trại nuôi tôm giống đặng kiếm tiền đi học đại học – Ảnh: NHẬT LINH Đó hồ sơ gửi xét chọn học bổng Tiếp sức đến trường (báo Tuổi Trẻ) của tân sinh viên Nguyễn Đức (22 tuổi, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Năm nay 22 tuổi, Đức...

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) có tân hiệu trưởng

Ngày 31/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức công bố Nghị quyết công nhận Hiệu trưởng, bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại buổi lễ, Hội đồng Đại học Huế đã công bố Nghị quyết số 22/NQ-HĐĐH về việc công nhận Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Theo đó, công nhận ông Lê Hồ Sơn, Tiến sĩ, Giảng viên chính, Trưởng phòng Tổ chức và Hành chính Trường đại học...

Cùng tác giả

Bà Lê Thị Diệu Hồng giữ chức Chủ tịch Hội LHPN quận Thuận Hóa

Lãnh đạo Hội LHPN thành phố Huế...

Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12.500 tỷ đồng

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương...

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Cán bộ thuế hỗ trợ doanh nghiệp...

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Trường Lưu; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Văn Tuấn chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Đức Tiến;...

Cùng chuyên mục

Bà Lê Thị Diệu Hồng giữ chức Chủ tịch Hội LHPN quận Thuận Hóa

Lãnh đạo Hội LHPN thành phố Huế...

Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12.500 tỷ đồng

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương...

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Cán bộ thuế hỗ trợ doanh nghiệp...

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Trường Lưu; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Văn Tuấn chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Đức Tiến;...

Không khí lạnh sắp tràn về rất mạnh, Hà Nội thấp nhất 10 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (7/1), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Từ đêm 10/1, không khí lạnh tiếp...

Tập trung cao độ chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9

 Bế mạc Phiên họp thứ 41 của...

Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện chiến đấu

Kỹ thuật chiến đấu bộ binh là...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất và gợi ý du lịch

Tết Nguyên đán 2025 người lao động và học sinh, sinh viên được nghỉ 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ cuối tuần theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày rất dư giả cho một chuyến du lịch trong nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết...

Đẩy nhanh tiến độ cấp đổi thẻ căn cước công dân

Người dân đến làm thủ tục cấp...

– Vietnam.vn

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất