Powered by Techcity

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) có tân hiệu trưởng

Ngày 31/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức công bố Nghị quyết công nhận Hiệu trưởng, bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại buổi lễ, Hội đồng Đại học Huế đã công bố Nghị quyết số 22/NQ-HĐĐH về việc công nhận Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Theo đó, công nhận ông Lê Hồ Sơn, Tiến sĩ, Giảng viên chính, Trưởng phòng Tổ chức và Hành chính Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế giữ chức vụ Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025.

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) có tân hiệu trưởng ảnh 1

PGS,TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế phát biểu chúc mừng tân Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, sinh năm 1976, tốt nghiệp chuyên ngành Triết học. Trước khi giữ chức vụ Hiệu trưởng, TS Lê Hồ Sơn từng kinh qua nhiều vị trí, như giảng viên Khoa Giáo dục chính trị, Phó Trưởng phòng Đào tạo sau đại học, Trưởng phòng Tổ chức và Hành chính, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Cũng tại buổi lễ, Hội đồng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế công bố Nghị quyết số 29/NQ-HĐĐH của Chủ tịch Hội đồng Trường về việc Bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế nhiệm kỳ 2020-2025.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1980), Trưởng khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhà Trường nhiệm kỳ 2020-2025.

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) có tân hiệu trưởng ảnh 2

Lãnh đạo Đại học Huế (phải) chúc mừng tân Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, tân Hiệu trưởng cho biết, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế là một trong những cơ sở đào tạo giáo viên có thương hiệu lớn ở khu vực miền trung – Tây Nguyên và trong cả nước. Thời gian qua, trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại học Huế và lãnh đạo các địa phương.

Theo Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, những thách thức mà ngành giáo dục nói chung và Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế nói riêng đã và đang phải đối mặt đó là về công tác tuyển sinh, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, xây dựng phát triển đội ngũ.

“Di sản của chúng ta không chỉ là những con số mà quan trọng hơn đó là chữ “tình”: tình thầy trò, tình đồng nghiệp và nhân văn, hơn nữa là tình người. Đó chính là nền tảng để Trường đại học Sư phạm Huế tạo dựng đặc trưng văn hóa của riêng mình, mạnh mẽ khẳng định mình trong thời đại số, tích cực dựng xây những giá trị sống mãi với thời gian”, Tiến sĩ Lê Hồ Sơn bày tỏ.

Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) có tân hiệu trưởng ảnh 3
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế.

“Sự phát triển của Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế trong giai đoạn tới sẽ dựa trên những giá trị cốt lõi là: Đạo đức-Chuyên nghiệp và Sáng tạo. Chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế sẽ vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những Đại học sư phạm trọng điểm, một trong những nhân tố hàng đầu góp phần đưa Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, Tiến sĩ Lê Hồ Sơn khẳng định.

Nguồn: https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-su-pham-dai-hoc-hue-co-tan-hieu-truong-post821993.html

Cùng chủ đề

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn

Ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, khẳng định Đại học Huế không có quyền thẩm định hay thu hồi luận án tiến sĩ đạo văn của bà L.T.A.H. – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 24-11, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế, cho biết đơn vị sẽ có văn bản chính thức liên quan đến quá trình xác minh thông tin luận án tiến sĩ của bà L.T.A.H. – trưởng phòng nghiên cứu khoa...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đại học Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia (1994-2024)” nhân dịp kỷ niệm 30 năm tái lập Đại học Huế. Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, thành lập vào tháng 3/1957 và được tổ chức lại vào năm...

‘Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước’

Đại học Huế là một trong những đơn vị đào tạo đại học rẻ nhất cả nước. Việc thu học phí rẻ khiến câu chuyện tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí đại học quốc gia gặp khó khăn – Ảnh: NHẬT LINH Ngày 1-11, Đại học Huế tổ chức hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024). Đại học Huế phát triển...

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Trong cơn mưa nặng hạt, tân sinh viên Nguyễn Đức (Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế) vẫn trân mình ướt sũng để làm việc tại trại nuôi tôm giống đặng kiếm tiền đi học đại học – Ảnh: NHẬT LINH Đó hồ sơ gửi xét chọn học bổng Tiếp sức đến trường (báo Tuổi Trẻ) của tân sinh viên Nguyễn Đức (22 tuổi, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Năm nay 22 tuổi, Đức...

Cùng tác giả

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa dựng lại nhà bị sập do sạt lở

 Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt...

Công dân kiến nghị các vấn đề về đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Cùng chuyên mục

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 – Ảnh tư liệu Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố đạo văn, ông Lê Anh Phương – giám đốc Đại học Huế – cho rằng: “Chúng tôi không có quyền thẩm định...

Hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa dựng lại nhà bị sập do sạt lở

 Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt...

Công dân kiến nghị các vấn đề về đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương...

Có xe đạp, đường đến trường gần hơn

Bà Nguyễn Thị Long (53 tuổi, trú thôn Tân Bình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cùng cháu gái đi ghe đến nhận học bổng Gieo mầm tri thức – Ảnh: NHẬT LINH Chiều 27-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế trao tặng 200 suất học bổng Gieo mầm tri thức cho các bạn học sinh nghèo vượt khó của tỉnh, gồm những chiếc xe đạp và dụng cụ học tập trị...

Đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với việc sửa đổi Luật Việc làm

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị...

Hiệu quả tuyên truyền từ trang thông tin điện tử huyện ủy

 Ra mắt trang thông tin điện tử...

Tin nổi bật

Tin mới nhất