Powered by Techcity

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu

Những ngày này, đơn vị trúng thầu thi công dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” nằm trong Đại nội Huế đang ngày đêm chạy đua với thời gian để hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, kịp lễ khánh thành dự kiến vào ngày 23-11.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 1.

Những người thợ sơn miệt mài với công việc của mình.

Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. 

Đây là nơi đặt ngai vàng các đời vua nhà Nguyễn (1802-1945), tổ chức các buổi lễ đại triều hàng tháng (vào ngày 1 và 15 âm lịch ), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm… với sự tham gia của vua, hoàn thân quốc thích và các vị đại thần.

Vào cuối năm 2021, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi công dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa với tổng mức đầu tư gần 129 tỉ đồng, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động khác.

Điện Thái Hòa được hạ giải, các vật liệu cũ được tận dụng tối đa để phục hồi. Qua dự án, nền móng ngôi điện được gia cố, phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá Thanh Hoá, tường gạch, phục hồi màu sắc nguyên trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ; sơn son thếp vàng; mái lợp ngói; bờ mái và con giống khảm sành sứ; hệ thống trang trí pháp lam…

Đặc biệt, ngai vàng, bửu tán (lọng che) phía trên cũng được phục dựng với đầy đủ vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy và giàu giá trị văn hóa lịch sử.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 2.

Tỉ mẩn với công việc sơn ở điện Thái Hoà.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đơn vị này được giao làm chủ đầu tư thực hiện với danh mục 45 dự án và nội dung liên quan. Đến nay có 5 dự án được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; dự kiến 34 dự án, nhiệm vụ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đến hết năm 2025; 21 dự án dự kiến chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nguồn vốn đang triển khai trong giai đoạn hiện nay tập trung chủ yếu vào các công trình trọng điểm, dự án cấp thiết. Trên tổng thể các công trình trong quần thể di tích cố đô Huế còn nhiều công trình di tích vẫn chưa được bảo quản, tu bổ, phục hồi.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 3.

Bên trong công trình tu bổ di tích điện Thái Hoà.

Mặc dù nguồn lực các năm gần đây có sự gia tăng đáng kể trên cơ sở lượng khách tham quan đến các điểm di tích ngày càng tăng. Tuy nhiên, để hoàn trả lại nguyên bản quần thể di tích cố đô Huế nhằm phát huy tối đa giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể Di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận vào năm 1993, cần tập trung nguồn lực lớn hỗ trợ từ trung ương đến địa phương để đẩy mạnh quá trình trùng tu, khai thác các tiềm năng khác bên cạnh giá trị bản thân của công trình.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 4.

Hoa văn sau khi được phục dựng.

Về mặt kỹ thuật và công tác tu bổ cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó một số công trình đã hư hại, hoặc bị phá hủy hoàn toàn không còn thành phần kiến trúc, yếu tố gốc. Do đó, việc phục hồi gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu, nhiều chi tiết kiến trúc về mặt mỹ thuật chưa thể phục hồi nguyên vẹn do chưa đủ cơ sở. 

Chính vì vậy, trong trùng tu di tích cần nhiều sự đóng góp liên quan đến hình ảnh, tư liệu lịch sử về các công trình di tích từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhằm đưa ra giải pháp tu bổ, phục hồi phù hợp và chính xác.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 5.

Việc trùng tu di tích có sử dụng các vật liệu truyền thống như gỗ, sơn ta, vàng quỳ, ngói lợp bị ảnh hưởng bởi khí hậu đặc trưng miền Trung. Vì vậy, kỹ thuật trùng tu di tích luôn luôn đặt ra nhiệm vụ cho việc nghiên cứu, áp dụng các phương pháp kỹ thuật phù hợp vào thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bửu tán che trên ngai vàng:

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 6.

Hình ảnh rồng trên bửu tán đặt ở giữa điện Thái Hoà.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 7.

Bên trên bửu tán.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 8.

Bửu tán.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 9.

Hình ảnh bửu tán nhìn từ dưới lên.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 10.

Hình ảnh bửu tán uy nghi, lộng lẫy.

Nguồn: https://nld.com.vn/chiem-nguong-buu-tan-dien-thai-hoa-sau-trung-tu-196241115090457402.htm

Cùng chủ đề

Khám phá ngôi điện chỉ còn nền móng được phục hồi thành điểm đến thu hút du khách ở Huế

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, hoạt động du lịch tiếp tục có nhiều khởi sắc, duy trì đà phục hồi tích cực. Tổng lượt khách du lịch năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, đạt kế hoạch, tăng 26% so với năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt...

Thếp vàng lá 24k bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Huế – Du khách có thể xem hàng chục cây cột của điện Thái Hòa (Đại nội Huế) được nghệ nhân sơn son, vẽ rồng thếp vàng lá 24k. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/thep-vang-la-24k-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1402497.ldo

Tiếp tục thí điểm, bổ sung 280 xe đạp điện cho dự án về giao thông xanh ở Huế

Chiều 4/9, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với ông Kim Tae Ho, Giám đốc Công ty Viet Personal Mobility (VietPM) về giao thông xanh và dự án “Clean & Green Smart Hue City”. Quảng cảnh buổi làm việc. Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, VietPM là công ty chuyên về bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được thành lập bởi Gbike (doanh nghiệp Hàn Quốc) tại Việt Nam, nhằm hỗ...

Hình ảnh di tích Hải Vân quan sau trùng tu

Ngày 1-8, đã diễn ra buổi làm việc và mở cửa đón khách tham quan tại di tích Hải Vân quan giữa các sở, ban ngành tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng. Hải Vân quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Đây là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại...

Bất ngờ với nơi tổ chức trận chung kết billiards 3 băng tại Huế

Giải billiards carom 3 băng, thuộc festival thể thao Huế năm 2024 ra đời với mong muốn góp phần vào sự phát triển của bộ môn này tại khu vực miền Trung. Đây được đánh giá là giải đấu sẽ tạo cơ hội cho các vận động viên có thêm sân chơi, để cùng giao lưu học hỏi và tiến bộ nhân dịp “Ngày hội thể thao vì sức khỏe cộng đồng – Hue Festival Sports 2024”. Điện Kiến Trung...

Cùng tác giả

Không để xảy ra trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự

 Lãnh đạo thành phố Huế  thừa ủy...

Kết nối và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

 Năm 2024, HHDN thành phố kết nạp thêm 23 hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 1.092, bao gồm 14 hội, câu lạc bộ thành viên và đơn vị trực thuộc. Đặc biệt, HHDN thành phố đã tích cực hỗ trợ DN thông qua các hoạt động tư vấn pháp lý, đào tạo và xúc tiến thương...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

Cùng chuyên mục

Không để xảy ra trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự

 Lãnh đạo thành phố Huế  thừa ủy...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

Ra mắt cuốn sách 'Hành trình vì hòa bình' của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Thuộc thể loại hồi ức của tác giả với tư cách người trong cuộc, bằng văn phong giản dị, mộc mạc, cuốn sách đã kể lại những câu chuyện về quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam, từ hành trình đầy gian nan để vượt qua rào cản tư duy,...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

 Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch...

Thừa Thiên-Huế: Xây dựng Du lịch Xanh để bảo tồn di sản văn hóa

Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Từ đó đến nay, dưới sự hỗ trợ của UNESCO về tài chính, kỹ thuật cũng như vận động quốc tế tài trợ, các di tích đã được trùng tu và phục dựng. Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị những di sản này thông qua xây dựng môi trường du lịch xanh,...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Nghiên cứu chính sách miễn học phí, kiến nghị tháo gỡ các tồn đọng

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi – Ảnh: ĐOÀN BẮC Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 8-1, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay thành phố đạt tốc độ tăng trưởng 7,17%; thu ngân sách khoảng 508.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, nhiều dự án tồn đọng trong nhiều năm đã được khởi động trở lại, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, trong đó, có thể kể đến tuyến metro số 1. Nhiều...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế

Phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô Đa số đại biểu tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với quan điểm điều này một mặt ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của tỉnh Thừa Thiên – Huế để đạt được những tiêu chí cần thiết của một thành phố trực thuộc Trung ương, mặt khác tạo thêm điều kiện, động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất