Powered by Techcity

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác.

Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có diện tích được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Huế “duy nhất” bởi nơi đây lưu giữ Di sản quốc gia đặc biệt, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới do Unesco công nhận. Đó là quần thể kiến trúc Cố đô với hệ thống các di tích cổ kính thuộc về triều đại cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam: Triều Nguyễn.

Và Huế “không thể thay thế” vì một nền văn hóa rất Huế, mang dấu ấn của văn hóa cung đình nhưng cũng đậm nét dân gian.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những công trình kiến trúc cổ kính đã tạo nên yếu tố “duy nhất” chỉ có thể có ở vùng đất Cố đô Huế. Đó là Quần thế di tích Cố đô Huế – Di sản quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận.

Có thể nói, kiến trúc Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông, cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, hài hòa với các yếu tố tự nhiên: núi Ngự Bình, sông Hương, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, cồn Hến…

Quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm hệ thống các di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, Huế vẫn bảo tồn được diện mạo của một kinh đô xưa, với hàng trăm công trình nghệ thuật tuyệt mỹ, vừa có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa, vừa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc Huế.

Đại nội Huế về đêm. Ảnh: Thanh Toàn

Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu sau: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, Cung An Định, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, Cung Từ Dũ, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan, Chùa Thiên Mụ…

Kinh thành Huếđược khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1832, Kinh thành Huế nằm bên bờ Bắc của sông Hương, quay mặt về hướng Nam, gồm ba tòa thành được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc, xung quanh có 10 cửa chính và hệ thống vọng canh, hào nước…

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn: Đây được xem là thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường, được tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Một số lăng tiêu biểu như:

– Lăng Gia Long (hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng): là nơi an nghỉ của vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập Triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế. Quá trình xây dựng Lăng diễn ra trong 6 năm (1814-1820). Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn. Tất cả đều được quy hoạch trong khu vực rộng hơn 28 km2, tạo thành một cảnh quan hùng tráng.

Lăng Vua Gia Long là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan. Đến thăm lăng, du khách được thả mình trong một không gian tĩnh lặng nhưng đầy chất thơ để suy ngẫm về những thành bại của cuộc đời mình cũng như vinh nhục của Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.

– Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng): nằm trên núi Cẩm Khê, xã Hương Thọ, đựợc xây dựng từ năm 1840, hoàn thành năm 1843, bao gồm các hạng mục như tẩm điện, Tam tài sơn, lăng mộ, hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt…

Lăng Minh Mạng. Ảnh: Internet

– Lăng Tự Đức (Khiêm lăng): thuộc xã Thủy Xuân, được xây dựng từ năm 1864 và hoàn thành năm 1867, bao gồm các hạng mục: La thành và các cổng, Chí Khiêm đường, điện thờ, lăng Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, lăng Kiến Phúc, hồ Lưu Khiêm…

– Lăng Khải Định (Ứng lăng): tại xã Thủy Bằng. Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng cho xây dựng lăng tẩm. Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Để xây lăng, Vua Khải Định đã cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói lợp mái, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, Lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng xây dựng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng Khải Định là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình từ sành, sứ và thủy tinh. Đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Ảnh: Internet.

– Lăng Dục Đức (An Lăng) là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn.

– Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy (nay là thành phố Huế). So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, Lăng Thiệu Trị có những nét riêng độc đáo. Đây là Lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây-Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

Quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Tổng thể kiến trúc của Lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Vua Thiệu Trị nằm đó, yên giấc ngàn thu trong khung cảnh thanh bình của đồng quê và sự quây quần của quyến thuộc.

Đàn Nam Giao: 

Nằm ở phía Nam của Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807, Đàn Nam Giao hình chữ nhật, chiều dài 390m, chiều rộng 265m, là nơi các vị vua triều Nguyễn làm lễ tế trời, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Văn Miếu: 

Nằm ở bờ Bắc của sông Hương, cách chùa Thiên Mụ khoảng 500m về phía Tây, Văn Miếu được xây dựng năm 1808 để thờ Khổng Tử.

Hổ Quyền: 

Thuộc địa phận xã Thủy Biều, xây dựng năm 1830. Đây là một đấu trường có mặt bằng hình vành khăn, gồm hai vòng tường gạch (ở trong và ngoài), xung quanh trổ chuồng cọp và cửa vòm cho voi ra vào, phía trên là khán đài.

Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa này được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa và năm 1710, cho đúc quả chuông Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg). Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.

Tháp Phước Duyên trong chùa Thiên Mụ. Ảnh: báo Thừa Thiên Huế.

Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m. Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ. Ngoài bức tượng Phật bằng đồng, trong điện còn có vô số tượng, một khánh bằng đồng đúc năm 1677, một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa đã được trùng tu 8 lần (1665, 1714, 1815, 1831, 1844, 1899, 1907, 1957). Qua những lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ.

Cầu ngói Thanh Toàn

Cách thành phố Huế khoảng 8 km, Cầu ngói Thanh Toàn nằm trong làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Cầu được xây bằng gỗ, dài 17m, rộng 4m, hai bên có lan can, trên cầu có mái che lợp ngói.  Cầu được xây năm 1776 theo lối “Thượng gia, hạ kiều” do bà Trần Thị Đạo, người cháu của một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiến Tông, bỏ tiền xây dựng. Bà Trần Thị Đạo đã được vua Lê Hiền Tồn ban sắc khen ngợi.

Cầu ngói Thanh Toàn về đêm. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Cố đô Huế còn có nhiều công trình kiến trúc cổ khác, mỗi công trình mang dấu ấn riêng, khiến nơi đây thực sự là một trung tâm văn hóa chứa đựng nhiều di sản văn hóa đặc sắc./.

(còn nữa)

Q.Liên

 

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế đối thoại với bạn trẻ, đề nghị không cần kịch bản

Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong buổi đối thoại với thanh niên tỉnh sáng 24-12 “Thanh niên là nhân tố quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng, định hình thành phố Huế trực thuộc trung ương sao cho xứng tầm, mang đậm bản sắc văn hóa, di sản”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khi nói về vị trí, vai trò của thế hệ...

Di tích Hải Vân Quan chính thức mở cửa đón khách sau 3 năm trùng tu

Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Di tích quốc gia Hải Vân Quan sau 3 năm được trùng tu. Hải Vân Quan, tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 490m, nằm giữa địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa...

Người Huế trảy lá mai vàng đón Tết Nguyên đán

Huế là một trong những địa phương có số lượng người chơi mai lớn. Thời điểm này là dịp trảy lá cho cây mai, chuẩn bị trưng Tết. Mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu ở Thừa Thiên Huế thường được gọi là hoàng mai Huế. Loại mai này được trồng từ lâu đời ở cung đình, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân. Mai vàng tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng...

Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền

Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 3137/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái Ngũ Hồ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí, phạm vi lập quy hoạch Khu du lịch sinh thái Ngũ Hồ Đây là khu...

Hai điểm đến du lịch của Việt Nam có chi phí thấp nhất châu Á

Châu Á là nơi không cần bàn cãi đối với những khách quốc tế – dân mục kỹ thuật số, những người thích ở ngoài vùng an toàn của mình và đang tìm kiếm chất lượng cuộc sống cao hơn trong khi chi tiêu ít hơn nhiều. Chẳng hạn, hãy nghĩ đến Pattaya của Thái Lan, nơi du khách có thể thuê một căn hộ bên bờ biển với giá khoảng 536 USD một tháng, hoặc thậm chí Canggu, một...

Cùng tác giả

Người Huế trảy lá mai vàng đón Tết Nguyên đán

Huế là một trong những địa phương có số lượng người chơi mai lớn. Thời điểm này là dịp trảy lá cho cây mai, chuẩn bị trưng Tết. Mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu ở Thừa Thiên Huế thường được gọi là hoàng mai Huế. Loại mai này được trồng từ lâu đời ở cung đình, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân. Mai vàng tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng...

Điều cần biết khi mua vé tham quan di tích Huế

Nhiều du khách vẫn chưa biết xử lý ra sao khi mua vé tham quan di tích Huế nhưng vì lý do đột xuất không thể đến. Du khách đội mưa tham qua di tích Huế. Ảnh: Nhật Bình Ngày qua, thời tiết Huế mưa lạnh kéo dài, các trang mạng xã hội đăng hình ảnh với nội dung du khách đội mưa lạnh tham quan di tích Huế. Một số quan điểm cho rằng mua vé tham quan di tích Huế khi đến...

Thêm hai di sản tại Huế thuộc danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam và nghề làm bún Vân Cù, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ký quyết định công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Chiều 11/12, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị...

Về xứ Huế tìm gánh xôi bánh dày có duyên mới gặp

Ngoài bún hến, bánh canh cua rời, bún bò Huế..., du khách có thể tìm xôi bánh dày - thức quà dân dã đi cùng năm tháng của bao thế hệ người dân xứ Huế. “Xôi bánh dày” không phải là tên gọi cho một loại xôi, cũng không phải để chỉ loại bánh dày. Ở Huế, cái tên này chính là sự kết hợp của xôi và bánh dày - hai món ăn truyền thống của người Việt. Nếu du khách đến Huế, nghe...

Huế dành riêng một số tuyến đường cho xe đạp vào cuối tuần

Ngày 25.8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần tại các tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm phát triển giao thông xe đạp như một loại hình giao thông xanh và an toàn, phù hợp với việc bảo tồn di sản và bảo vệ cảnh quan du lịch cho TP. Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. Với mục tiêu đưa TP. Huế trở thành thành phố xe đạp đặc trưng, đầu tiên của...

Cùng chuyên mục

Người Huế trảy lá mai vàng đón Tết Nguyên đán

Huế là một trong những địa phương có số lượng người chơi mai lớn. Thời điểm này là dịp trảy lá cho cây mai, chuẩn bị trưng Tết. Mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu ở Thừa Thiên Huế thường được gọi là hoàng mai Huế. Loại mai này được trồng từ lâu đời ở cung đình, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân. Mai vàng tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng...

Điều cần biết khi mua vé tham quan di tích Huế

Nhiều du khách vẫn chưa biết xử lý ra sao khi mua vé tham quan di tích Huế nhưng vì lý do đột xuất không thể đến. Du khách đội mưa tham qua di tích Huế. Ảnh: Nhật Bình Ngày qua, thời tiết Huế mưa lạnh kéo dài, các trang mạng xã hội đăng hình ảnh với nội dung du khách đội mưa lạnh tham quan di tích Huế. Một số quan điểm cho rằng mua vé tham quan di tích Huế khi đến...

Thêm hai di sản tại Huế thuộc danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam và nghề làm bún Vân Cù, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ký quyết định công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Chiều 11/12, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị...

Về xứ Huế tìm gánh xôi bánh dày có duyên mới gặp

Ngoài bún hến, bánh canh cua rời, bún bò Huế..., du khách có thể tìm xôi bánh dày - thức quà dân dã đi cùng năm tháng của bao thế hệ người dân xứ Huế. “Xôi bánh dày” không phải là tên gọi cho một loại xôi, cũng không phải để chỉ loại bánh dày. Ở Huế, cái tên này chính là sự kết hợp của xôi và bánh dày - hai món ăn truyền thống của người Việt. Nếu du khách đến Huế, nghe...

Huế dành riêng một số tuyến đường cho xe đạp vào cuối tuần

Ngày 25.8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần tại các tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm phát triển giao thông xe đạp như một loại hình giao thông xanh và an toàn, phù hợp với việc bảo tồn di sản và bảo vệ cảnh quan du lịch cho TP. Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. Với mục tiêu đưa TP. Huế trở thành thành phố xe đạp đặc trưng, đầu tiên của...

Bún nghệ xào lòng – đặc sản Huế vừa ngon vừa có thể trị ho

Bên cạnh cơm hến, bún hến, bánh bột lọc, bánh bèo,... bún nghệ xào lòng là một đặc sản dân giã sẽ khiến thực khách phải ngất ngây khi thưởng thức. Bún lòng xào nghệ là một món ăn bình dân nghe rất lạ với nhiều du khách khi có dịp đến Huế. Bún lòng xào nghệ có cách chế biến kỳ công, từ các nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, gồm bún, lòng non, gan, tiết luộc và nghệ xay nhuyễn. Từ...

Hàng trăm nghệ sĩ múa quốc tế hội tụ về Huế

Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ nhiều quốc gia hội tụ về Huế trong khuôn khổ chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Các tiết mục văn nghệ tại chương trình "Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Ảnh: T. Vi. Tối 17.8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024". Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Khách thích thú với điểm dừng chân chủ đề ‘nền độc lập’ ở ga Lăng Cô

Điểm dừng chân mang chủ đề "nền độc lập" ở ga đường sắt Lăng Cô nối Huế với Đà Nẵng trang trí lạ lẫm khiến khách đi tàu lửa bất ngờ. Không gian điểm dừng chân nhà ga Lăng Cô thuộc dự án phục dựng tàu hơi nước - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Những ngày qua, khách đi tàu lửa Bắc - Nam đã bất ngờ khi tàu ghé ga đường sắt Lăng Cô. Nhiều hành khách lầm tưởng không gian nhà ga Lăng Cô...

Ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch tại quán chè Huế trứ danh

Quán chè Thanh ở Huế là địa điểm quen thuộc đối với những tín đồ hảo ngọt. Đặc biệt, vào ngày Thất tịch nhiều thực khách tìm ăn chè đậu đỏ. Vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch), còn được gọi là Valentine của Á Đông, nhiều bạn trẻ lựa chọn đi ăn chè đậu đỏ để mong sớm gặp ý trung nhân, hoặc cầu mong may mắn, bền chặt trong tình yêu. Hoặc nếu chỉ đơn giản đang tìm kiếm một địa...

Định vị giá trị ẩm thực Huế trên thế giới

Trong kho tàng ẩm thực Việt có khoảng 1.700 món thì Huế chiếm đến hơn 1.300 món ăn và thức uống, chia làm 3 dòng chính là cung đình, dân gian và chay. Huế - kinh đô của ẩm thực Huế từng có mấy thế kỷ là trung tâm xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh kỳ phồn hoa đô hội, với non một thế kỷ rưỡi làm kinh đô nước Việt, nơi quy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất