Powered by Techcity

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Nghiên cứu chính sách miễn học phí, kiến nghị tháo gỡ các tồn đọng

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Nghiên cứu chính sách miễn học phí, kiến nghị tháo gỡ các tồn đọng - Ảnh 1.

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi – Ảnh: ĐOÀN BẮC

Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 8-1, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay thành phố đạt tốc độ tăng trưởng 7,17%; thu ngân sách khoảng 508.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý, nhiều dự án tồn đọng trong nhiều năm đã được khởi động trở lại, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, trong đó, có thể kể đến tuyến metro số 1. Nhiều công trình giao thông đã hoàn thành, khánh thành vào cuối năm 2024. 

Nhiều dự án lớn đang khởi động

Nhiều dự án lớn, đề án lớn đã được chuẩn bị, thông qua cơ quan có thẩm quyền, như đề án trung tâm tài chính quốc tế, đề án đường sắt đô thị, đề án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, vành đai 4, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài… 

Về nhiệm vụ năm 2025, TP.HCM xác định là năm tăng tốc để về đích và phấn đấu hoàn thành đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu. Chuẩn bị kế hoạch và các điều kiện cần thiết để bước vào nhiệm kỳ mới cùng với mục tiêu tăng trưởng hai con số. 

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm được thành phố đưa ra là nghiêm túc thực hiện tổ chức, sắp xếp bộ máy, gắn với tái cơ cấu chức năng nhiệm vụ, tái cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức và chuyển đổi số mạnh mẽ, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Nâng cao kỷ cương hành chính, tập trung tháo gỡ các dự án, công trình tồn đọng. Bao gồm cả công và tư để huy động ít nhất 620.000 tỉ đồng, đảm bảo tăng trưởng từ 10% trở lên. Khẩn trương triển khai quy hoạch thành phố, các dự án trọng điểm gắn với triển khai trung tâm tài chính quốc tế. 

Bao gồm các dự án là Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, vành đai 4 và đường sắt đô thị. Các công trình trọng điểm như nhà ga T3, vành đai 3 cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025.

Thành phố cũng sẽ khẩn trương hoàn thiện và đưa vào khai thác trung tâm khởi nghiệp sáng tạo gắn với phát huy hoạt động của trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 trong mạng lưới của Diễn đàn Kinh tế thế giới. 

Ngoài ra, thành phố sẽ tập trung tổ chức tốt các ngày lễ lớn; nghiên cứu chính sách miễn học phí, chăm sóc sức khỏe toàn diện, chương trình an sinh xã hội…

Gỡ vướng pháp lý, có chính sách vượt trội

Chủ tịch Phan Văn Mãi kiến nghị Chính phủ cần hỗ trợ giải quyết các tồn đọng, nhằm giúp giải phóng các nguồn lực. Việc giải quyết tốt tồn đọng sẽ giúp đưa hàng chục nghìn tỉ đồng đi vào nền kinh tế.

Về sắp xếp tổ chức bộ máy, thành phố mong muốn có định hướng, khung pháp lý để hệ thống cơ quan hành chính nhà nước quản lý những vấn đề chính, cơ bản, chuyển giao những việc khác cho nền kinh tế, cho xã hội để phát huy nguồn lực.

Đồng thời cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách phát huy liên kết vùng, phát huy nguồn lực hai vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, từ đó đóng góp trên 50% GDP của cả nước, giúp cho đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Bí thư Thành ủy TP Huế Lê Trường Lưu thì kiến nghị cùng phối hợp để tổng kết nghị quyết 54, nghị quyết 83 của Chính phủ và báo cáo Bộ Chính trị. Hướng dẫn rà soát nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, có tính đột phá để tiếp tục tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo phù hợp với tính chất mô hình tổ chức chính quyền. 

Chính phủ tăng hạn mức sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp để sớm chuẩn bị đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng; tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các dự án đầu tư bất động sản, dự án ngoài ngân sách để giải phóng nguồn lực và chống lãng phí.

Một số địa phương cũng nêu ra các khó khăn cần tháo gỡ. Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa bền vững; cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông chưa thật sự đồng bộ. Vì vậy, năm 2025, Trà Vinh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,0 – 7,5% (phấn đấu 8%). Xây dựng kịch bản tăng trưởng 10,14%.

Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, điểm nghẽn về phát triển các ngành kinh tế động lực, nhất là năng lượng tái tạo. Đến nay, tỉnh có 57 dự án năng lượng tái tạo, trên 3.700 MW, lớn nhất cả nước, chưa được khởi công trong năm 2024 nên chưa tạo động lực cho phát triển toàn diện kinh tế của tỉnh.

Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn hạn chế nên chưa tiếp cận được các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nên khó khăn để đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển. Vì vậy, năm 2025 tỉnh quyết tâm tăng trưởng GRDP 2025 đạt 13-14%, sắp xếp bộ máy và triển khai tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. 

Nguồn: https://tuoitre.vn/chu-tich-phan-van-mai-nghien-cuu-chinh-sach-mien-hoc-phi-kien-nghi-thao-go-cac-ton-dong-20250108111526194.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Không để xảy ra trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự

 Lãnh đạo thành phố Huế  thừa ủy...

Kết nối và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

 Năm 2024, HHDN thành phố kết nạp thêm 23 hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 1.092, bao gồm 14 hội, câu lạc bộ thành viên và đơn vị trực thuộc. Đặc biệt, HHDN thành phố đã tích cực hỗ trợ DN thông qua các hoạt động tư vấn pháp lý, đào tạo và xúc tiến thương...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

Cùng chuyên mục

Không để xảy ra trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự

 Lãnh đạo thành phố Huế  thừa ủy...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

Ra mắt cuốn sách 'Hành trình vì hòa bình' của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Thuộc thể loại hồi ức của tác giả với tư cách người trong cuộc, bằng văn phong giản dị, mộc mạc, cuốn sách đã kể lại những câu chuyện về quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam, từ hành trình đầy gian nan để vượt qua rào cản tư duy,...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

 Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch...

Thừa Thiên-Huế: Xây dựng Du lịch Xanh để bảo tồn di sản văn hóa

Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Từ đó đến nay, dưới sự hỗ trợ của UNESCO về tài chính, kỹ thuật cũng như vận động quốc tế tài trợ, các di tích đã được trùng tu và phục dựng. Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị những di sản này thông qua xây dựng môi trường du lịch xanh,...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế

Phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô Đa số đại biểu tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với quan điểm điều này một mặt ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của tỉnh Thừa Thiên – Huế để đạt được những tiêu chí cần thiết của một thành phố trực thuộc Trung ương, mặt khác tạo thêm điều kiện, động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ...

Gần 2,8 triệu lượt khách đến tham quan di sản Huế trong năm 2024

Các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đón gần 2,8 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 422 tỉ đồng từ bán vé, cao nhất từ trước đến nay. Du khách tham quan di tích Huế Chiều ngày 7.1, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 đơn vị đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo tồn, tu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất