Powered by Techcity

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” – 1 trong 33 bảo vật quốc gia vừa được công nhận, đã được Đoàn công tác liên ngành do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023, hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh. (Nguồn: Báo Văn hoá)

Như vậy, từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã 13 lần quyết định công nhận 327 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia.

Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận lần này:

1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 – 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.

2- Chõ gốm, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, TP HCM.

3- Trống đồng Vũ Bản, niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III – II TCN; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.

4- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Kính Hoa), niên đại: Thế kỷ III – II TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.

5- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại: Thế kỷ III – II TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

6- Thạp đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại: Thế kỷ III -I TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

7- Bộ sưu tập trang sức vàng Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN – giữa thế kỷ I; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

8- Hạt mã não hình thú Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN – giữa thế kỷ I; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

9- Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại: Khoảng thế kỷ I – II; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.

10- Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại: Thế kỷ I – III; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.

11- Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại: Thế kỷ IV – V; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.

12- Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại: Thế kỷ VIII – IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

13- Phù điêu Shiva múa Phong Lệ, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

14- Phù điêu Uma Chánh Lộ, niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

15- Sưu tập Đầu phượng thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XI – XII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội.

16- Sáu (06) Tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn, niên đại: Thời Lý (1118 – 1121); hiện được lưu giữ tại chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

17- Bia chùa Linh Xứng, niên đại: Ngày 3 tháng 3 năm Bính Ngọ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (đời vua Lý Nhân Tông, 1126); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

18- Mộc bài Đa Bối, niên đại: Ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiệu Long thứ 12 (1269); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

19- Tượng rồng Tháp Mẫm, niên đại: Thế kỷ XII – XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

20- Phù điêu Kala Núi Bà, niên đại: Thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.

21- Bình Ngự dụng thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

22- Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

23- Sưu tập gốm sứ cung Trường Lạc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV – XVI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

24- Khánh đá chùa Điều, niên đại: Ngày tốt tháng 8 năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (đời vua Lê Hy Tông, 1692); hiện lưu giữ tại chùa Điều, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

25- Đôi tượng nghê đồng, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.

26- Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại: Ngày mồng 6 tháng 4, năm Minh Mạng thứ 3 (1822); hiện lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

27- Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, niên đại: Tháng 3, năm Minh Mạng thứ 4 (1823); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh.

28- Phù điêu thời Minh Mạng, niên đại: Năm 1829; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

29- Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại: Năm 1842; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

30- Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm, niên đại: Thế kỷ XIX; hiện thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

31- Ngai Hoàng đế Duy Tân, niên đại: Đầu thế kỷ XX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

32- Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại: Đầu thế kỷ XX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng.

33- Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, niên đại: Từ năm 1954 đến 1969; hiện lưu giữ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Nguồn: https://baoquocte.vn/chinh-phu-cong-nhan-them-33-bao-vat-quoc-gia-299567.html

Cùng chủ đề

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Chăn nuôi quy mô lớn là hướng...

Báo Huế ngày nay hướng về cộng đồng

   Chi đoàn Báo Huế ngày nay tặng...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

 Dây chuyền sản xuất các sản phẩm...

Cùng tác giả

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Chăn nuôi quy mô lớn là hướng...

Báo Huế ngày nay hướng về cộng đồng

   Chi đoàn Báo Huế ngày nay tặng...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

 Dây chuyền sản xuất các sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Báo Huế ngày nay hướng về cộng đồng

   Chi đoàn Báo Huế ngày nay tặng...

Bốn mùa tình nguyện

 Bạn trẻ tham gia tình nguyện hỗ...

Sống sợ hãi bên bờ sông sụt vỡ ở Huế

TPO – Bờ sông Rào Cùng (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, thành phố Huế) bất ngờ xuất hiện nhiều vết nứt toác, sụt lún ngay cạnh khu dân cư đông đúc, gây bất an, khó khăn, nguy hiểm cho việc đi lại làm ăn, sinh sống của nhiều người dân địa phương. Theo người dân xóm Phường (thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, thành phố Huế), tình trạng sạt lở bờ sông Rào...

Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm

 Các em học sinh tìm hiểu văn...

Giải Diên Hồng lần thứ Ba – năm 2025 vinh danh 83 tác phẩm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn...

Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Quảng Điền hướng đến một cơ quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất