Powered by Techcity

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Chí cho biết, sâu tre chỉ có trong mùa nhất định, từ tháng 9 năm này đến tháng 3 năm sau và ngay cả người bản địa cũng không dễ tìm thấy. Anh hào hứng nói: “May lắm mới ăn được món này. Không phải ai cũng có cơ hội”.

Sâu tre, hay còn gọi là sùng tre, là ấu trùng sống bên trong thân cây tre, phổ biến ở các vùng miền núi. Chúng có màu trắng, dài khoảng 3,5 – 4cm và sống nhờ các chất trong thân tre. 

Đây là món ăn độc đáo và bổ dưỡng với hàm lượng đạm cao, được chế biến thành nhiều món như chiên giòn hoặc xào với lá chanh, ớt hiểm… mang đến hương vị thơm, giòn và béo bùi.

Một ngày mưa lạnh, theo cái hẹn trước đó, tôi trở lại đại ngàn để được tận mắt chứng kiến quy trình săn bắt sâu tre. 

Một huyện miền núi TT-Huế có con đặc sản này, trông thôi lắm người đã

Những cây tre mà con sâu tre chọn làm “nhà” thường có thân ngả vàng, một số lóng bị ngắn lại và teo tóp.

Anh Chí giải thích, người Tà Ôi gọi sâu tre là “p’reng”, còn các dân tộc Pa Cô, Pa Hy, Vân Kiều đều có tên gọi riêng. Thu hoạch sâu tre khá khó và thường diễn ra khi tre có dấu hiệu co rút hoặc đốt tre ngắn lại. Đây là một món ăn được ưa chuộng, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thưởng thức do hương vị độc đáo và khá đắt, có thể lên tới nửa triệu đồng/kg.

Đứng trước rừng tre lồ ô, anh Chí quan sát tỉ mỉ từng bụi tre để tìm ra cây có sâu. Những cây tre mà sâu chọn làm “nhà” thường có thân hơi vàng, một số lóng bị ngắn lại và teo tóp. 

Với mắt nhìn kinh nghiệm, anh Chí phát hiện một cây có dấu hiệu đặc biệt. Anh dùng rựa sắc lẻm chặt vào thân cây để lộ ra những con sâu lúc nhúc. “May mắn thì có khi chỉ cần một cây tre là đủ một bữa ăn vì có đến 2-3 lóng chứa sâu”, anh Chí vui vẻ.

Khi trở về nhà, anh Chí rửa sạch sâu và chuẩn bị bếp củi. Anh cho hay, sâu tre có thể chế biến thành nhiều món như chiên giòn, rim mềm hoặc nấu với cháo sắn. Lần này, anh chọn cách chế biến truyền thống nhất: Xào với lá kiệu và ớt hiểm. 

Anh nhấn mạnh: “Người Tà Ôi cho rằng sâu tre sạch sẽ, béo múp và trắng nõn nên không cần dùng nhiều gia vị. Chỉ một chút muối để giữ nguyên vị”. Khi dầu vừa sôi, anh cho sâu tre vào cùng lá kiệu và ớt hiểm. Mùi hương thơm lừng tỏa ra khắp căn bếp.

Một huyện miền núi TT-Huế có con đặc sản này, trông thôi lắm người đã

Không phải ai sinh sống trên đại ngàn Trường Sơn, vùng A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng có cơ hội thưởng thức món sâu tre độc đáo này.

Nhìn đĩa sâu tre xào đã dậy mùi, tôi vẫn có chút ngần ngại. Anh Chí cười: “Nhiều người bảo đây là “món ăn của sự dũng cảm” vì thoạt nhìn có thể sợ, nhưng ăn rồi thì lại dễ nghiện”. 

Tôi “nhón” thử một con sâu, cảm giác đầu tiên là tiếng “nổ bụp” trong miệng khi lớp vỏ mềm vỡ ra. Một chất sánh đặc bên trong trào ra vừa bùi vừa ngậy và không hề tanh. 

Ớt hiểm và lá kiệu làm dậy vị khiến cho món ăn càng trở nên hấp dẫn. Sau khi nếm thử vài con, tôi dần cảm nhận được vị thanh ngọt của sâu tre. Anh Chí giải thích: “Con sâu sống trong lóng tre, ăn cật tre non, vì thế sâu tre mới có vị thượng hạng như vậy”.

Không chỉ người Tà Ôi, người Cơ Tu tại các bản làng dưới chân dãy Trường Sơn cũng có nhiều cách chế biến sâu tre, đặc biệt vào các dịp lễ, tết. Già làng Nguyễn Hoài Nam, đồng bào Cơ Tu, xã Hồng Hạ (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ: “Chúng tôi gọi sâu tre là tr’zên. Món này quý, chỉ khi thật sự trân trọng khách, gia chủ mới đãi món tr’zên cùng rượu tà đin, tà vạt”. Được dùng chung với rượu truyền thống của người Cơ Tu, sâu tre trở thành món ăn đáng nhớ của văn hóa ẩm thực đại ngàn.

Trong những lần ghé thăm các bản làng ở A Lưới, Nam Đông, tôi thấy sâu tre không chỉ là một món ăn mà còn là biểu tượng văn hóa, gắn bó với người dân vùng cao. 

Được chứng kiến cách người dân đi tìm, bắt và chế biến sâu tre, tôi mới hiểu vì sao họ trân quý món ăn này đến vậy. Không chỉ là một đặc sản mà thiên nhiên ban tặng, món ăn dân dã này còn là biểu tượng của sự cần cù, tôn trọng và tình yêu thiên nhiên của người dân nơi đây.

Chuyến đi lần này không chỉ cho tôi cơ hội thưởng thức một món ăn độc đáo mà còn mở ra cánh cửa tìm hiểu văn hóa sâu sắc của các dân tộc dọc dãy Trường Sơn.

Đã từng thưởng thức khá nhiều món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao, nhưng món “sâu tre xào lá kiệu và ớt hiểm” để lại trong tôi một ấn tượng khó quên về hương vị của đại ngàn và con người nơi đây.

Nguồn: https://danviet.vn/bo-than-cay-tre-o-tt-hue-thay-con-sau-loai-dong-vat-chua-chuyen-kiep-nguoi-oi-gioi-oi-ke-ham-an-20241113192038443.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Phát triển đô thị di sản đặc biệt

 Huế định hướng phát triển đô thị...

“Phải tự vươn lên”

 Ông Quý chăm sóc đàn bò ...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Hửng nắng tăng nhiệt, đêm vẫn rét 16 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (28-30/11), nền nhiệt có xu hướng tăng dần sau những ngày không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đổ bộ khiến trời rét. Cụ thể, trong 3 ngày này, khu vực thủ đô Hà Nội có mây, không mưa, trưa chiều hửng nắng; nhiệt độ cao nhất ban ngày dao động trong khoảng 23-26 độ. Trong 3 ngày tới, sáng sớm...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 28/11: Nắng nóng, tia UV mạnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, có mây, trời nắng nóng từ sáng đến chiều. Thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, trời nắng nóng từ sáng đến chiều, nền nhiệt cao nhất khoảng 32 độ C. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30 – 32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 58%. Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ...

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Cùng chuyên mục

Phát triển đô thị di sản đặc biệt

 Huế định hướng phát triển đô thị...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Hửng nắng tăng nhiệt, đêm vẫn rét 16 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (28-30/11), nền nhiệt có xu hướng tăng dần sau những ngày không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đổ bộ khiến trời rét. Cụ thể, trong 3 ngày này, khu vực thủ đô Hà Nội có mây, không mưa, trưa chiều hửng nắng; nhiệt độ cao nhất ban ngày dao động trong khoảng 23-26 độ. Trong 3 ngày tới, sáng sớm...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 28/11: Nắng nóng, tia UV mạnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, có mây, trời nắng nóng từ sáng đến chiều. Thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, trời nắng nóng từ sáng đến chiều, nền nhiệt cao nhất khoảng 32 độ C. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30 – 32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 58%. Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ...

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa dựng lại nhà bị sập do sạt lở

 Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt...

Công dân kiến nghị các vấn đề về đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Có xe đạp, đường đến trường gần hơn

Bà Nguyễn Thị Long (53 tuổi, trú thôn Tân Bình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cùng cháu gái đi ghe đến nhận học bổng Gieo mầm tri thức – Ảnh: NHẬT LINH Chiều 27-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế trao tặng 200 suất học bổng Gieo mầm tri thức cho các bạn học sinh nghèo vượt khó của tỉnh, gồm những chiếc xe đạp và dụng cụ học tập trị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất