Diện mạo di tích Hải Vân Quan sau trùng tu (Ảnh: Nguyễn Phong)
Được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quan”, di tích lịch sử Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân – ở ranh giới Huế và Đà Nẵng. Di tích này được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng. Đây là nơi có vị trí chiến lược, quân sự vô cùng quan trọng dưới triều Nguyễn.
Trước năm 2021, những hạng mục của di tích nổi tiếng này đứng trước tình trạng xuống cấp trầm trọng. Tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng thống nhất chi 42 tỷ đồng từ ngân sách để trùng tu di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất ở Việt Nam thuộc quyền quản lý của hai địa phương.
Sau hơn 2 năm trùng tu, từ 1/8, di tích Hải Vân Quan mở cửa đón du khách tham quan miễn phí. Trong ngày đầu mở cửa, Hải Vân Quan đã đón hàng trăm lượt du khách tham quan, thưởng lãm công trình di tích nằm trên đỉnh đèo Hải Vân hùng vĩ.
Rất đông du khách đến tham quan trong ngày đầu mở cửa di tích
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phan Văn Tuấn: Di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Trong thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách. “Hiện Hải Vân Quan vẫn còn thiếu hạ tầng để phục vụ du lịch. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục những điểm còn thiếu sót để phục vụ du khách được tốt hơn”, ông Tuấn nói.
Việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, ở ranh giới Huế và Đà Nẵng
“Đơn vị dựa trên các hồ sơ khảo sát, tư liệu khảo cổ để xây dựng phương án trùng tu phù hợp đối với các hạng mục công trình còn nguyên trạng nhằm giữ được giá trị kiến trúc lịch sử quân sự của di tích Hải Vân Quan. Các hạng mục chưa có tư liệu hoặc nghiên cứu trên địa hình thì sẽ có phương án trùng tu về sau.
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá. Trong quá trình trùng tu, tu bổ, chúng tôi đã tích cực tìm kiếm những vật liệu này ở các địa phương lân cận để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích. Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Chúng tôi phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan”, ông Phan Văn Tuấn cho biết.
Trong chuyến du lịch xuyên Việt cùng gia đình, chị Thanh Hà đến từ Nha Trang cảm thấy may mắn khi là một trong những vị khách đầu tiên đặt chân tham quan di tích Hải Vân Quan sau thời gian dài trùng tu. Chị Hà bày tỏ, Hải Vân Quan có tầm nhìn rộng, từ công trình, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngoạn mục của đèo Hải Vân, của biển xanh giữa Huế và Đà Nẵng.
Được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017, Hải Vân Quan nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng), cách trung tâm TP. Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.
TPO – Hơn 150 cổ vật quý mang đậm không khí mùa Xuân từ thời Trần, Lê, Nguyễn với niên đại trải dài từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 20 được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ TPHCM.
Với tên gọi “Cổ vật kể chuyện Xuân”, triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ TPHCM vừa phối hợp với Hội Cổ vật TPHCM tổ chức, gồm 3 chủ đề chính là:...
TPO – Hơn 150 cổ vật quý mang đậm không khí mùa Xuân từ thời Trần, Lê, Nguyễn với niên đại trải dài từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 20 được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ TPHCM.
Với tên gọi “Cổ vật kể chuyện Xuân”, triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ TPHCM vừa phối hợp với Hội Cổ vật TPHCM tổ chức, gồm 3 chủ đề chính là:...
Tôi để ý có những nhà ở Huế, Tết bày toàn mứt và hạt, bên cạnh khay mứt dừa, mứt gừng, mứt nghệ, mứt bí đao…; đủ màu và đủ vẻ là những hũ thủy tinh đựng hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ... Trong khi, kiểu bày biện của những gia đình Huế đông người lớn tuổi, hay...
Kết nối truyền thống và hiện đại
“Đại Nội Vi Vu” là một bức tranh sống động về Huế – nơi giao thoa giữa giá trị văn hóa truyền thống và nhịp số hiện đại. Các cảnh quay trong MV đan xen tinh tế giữa hình ảnh công trình cổ kính và nhịp số sôi động của Huế ngày nay,...