Powered by Techcity

– Vietnam.vn

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn.

Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Tiêu biểu nhất là Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây; được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên.

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương chảy từ Tây sang Đông là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn. Ba tòa thành – Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành – lồng vào nhau và được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Các công trình này là kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên với núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, trong một sự hòa hợp đến kỳ lạ.

cot_co_ngo_mon_hue_12_2024.jpg
Cột cờ Kinh thành Huế là một di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn, nằm chính giữa mặt nam của Kinh thành Huế. (Nguồn: Vietnam+)

Xuyên suốt cả ba tòa thành là con đường Thần đạo, với những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế gồm Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung. Hai bên Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, hòa lẫn với khung cảnh thiên nhiên.

Dọc hai bên bờ sông Hương là lăng tẩm của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…mang đặc trưng kiến trúc Việt Nam. Mỗi lăng tẩm lại mang một phong cách khác nhau, tùy thuộc vào tính cách của từng vị vua, tạo nên một bức tranh phong phú và đa dạng.

Cố đô Huế cũng là xứ sở của những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang, Thường Mậu, Trường Ninh, Thiệu Phương…Và kiến trúc những khu vườn cung đình cũng dần ảnh hưởng, lan tỏa sang những khu vườn trong dân gian, tạo nên một kiến trúc nhà vườn đặc thù của Cố đô.

ve_dep_xu_hue_12_2024.jpg
Những công trình kiến trúc ở Cố đô như hòa lẫn vào thiên nhiên, tạo nên những tiết tấu diệu kỳ. (Nguồn: Vietnam+)

Được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc-Nam. Tuy rộng hẹp khác nhau, nhưng nhà nào cũng có kiến trúc tổng thể giống nhau, bao gồm: cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà rường. Một số nhà vườn hiện nay còn nguyên vẹn, tiêu biểu như nhà vườn An Hiên, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, Lạc Tịnh, nhà vườn Ý Thảo.

Là kinh đô của triều địa phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này cũng phát triển vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc.

Triều đình có lễ Tế Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ Thường triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh. Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình, tế chùa, tế miếu… gắn kết với các loại hình lễ hội lại là những hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn màu muôn vẻ.

Về âm nhạc, Nhã nhạc Cung đình- loại hình âm nhạc tao nhã, thiêng liêng thường dùng để trình diễn trong các dịp đại lễ trang trọng của triều đình – đã được phát triển lên đến đỉnh cao tại Huế dưới thời nhà Nguyễn. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.

ttxvn_tai_hien_le_ban_soc_trieu_nguyen_12_2024.jpg
Tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn tại Ngọ Môn Huế. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hóa, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế mà ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong một chuyến tham quan Cố đô của du khách mọi miền.

Tính đến thời điểm này, Cố đô Huế sở hữu tới 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực, trong đó có 5 di sản của riêng Huế gồm Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam-Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); và 2 di sản chung với các địa phương khác: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017). Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp tỉnh.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa Huế đã nhận xét rằng, Huế là một bài thơ kiệt tác về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một bảo tàng kỳ lạ, độc đáo của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam.

Những năm qua, thành phố Huế đã xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn để khai thác hiệu quả di sản, tạo nhiều trải nghiệm mới cho ngành “công nghiệp không khói.”

Năm 2025, Huế dự kiến sẽ phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; đồng thời quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu “Huế – Kinh đô xưa trải, nghiệm mới,” “Huế – điểm đến của 8 di sản thế giới,” “Huế – Kinh đô của lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực” và “Huế – Kinh đô áo dài.” Thành phố cũng dự kiến mở rộng phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế; đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/co-do-hue-vung-dat-cua-nhung-di-san-van-hoa-vo-gia-post1002805.vnp

Cùng chủ đề

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Du khách nước ngoài với cổ phục...

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch – Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi Triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng Thành. Ngọ Môn có kiến trúc nhẹ nhàng, duyên dáng và xưa nay vẫn được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng

Tập sách Nỗi niềm Áo trắng của...

Cùng tác giả

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Du khách nước ngoài với cổ phục...

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch – Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi Triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng Thành. Ngọ Môn có kiến trúc nhẹ nhàng, duyên dáng và xưa nay vẫn được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng

Tập sách Nỗi niềm Áo trắng của...

Cùng chuyên mục

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch – Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi Triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng Thành. Ngọ Môn có kiến trúc nhẹ nhàng, duyên dáng và xưa nay vẫn được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Dự báo thời tiết 9/1/2025: Miền Bắc rét đậm, Hà Tĩnh – Bình Định có nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Cơ quan khí tượng dự báo, khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Từ đêm 10/1,...

Không để xảy ra trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự

 Lãnh đạo thành phố Huế  thừa ủy...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

Ra mắt cuốn sách 'Hành trình vì hòa bình' của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Thuộc thể loại hồi ức của tác giả với tư cách người trong cuộc, bằng văn phong giản dị, mộc mạc, cuốn sách đã kể lại những câu chuyện về quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam, từ hành trình đầy gian nan để vượt qua rào cản tư duy,...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

 Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất